Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Một thanh thủy tinh không bị nhiễm điện được treo trên giá bằng một sợi dây mềm. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao?

Câu 1. Một thanh thủy tinh không bị nhiễm điện được treo trên giá bằng một sợi dây mềm. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao?
Câu 2. Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao? Có thể sử dụng biện pháp gì để khắc phục hiện tượng bất lợi này.
Câu 3. Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao?
Câu 4. Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm?
Câu 5. Một quả cầu nhỏ, rỗng, nhẹ, được làm bằng nhôm và được treo bằng sợi chỉ mềm. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu này khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu.
Câu 6. Trên hình 23.1 (SBT vật lý 7) có vẽ một sơ đồ một mạch điện. Khi đóng công tắc K thì thấy bóng đèn Đ nhấp nháy, lúc sáng lúc tắt. Giải thích tại sao?
Câu 7. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điẹn thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ I2.
a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích tại sao có thể so sánh như vậy.
b) Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu thì đèn sáng bình thường? Vì sao?
Câu 8. Giải thích tại sao để đảm bào an toàn khi sử dụng điện, người ta phải mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị hoặc dụng cụ điện trong mạch.
5 trả lời
Hỏi chi tiết
4.610
11
5
Trần Thị Huyền Trang
26/03/2017 10:55:38
1. Thước nhựa hút thanh thuỷ tinh vì vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
2. Vì khi chải, các sợi vải đã bị nhiễm điện dẫn đến bị quấn vào nhau. chúng ta cần phải tích điện cho dụng cụ chải vải. vì khi đó, các sợi vải sẽ bị nhiễm điện cùng dấu nên sẽ không bị quấn vào nhau
3. Mảnh len bị nhiễm điện trái dấu với thước nhựa. Do 2 vật có xát với nhau nên các electron dịch chuyển từ vật này sang vật kia, vật nhận thêm electron nhiễm điện âm, vật mất bớt electron nhiễm điện dương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
2
Trần Thị Huyền Trang
26/03/2017 11:38:58
4. Để biết nó có nhiễm điện hay không thì chỉ cần đưa nó lại gần những mẩu giấy nhỏ. Nêu nó hút những mẩu giấy đó thì bị nhiễm điện.
_ Để biết nó nhiễm điện dương hay âm thì đưa nó lại gần thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa. Do thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương ( theo quy ước ) nên nếu nó hút thanh thuỷ tinh thì nhiệm điện âm, đẩy thì nhiễm điện dương.
5. Có 3 trường hợp có thể xảy ra
_ Quả cầu không bị nhiễm điện thì bị thanh A hút
_ Quả cầu bị nhiễm điện dương thì bị thanh A đẩy
_ Quả cầu bị nhiễm điện âm thì bị thanh A hút
7. a/ I1< I2 vì U1 < U2
b/ Phải đặt vào 2 đầu bóng đèn hiệu diện thế 6V để đèn sáng bình thường vì 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn
8. Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện trong mạch vượt quá cường độ dòng điện định mức thì dây ở trong cầu chì sẽ bị nóng chảy do nhiệt độ cao, mạch điện sẽ bị hở. Các thiết bị mắc nối tiếp với cầu chì sẽ không có đòng điện chạy qua. Các thiết bị điện được bảo vệ.
1
7
Trần Thị Huyền Trang
26/03/2017 11:39:14
Câu 6 mình không biết nha
5
4
Câu 2:
Bình thường sợi vải thô còn nhiều xơ vải khi chúng gần nhau sẽ dễ bị rối , do vậy biện pháp chải sợi sẽ có 2 tác dụng chính để sợi vải không bị rối đó là : 
- Làm sợi chỉ mất các sợi xơ nhỏ đi,sợi chỉ sẽ suôn và bóng hơn => ít rối hơn và tăng chất lượng sợi 
- Khi chải thì sợi chỉ bị nhiễm điện do cọ xát. Và các sợi này sẽ nhiễm điện cùng dấu. Do vậy chính sẽ đẩy nhau => không bị dính => chống rối rất hiệu quả.
2
3
Câu 3:
Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao?

Khi cọ xát một thước nhựa vào một mảnh lên thì thước nhựa mang điện tích âm. Mảnh len có nhiễm điện và mang điện tích dương. Vì khi cọ xát electron đã dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa nên thước nhựa nhận e thì mang điện tích âm, mảnh len mất e thì mang điện âm. Vậy điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư