Câu 1.Thân biến dạng gồm có: thân củ, thân rễ và thân mọng nước
VD: thân củ: củ khoai tây, củ su hào, gừng,củ dền,...
thân rễ: giềng, nghệ, dong ta, ...
thân mọng nước: cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng,...
Câu 2.
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Câu 3.- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá
VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên
VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…
- Lá vảy: che chở cho thân rễ
VD: Cây dong ta…
- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ.
VD: Cây hành, tỏi…
- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.
VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…
Câu 4.Nước vận chuyển do chênh lệch áp suất trong cây, trong khi ở lá phía trên lại thoát hơi nước qua khí khổng, thì ở rễ phía dưới lại liên tục hút nước qua các mao mạch rễ.
Câu 5.Cấu tạo trong của phiến lá gồm:
+Biểu bì bao bọc ngoài
+Thịt lá bên trong
+Gân lá xếp giữa thịt lá
Câu 6.Bộ phận cánh hoa có màu sắc sặc sỡ nên thu hút sâu bọ thụ phấn.