Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Một mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ dâng cho đời. Từ ý theo trên hãy viết một bài văn ngắn khoảng 30 dòng bàn về ước nguyện được cống hiến

2 trả lời
Hỏi chi tiết
372
1
0
Đỗ Phương Lam
20/04/2019 21:33:50
Giữa vũ trụ bao la, nhà thơ chỉ ước muốn làm những sinh vật bé nhỏ, con chim nhỏ, cành hoa xinh và nốt nhạc trầm để góp mặt với đời. Điều ước ấy thật khiêm tôn. Tác giả không ao ước làm cái gì lơn lao, vĩ đại mà chỉ xin góp phần nhỏ vào sự nghiệp chung của đất nước. Thanh Hài xem sự cống hiến của mình là một mùa xuân nho nhỏ, ông đã lặng lẽ dâng cho đời Một sự cống hiên âm thầm nhưng không ngừng nghỉ:
Một mua xuân nho nho
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù Ta tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Điệp ngữ "dù là" trong hai câu cuối của khổ thơ đã nhân mạnh điều đó.
Qua những lời thơ thâm trầm ấy, Thanh Hải muốn thế hiện rõ quan niệm của mình. Đừng nghĩ minh quá lớn lao, cho ta là tất cả mà tự cao tự đại. Nhưng cũng đừng nghĩ là mình quá bé nhỏ rồi không cần phải cống hiến. Mà hãy hiểu rằng mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ, nhiều mùa xuân nhỏ góp lại sẽ tạo được mùa xuân lớn cho dân tộc.
Mỗi người cống hiến sức xuân của mình cho đất nước tuy nó nhỏ, không ồn ào, không vang xa, nó lặng lẽ âm thầm nhưng lại là cống hiến suốt đời không ngừng nghỉ.
Thanh Hải đã mở ra trước mắt chúng ta một hướng đi tốt đẹp. Hướng đi của tuổi trẻ hôm nay là sống phải biết cống hiến. Đó là trách nhiệm là bổn phận của mỗi con người trong xã hội từ một sinh vật bé nhỏ nhất đến con người thông minh như chúng ta đâu phải có bổn phận với đời.
"Nếu là con chim chiếc lả thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh".
Nhiệm vụ của "chim" là phải cất cao tiếng hát cho đời. coi chiếc "lá" là phải xanh mãi để làm đẹp, để cho bóng mát. Là những sinh vật bé nhỏ mà nó còn biết bổn phận với đời huống chi ta là con người đã "vay" quá nhiều thi phải "trả". Bởi lẽ "sống là cho đâu chi nhận riêng mình". Cho nên ta phải biết cống hiến với niềm hăng say, tự nguyện, âm thầm không cấn ai biết. Nhưng sự cống hiến ấy lại không ngừng nghỉ, công hiến suốt cả cuộc đời. Thanh Hải đã giúp ta nhận thức rõ điều ấy. Đây là cái nhìn rất mới, thể hiện cách sống mới có ý nghĩa tốt đẹp. Thật khác hẳn với quan niệm của người xưa làm việc gì cũng phải phô trương, phải làm chuyện "xẻ núi lấp sông", phải được nổi tiếng đé sử sách ghi tâm. Quan niệm phấn đấu theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân ấy đã không còn nữa, mà ta cần phấn đâu để thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Đây đúng là mục đích phấn đấu của chúng ta ngày nay.
Do vậy, nếu ai trong lúc này lại còn muốn phô trương, muốn phát huy chủ nghĩa anh hùng cá nhân thi thật là lạc hậu, thật đáng chê trách. Càng đáng trách hơn là những kẻ chỉ biết hưởng thụ mà không biết cống hiến. Đây là những con người quen sống trong nhung lụa, luôn được sự chở che, chưa bao giờ biết tự đi bằng đôi chân của chính mình. Những kẻ ấy thật là vô dụng, đáng phê phán. Càng nghĩ ta càng thấm thìa lời thơ của Thanh Hải. Khâm phục tấm guơng cống hiến quên mình của tác giả, chúng ta lại càng muốn phấn đấu nhiều hơn để thực hiện tốt lời trăng trối cùa nhà thơ. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không hưởng thụ, quên hẳn quyền lợi cá nhân. Mà là ta phái biết kết hợp giữa quyền lợi cá nhân và trách nhiệm đối với tập thể một cách thật hài hòa. Với quan niệm mới mỗi chúng ta sẽ tạo cho minh một cuộc sống đàng hoàng hơn, tốt đẹp hơn. Rổi đây mỗi người có một mùa xuân nho nhỏ để dâng cho đời.
Tóm lại, Thanh Hải đã cho chúng ta một nhận thức mới trong cuộc sống. Đây là nhân sinh quan của người cách mạng đáng quý, đáng trân trọng, mà nhà thơ Thanh Hải chính là tấm gương thể hiện nhân sinh quan đó để mọi người soi rọi và phấn đấu noi theo. Chúng ta nguyện cũng sẽ cố gắng hết sức mình để sống tốt hơn, đẹp hơn xứng đáng với những người đi trước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
21/04/2019 08:09:09
Mùa xuân là để tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về mùa xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính triết lý sâu sắc:
"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai"
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu."
Chế Lan Viên
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều hình ảnh rạo rực tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của TH là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
Người xưa có câu: "Thi trung hữu họa". Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họa nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chim mà vang trời"
"Dòng sông xanh" gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ.Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh "một bông hoa tím biếc". Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, mùa xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây là một hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhớ hình ảnh những nữ sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng thước tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, đưa động từ " mọc" lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh mùa xuân của Thanh Hải, không chỉ có hình ảnh , mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nha của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán "ơi, hót chi" đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kì của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn mùa xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn ?
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị và nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng:
"Giọt long lanh" là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm ? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một sự sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim ngân vang khắp đất trời, nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế.
Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sản xuất làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai của người chiến sĩ - "người cầm súng" và người nông dân - "người ra đồng". Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh "lộc". "Lộc" là chồi non, cành biếc; "lộc" còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an lành trong năm mới. Đối với người chiến sĩ, "lộc" là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với người nông dân, "lộc" là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sẽ đem về "lộc" là sự an lành niềm vui, niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên đồng ruộng sẽ đem về "lộc" là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho đồng bào cả nước. Cả dân tộc bước vào xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:
"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."
Bằng cách sử dụng từ láy "hối hả-xôn xao" cùng với điệp từ, tác giả đã mang đến cho câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. "Hối hả" nghĩa là vội vả, khẩn trương. "Xôn xao" là có nhiều âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư