a. Cấu tạo cầu mắt * Cấu tạo ngoài
Hình dạng: hình cầu
Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.
Vận động: cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động. * Cấu tạo trong
- Các lớp màng bao bọc: Cầu mắt có 3 lớp màng
- Màng cứng: nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt
- Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.
- Màng lưới: chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que)
- Môi trường trong suốt:
- Màng giác: nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.
- Thủy dịch
- Thể thủy tinh
- Dịch thủy tinh
ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.
b)
*Nguyên nhân:
Chứng đau mắt hột (tiếng Anh: trachoma) là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis có khả năng làm thẹo
*Tác hại:Mắt hột giai đoạn I
o Thường xuất hiện âm thầm, không có dấu hiệu chủ quan, phát hiện do khám sức khoẻ hàng loạt.
o Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu. Các hột nhỏ màu trắng vàng kích thước bằng đầu kim xuất hiện khắp kết mạc sụn mi trên gọi là tiền hột.
o Bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám hột nhỏ.
o Rất hiếm trường hợp có hột ở kết mạc sụn mi dưới.
Mắt hột giai đoạn II
o Triệu chứng chủ quan thường chưa có gì rầm rộ. Sáng thức dậy có một ít tiết tố đọng lại ở trong mắt.
o Triệu chứng khách quan vẫn tập trung ở kết mạc sụn mi trên.
o Kết mạc xù xì, mạch máu bị che lấp hoàn toàn bởi thẩm lậu.
o Gai nhú mọc đầy, tập trung nhiều ở hai góc mi.
o Nhiều hột to, chín mộng, rất dễ vỡ khi ta ấm bằng tăm bông, tiết ra một chất nhầy đặc hiệu.
o Thấy đầy đủ các tuổi của mắt hột: tiền hột, hột to, hột hoại tử, có ít sẹo kết mạc đặc hiệu.
o Có thể thấy màng máu mỏng.
Mắt hột giai đoạn III
o Giai đoạn này kéo dài nhất. Đặc điểm là có sự xen kẻ giữa các dấu hiệu hoạt tính (nhú gai, thẩm lậu, hột) và dấu hiệu ổn định (sẹo).
o Một đặc điểm nữa của giai đoạn này là xuất hiện biến chứng như cụp mi, lông xiêu.
Mắt hột giai đoạn IV
o Mắt hột lành sẹo. trên kết mạc hết yếu tố hoạt tính, chỉ có sẹo ở mức độ khác nhau.
o Từ giai đoạn III trở đi, khi khám ta có thể thấy có màng máu trên giác mạc. Màng máu này sse4 thấy rõ hơn khi khám dưới kính sinh hiển vi, và sẽ thấy lỗ lõm trên giác mạc gọi là lõm hột Herbert.
hoặc đến tinh trạng sẹo hoá kết mạc, có thể gây nên biến chứng quặm và lông xiêu
*C áchphòng chống:Vệ sinh cá nhân: giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn với người mắc bệnh, không để tay bẩn chạm vào mắt, tránh để ruồi nhặng chạm vào mắt.
Vệ sinh môi trường: môi trường nước sạch, tiêu diệt ruồi nhặng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
.