- Một là, tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng làng xã thể hiện rõ ở 6 phẩm chất tốt sau: (1) Tính đoàn kết, giúp đỡ; (2) Tính tập thể thương người; (3) Tính dân chủ, làng xã; (4) Tính trọng thể diện; (5) Tình yêu quê hương, làng xóm; (6) Lòng biết ơn. Bên cạnh những phẩm chất tốt cũng xuất hiện những hậu quả “sạn văn hóa”, những tật xấu như: Thói dựa dẫm; Thói cào bằng, chụp mũ; Bệnh sĩ diện, háo danh; Bệnh thành tích; Bệnh phong trào; Bệnh hình thức; Bệnh chặt chém (chém gió) v.v..
- Hai là, tính trọng âm. Bảy phẩm chất tốt được biểu hiện trong tính trọng âm là: (1) Tính ưa ổn định; (2) Tính hiền hòa, bao dung; (3) Tính trọng tình, đa cảm; (4) Tính trọng nữ; (5) Thiên hướng thơ ca; (6) Sức chịu đựng, nhẫn nhịn; (7) Lòng hiếu khách. Bên cạnh bảy phẩm chất tốt, tính trọng âm cũng là mảnh đất hình thành những bệnh xấu như: Bệnh thụ động, khép kín; Bệnh lề mề, chậm chạp; Bệnh tủn mủn, thiếu tầm nhìn; Bệnh sùng ngoại v.v..
- Ba là, tính ưa hài hòa. Có bốn phẩm chất của tính ưa hài hòa là: (1) Tính mực thước; (2) Tính ung dung; (3) Tính vui vẻ, lạc quan; (4) Tính thực tế. Cũng có những hậu quả tật xấu như: Bệnh đại khái, xuề xòa; Bệnh dĩ hòa vi quý; Bệnh trung bình chủ nghĩa; Bệnh nước đôi, thiếu quyết đoán.
- Bốn là, tính kết hợp. Những biểu hiện tốt của tính kết hợp được thể hiện ở hai khả năng: (1) Khả năng bao quát tốt; (2) Khả năng quan hệ tốt. Mặt trái của tính kết hợp này cũng tạo ra những hậu quả xấu như: Thói hời hợt, thiếu sâu sắc; Bệnh sống bằng quan hệ.
- Năm là, tính linh hoạt. Biểu hiện của tính linh hoạt được thể hiện ở 2 phẩm chất tốt: (1) Khả năng thích nghi cao; (2) Tính sáng tạo. Tính linh hoạt nhiều khi cũng dẫn đến hậu quả xấu như: Thói tùy tiện, cẩu thả; Bệnh thiếu ý thức pháp luật; Thói khôn vặt.