Mùa xuân được coi là một trong những cảm hứng bất tật của thi ca. Vơi thi ca trung đại, mùa xuân được coi là một điển hình. Nếu mùa xuân trong thơ Đỗ Phủ đời Đường là nỗi niềm hoài bão về một thời cuộc đớn đau, nhỏ máu thì mùa xuân của Nguyễn Du lại mang dư vị riêng. Vẫn giữ những nét cổ thi trong thơ Đường nhưng ở “Cảnh ngày xuân” – Nguyễn Du mùa xuân lại có phần mới mẻ, khác lạ.
Mở đầu đoạn trích là cảnh xuân sắc tươi vui đầy sức sống:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Mở đầu bài thơ là cảnh thiên nhiên mùa xuân tràn trề tươi sắc, “ngày xuân” chỉ mùa xuân, tác giả gọi ngày xuân để nhấn mạnh thời điểm người người đi trẩy hội, khoảnh khắc đẹp nhất trong năm. Hình ảnh con én đưa thoi biểu trưng cho mùa xuân, khi gió đông bay đi, đón gió xuân về én đưa thoi chính là cánh én từ Phương Nam trở mùa xuân về. Hình ảnh biểu trưng, chín mươi ngày xuân đã qua sáu chục và giờ lúc này tiết trời đã ở độ rộ nhất. Tiết trời tháng ba phú thêm cho đất trời thiên sắc. Thiên nhiên thêm sinh động, đa sắc màu với bức tranh xuân cỏ xanh mướt, cành lê trắng tinh khôi. Thảm cỏ xanh mượt bao la, rộng lớn đến tận chân trời gợi ra một cảnh sắc đẹp đẽ. Cỏ non gợi cho ta cảm giác có những giọt sương mai long lanh như giọt ngọc của đất trời. Hình ảnh cỏ xanh đã trở nên quen thuộc cho mùa xuân, nhưng ở đây mang những nét độc đáo riêng. Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Bức tranh mang cả màu sắc lẫn hương hoa của đất trời, trên nền tươi mới thanh khiết của sắc xanh của cỏ non, và mang thêm màu tinh khôi của giọt ngọc: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, Bức tranh được điểm xuyết bởi sắc trắng của cành lê, sự tổng hòa từ vẻ đẹp đất trời. Nếu như câu thơ của Trung Hoa chỉ là nét vẽ đơn thuần có sắc xanh và hoa lê nhưng lại không mang được những nét đặc tả tính chất của đất trời. Cỏ ở đây đang ở độ non tơ, đẹp đẽ nhất, còn hoa lê mang sắc trắng tinh khôi, đẹp đẽ. Tính từ trắng được chuyển đổi sang sắc thái của động từ, bức tranh như chuyển động như chuyển động tuyệt đầy sức sống.
Đoạn thơ mở đầu với những đường nét đẹp đẽ tươi mới, mở ra cho người đọc một khoảnh khắc tuyệt đẹp. Thế nhưng đến khổ thơ cuối thiên nhiên như chững lại, lắng đọng trầm buồn:
“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ, cuối ghềnh bắc ngang”
Bức tranh mở đầu cho khung cảnh xuân là sớm mai sắc màu! Kết thúc bài thơ, tác giả khép lại bằng cảnh sắc hoàng hôn trầm buồn. Từ láy “tà tà” gợi cảnh sắc trống vắng. “Bóng ngả về Tây” là bóng chiều, khi ánh mặt trời đã ngả, trả lại bầu không khí trầm buồn. Mặt trời lặn xuống, ánh nắng tắt hẳn, trả lại bầu không khí buồn tủi cô đơn. Chị em Thúy Kiều dan tay ra về có chút gì lưu luyến, níu kéo “Chị em thơ thẩn dan tay ra về”. Cảnh mùa xuân ở đầu mang sắc thái tươi vui, thế nhưng giờ đây nó lại mang vẻ cô đơn, lạnh lẽo. Nguyễn Du miêu tả bước đi của hai cô gái mang tâm trạng tiếc nuối: “Bước dần theo ngọn tiểu khê” cùng với sự thơ thẩn ra về. Bước đi của hai thiếu nữ khiến ta nhớ đến câu thơ:
“Bước đi một phút giây giây lại dừng”
Từ những vần thơ đó, ta lại gợi nhớ đến cảnh sắc của đất trời chiều muộn trong “Chiều hôm nhớ nhà”. Buổi chiều là thời gian gợi tâm trạng khi hoàng hôn buông xuống, sắc trời và mọi khoảnh khắc đều nè nén lên tâm trạng con người. Nguyễn Du thường nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Lễ hội xuân chưa tàn mà đã phải chia xa, người tình và cảnh tình tất cả đều thấm đượm nỗi buồn. Cây cối buồn, dòng nước cũng chảy chậm lại buồn thiu “ngọn tiểu khê”. Cảnh xuân vẫn rất đẹp nhưng lại mang nỗi sầu. Chắc hẳn đây là nỗi sầu nhân thế: “Nao nao dòng nước uốn quanh”. Nỗi buồn chẳng thế vơi đi theo ngày tàn mà nó cứ nhân lên đến nao lòng: “Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. Trong cảnh du xuân trở về Thúy Kiều đã nhìn thấy ngôi mộ Đạm Tiên, và nàng đã chết lặng ở giây khắc đó! Nàng buồn thương cho cố nhân nhưng cũng chính là sự dự cảm, buồn thương cho chính số phận của mình.
Bằng tài năng ngôn ngữ bậc thấy của mình, Nguyễn Du đã thêu nên bức tranh xuân đầy sắc màu. Đó là bức tranh xuân tươi vui, đẹp đẽ tràn đầy sức sống trong sớm du xuân và bức tranh sầu lắng mang nỗi niềm tâm trạng, đượm buồn. Nhưng dù là bức tranh xuân của thời gian nào thì nó vẫn mang phong cách rất riêng của Nguyễn Du.