LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cấu trúc chung của chương trình? Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên, nêu cách đặt tên chương trình? Nêu các kiểu dữ liệu sử dụng trong khai báo biến của ngôn ngữ lập trình?

1. Nêu cấu trúc chung của chương trình?
2. Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên, nêu cách đặt tên chương trình?
3. Nêu các kiểu dữ liệu sử dụng trong khai báo biến của ngôn ngữ lập trình?
4. Định nghĩa hằng là gì, biến là gì? Nêu cách khai báo biến và khai báo hằng?
5. Quá trình giải 1 bài toán trên máy tính gồm mấy bước :nêu cụ thể?
7 trả lời
Hỏi chi tiết
6.947
8
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/11/2017 19:26:55
2. Trả lời:
- Từ khóa do ngôn ngữ lập trình quy định.
- Tên do con người đặt dùng để phân biệt các đại lượng khác nhau trong chương trình.
Cách đặt tên trong chương trình :
+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
+ Tên không được trùng với từ khóa
+ Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa kí tự trống
+ Tên phải ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Quỳnh Anh Đỗ
22/11/2017 19:28:32
4. Biến là đại lượng có giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nào đó mà được chấp nhận bởi ngôn ngữ (xem phần các kiểu dữ liệu), giá trị của biến có thể thay đổi trong thời gian tồn tại của biến (hay ta nói trong vòng đời của biến).
Các thành phần của chương trình sẽ được lưu trong bộ nhớ trong và biến cũng không ngoại lệ. Tức là biến cũng được cấp phát một vùng nhớ để lưu giữ giá trị thuộc một kiểu dữ liệu xác định. Vì thế theo một khía cạnh nào đó có thể nói biến là một cái tên đại diện cho ô nhớ trong máy tính, chương trình có thể truy xuất ô nhớ (lấy hoặc ghi giá trị) thông qua tên biến.
Nói 1 cách dễ hiểu thì biến giống như là khi bạn sinh ra đời – bạn sẽ được đặt cho 1 cái tên( trường hợp mỗi tên là duy nhất ) – ví dụ là A, cái tên A đó của bạn có tác dụng là để phân biệt bạn với mọi người xung quanh. Bởi vì trên thế giới này có hàng tỷ người – nếu như bạn không có tên thì sẽ không thể nào phân biệt đâu là bạn – đâu là mọi người xung quanh bạn.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
22/11/2017 19:29:12
4. – Hằng là đại lượng có giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định, nhưnggiá trị của hằng không thể thay đổi trong thời gian tồn tại của nó. Nói cách khác là khi ta khởi tạo ra biến hằng thì giá trị của biến đó sẽ không được thay đổi trong suốt chương trình, nếu chúng ta thay đổi thì chương trình sẽ báo lỗi.
– Nói 1 cách dễ hiểu thì hằng trong ngôn ngữ lập trình là 1 đại lượng có giá trị không thể thay đổi trong suốt quá trình chương trình đang thực thi – giống như là: PI = 3.14.., c = 3×10^8(vận tốc ánh sáng)……
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
22/11/2017 19:30:38
4. . Khai báo hằng:
Hằng là các đại lượng không thay đổi giá trị. Có các loại hằng số (nguyên và thực), hằng kí tự, hằng Boolean. Khai báo hằng : các hằng (hằng số, hằng kítự, hằng Boolean) được khai báo bằng một tên đặt trong phần khai báo Const ở đầu chương trình.​
Cách viết : Tên_hằng := Giá_trị_của_hằng ;
3
1
Quỳnh Anh Đỗ
22/11/2017 19:31:23
4. Khai báo biến:
Biến (variance) là đại lượng có thể thay đổi giá trị. Tên biến của chương trình là tên của ô nhớ cất giữ dữ liệu.Khác với hằng, biến có thể thay đổi đựoc giá trị của nó. Các biến được khai báo bằng cách đặt tên các biến vào phần khai báo biến ở đầu chương trình, sau từ khóa Var.​
Cách viết : Tên_biến : Kiểu_dữ_liệu_của_biến ;
Dấu hai chấm bắt buộc phải có để ngăn cách hai phần của khai báo biến. Dấu chấm phẩy kết thúc một dòng khai báo.​
Nhiều biến có cùng kiểu có thể đựoc khai báo với nhau bằng cách viết tên các biến đặt cách nhau qua dấu phẩy (,)
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/11/2017 19:33:22
5. * Các bước để giải một bài toán trên máy tính:
+ Xác định bài toán
+ Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
+ Viết chương trình
+ Hiệu chỉnh
+ Viết tài liệu.
1. Xác định bài toán :
- Là xác định rõ 2 thành phần Input và Output và mối quan hệ giữa chúng để có thể lựa chọn thuật toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.
2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán:
a. Lựa chọn thuật toán:
- Là bước quan trọng nhất để giải bài toán.
- Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán, cần thiết kế hoặc chọn 1 thuật toán phù hợp để giải bài toán cho trước.
b. Diễn tả thuật toán :
VD: Tìm UCLN (M,N)
- Xác định bài toán
+ Input: cho M,N
+ Output: UCLN (M,N)
- Ý tưởng:
+ Nếu M=N thì UCLN (M)
+ Nếu M>N thì M!M-N
+ Nếu M<N thì N!N-M
- Xây dựng thuật toán
+ Liệt kê (sgk trang 48)
+ Sơ đồ khối (sgk trang 49)
3. Viết chương trình:
- Là việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.
- Khi chọn ngôn ngữ lập trình nào phải tuân theo quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
4. Hiệu chỉnh:
- Sau khi viết xong, chương trình cần phải được thử bằng một số Input tiêu biểu. Nếu phát hiện sai sót thì phải sửa chương trình rồi thử lại.
5. Viết tài liệu:
- Tài liệu phải mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng.
4
2
Quỳnh Anh Đỗ
22/11/2017 19:39:48
1. phần khai báo khai báo tên chương trình:
cú pháp:
program ;
VD: program vi_du;
Khai báo thư viện:
Cú pháp:
Uses ;
VD: uses crt;
Khai báo hằng:
Cú pháp:
Const = ;
VD: const maxN = 1000;
PI = 3.1416;
Khai báo biến:
Tất cả biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình biết và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm được gọi là biến đơn.
  1. Phần thân chương trình:
Dãy lệnh trong phạm vị được xác định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc tạo thành thân chương trình
VD:
Begin
[]
End.
3. ví dụ chương trình đơn giản:
VD: Đưa ra màn hình câu thông báo “xin chao cac ban!”. Ta viết chương trình trong pascal như sau:
Program vi_du;
Begin
Writeln(‘xin chao cac ban!’);
End.
Trong chương trình trên có khai báo tên chương trình: là vi_du
Phần thân chương trình chỉ có một câu lệnh là: writeln đưa thông báo ra màn hình.
VD:
Begin
Writeln(‘xin chao cac ban!’);
Writeln(‘moi cac ban lam quen voi pascal’);
End.
Chương trình này không có phần khai báo, phần thân chương trình đưa ra 2 câu thông báo ra màn hình
KL: dãy lệnh có thể 1 hoặc nhiều lệnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tin học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư