Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cách đo và tính nhiệt độ không khí

7 trả lời
Hỏi chi tiết
1.085
6
0
Nguyễn Thị Nhung
06/04/2019 20:32:18
Câu 1:
B1 : Lấy nhiệt kế đo sao cho nhiệt kế cách mặt đất 2m ( Nhiệt kế là dụng cụ để đo không khí ngoài trời )
B2 : Để nhiệt kế vào bóng râm .
B3 : Nghiêng nhiệt kế sao cho thấy được nhiệt độ. ( Thường nghiêng nhiệt kế, ta thấy 1 đoạn màu đỏ, đó chính là nhiệt độ ). Thêm ( muốn tính nhiệt độ cả ngày )
B4 : Đo 3 lần nhiệt độ vào thời gian lúc 5h sáng, 12h trưa, 9h tối sau đó cộng lại đem chia cho 3

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
06/04/2019 20:35:04
2.
Vị trí: Từ đường chí tuyến Bắc(23 độ 27' Bắc) đến chí tuyến Nam(23 độ 27' Nam)
Đặc điểm:
+ Gió thổi chủ yếu: Gió tín phong
+Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến trên 2000mm
+Nhiệt độ: Nóng quanh năm
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bởi vì: ... Khí hậu Việt Nam. ... Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
06/04/2019 20:36:44
3.
- Lưu vực là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát qua một cửa ra duy nhất. Trên thực tế, lưu vực thường được đề cập đến là lưu vực sông, và toàn bộ lượng nước trên sôngsẽ thoát ra cửa sông.
- Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây.
- Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)
- Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
06/04/2019 20:37:28
4.
 Phân loại hồ 
. Theo tính chất của nước có hai loại hồ: 
+ Hồ nước mặn 
+ Hồ nước ngọt 
. Theo nguồn gốc hình thành: 
+ Hồ vết tích của sông. 
+ Hồ trên miệng núi lửa. 
+ Hồ nhân tạo.
2
0
Nguyễn Thị Nhung
06/04/2019 20:37:56
Câu 2:
* Đặc điểm và vị trí của các đới khí hậu trên Trái Đất:
- Đới nóng (nhiệt đới):
+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm. 
+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
+ Lượng nhiệt: trung bình.
+ Lượng mưa: 500-1000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
* Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bởi vì: 
- Điểm cực bắc: 23 độ 23' Bắc - điểm cực Nam: 8 độ 34 phút Bắc. 
Nhiệt độ trung bình trên 21 độ C, tăng dần từ Bắc vào Nam 
+ Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/năm. 
+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilô calo 
- Quanh năm nước ta nhận được lượng nhiệt dồi dào. 
Nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á, quanh năm chịu ảnh hưởng của các khối khí chuyển động theo mùa: Gió mùa đông khô lạnh với gió mùa đông bắc, gió mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam. 
+ Mưa nhiều: TB từ 1500 - 2000 mm/năm 
+ Mưa phân bố không đều 
+ Độ ẩm cao: 80%.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
06/04/2019 20:39:54
5.
- Độ muối trung bình của Việt Nam : 35/1000
- Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 350/00 ( ba mươi lăm phần nghìn ).
- Độ muối của các biển không giống nhau .
- Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối biển và đại dương không giống nhau do độ muối phụ thuộc:
+ Mật độ sông đổ ra biển
+ Độ bốc hơi.
2
0
Nguyễn Thị Nhung
06/04/2019 20:41:39
Câu 6:
* Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
-Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sẽ sinh ra sóng thần
* Thủy triều:-Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.
-Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
* Dòng biển: - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt biển, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
-Nguyên nhân chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió tín phong và gió Tây ôn Đới....
Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư