Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
* Đây là một đề bài mở. Các em được quyền lựa chọn một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” để nghị luận. Có thể là chi tiết chiếc lược ngà, chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu;…
* Sau đây, ad sẽ chọn chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu, để giúp các em định hướng được các ý mà mình cần phải có trong bài viết.
I. Mở bài:
– Giới thiệu được tác giả Nguyễn Quang Sáng
– Giới thiệu được tác phẩm “Chiếc lược ngà”.
– Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu.
II. Thân bài:
1. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:
– Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác dụng và ảnh hưởng to lớn đến đời sống và nhu cầu thẩm mỹ của độc giả. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thể loại như: hình thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, thì truyện ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu.
– Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
– Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.
=> Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. Phân tích:
* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.
* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
– Chỉ vì “vết thẹo” mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.
– Khi được bà ngoại giải thích về “vết thẹo” trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.
– Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha
=> Như vậy, chi tiết “vết thẹo” đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.
* Chi tiết nghệ thuật “vết thẹo” góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:
– Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.
– Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.
* Chi tiết “vết thẹo” còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:
– Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.
– Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.
3. Nhận xét, đánh giá:
– Chi tiết “vết thẹo” trong tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung, mà còn độc đáo về nghệ thuật.
– Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.
III. Kết bài:
khẳng định lại vấn đề.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |