Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm khí hậu châu Á

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
322
1
0
doan man
30/09/2018 21:35:17
Bắc Á

Bắc Á là bộ phận phía Bắc châu Á, bao gồm đồng bằng Tây Siberi, sơn nguyên Trung Siberi, miền núi Đông và Nam Siberi. Như vậy lãnh thổ Bắc Á gần trùng hoàn toàn với miền Siberi rộng lớn của Liên bang Nga.
Do vị trí nằm trên các vĩ độ cao và chịu ảnh hưởng trực tiếp của Bắc Băng Dương, khí hậu Bắc Á thuộc loại khí hậu lạnh mang tính chất lục địa gay gắt. Ở đây, khí hậu và địa hình là hai nhân tố quyết định điều kiện nước trên mặt, băng kết vĩnh cửu dưới đất và đặc điểm các đới cảnh quan tự nhiên. Bắc Á là nơi phổ biến các cảnh quan vùng khí hậu lạnh.

Trung Á

Trung Á cùng với Nội Á nằm ở vùng trung tâm châu Á, có các đặc điểm tự nhiên nổi bật như:
Thứ nhất, do vị trí sâu trong nội địa, xa các đại dương và bị các hệ thống núi bao bọc xung quanh nên khí hậu ở đây mang tính lục địa gay gắt. Về mùa đông, thời tiết khô và lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 đều dưới 0°C, còn mùa hạ khô và nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 đều từ 25° trở lên. Lượng mưa hằng năm rất ít, không nơi nào vượt quá 300mm. Mưa ít nhưng khả năng bốc hơi lại rất lớn nên có sự thiếu ẩm gay gắt. Do thiếu ẩm, phần lớn lãnh thổ Trung Á có cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc, ở đây có những hoang mạc cát nổi tiếng như Kara Kum, Kyzyl Kum, Taklamakan... Các cảnh quan hoang mạc không những phát triển trên đồng bằng mà còn lên các sườn núi cao tới 900m ở Thiên Sơn, đến 4100-4200m ở Pamir và Antai.
Thứ hai, ở Trung Á là xứ sở của các hiện tượng tự nhiên tương phản nhau rất độc đáo. Ở đây, bên cạnh các hệ thống núi và sơn nguyên cao như Pamir, Thiên Sơn, Thanh Tạng còn có các đồng bằng và bồn địa thấp. Trên các đỉnh núi cao, quanh năm tuyết bao phủ, trong khi đó các vùng đồng bằng và bồn địa xung quanh lại là vùng khô hạn và có mùa hạ nóng nực. Giữa các đồng bằng và bồn địa khô hạn lại có các sông và hồ lớn. Dọc theo các thung lũng sông và ven các hồ đất đai nhìn chung tốt, cây cối xanh tươi, dân cư đông đúc, đối lập với ngoại vi của nó.
Thứ ba, ở Trung Á tuy điều kiện khí hậu, nước, đất đai không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nhưng lại có một số tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Về khoáng sản, trên các đồng bằng, sơn nguyên và bồn địa tập trung nhiều kim loại như đồng, chì, kẽm, thiếc, dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra còn có sắt, thủy ngân và các kim loại hiếm.

Tây Nam Á

Tây Nam Á (hay Tây Á) là tên gọi chỉ bộ phận lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Arabi và các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran. Lãnh thổ Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa rộng lớn là lục địa Á-Âu và lục địa Phi, trên các vĩ độ nhiệt đới, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí nhiệt độ lục địa. Khí hậu nói chung là khô, nóng gay gắt. Ở đây, vai trò của các biển xung quanh như Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và vịnh Persian hầu như không đáng kể vì đây chỉ là những biển không lớn và nằm sâu trong lục địa. Tây Nam Á đại bộ phận cũng là cảnh quan khô hạn như Trung Á và Nội Á.

Nam Á & Đông Nam Á

Nam Á và Đông Nam Á là bộ phận nằm ở rìa phía Nam của lục địa, bao gồm miền núi Himalaya, đồng bằng Ấn-Hằng, bán đảo Indostan, bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. Toàn bộ Nam Á và Đông Nam Á nằm trên các vĩ độ thấp, tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bờ lục địa bị chia cắt khá mạnh nên phần lớn diện tích của Nam Á và Đông Nam Á là các bán đảo và quần đảo.
Nam Á và Đông Nam Á nằm trong vùng có khí hậu nóng và ẩm ướt nhất châu Á. Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình trên toàn bộ lãnh thổ khoảng từ 25-30°C. Về mùa đông, vùng mát nhất ở phía Bắc cũng là từ 12°C (không kể vùng núi cao). Lượng mưa trung bình năm trên phần lớn lãnh thổ đạt hơn 1000mm, trong đó nhiều vùng đạt 2000-3000mm hoặc cao hơn nữa.
Điều kiện khí hậu nóng và ẩm đã làm cho các quá trình địa lý diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục, vì vậy các điều kiện tự nhiên, nhất là lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật và giới động vật rất phong phú và đa dạng, khác hẳn khu vực Tây Nam Á nằm trên cùng vĩ độ. khu vực tây nam á có diện tích là 7triệu km vuông.

Đông Á

Đông Á là bộ phận nầm dọc theo bờ Đông của lục địa, kéo dài từ bán đảo Kamchatka cho đến rìa phía Bắc Việt Nam, kể cả các đảo và quần đảo nằm ven bờ lục địa. Do vị trí tiếp giáp với Thái Bình Dương, toàn bộ Đông Á chịu ảnh hưởng của hoạt động gió mùa, trong đó giới hạn phía Tây của lãnh thổ gần như phù hợp với giới hạn tác động của gió mùa mùa hạ. Chế độ gió mùa chi phối các quá trình tự nhiên tạo nên các đặc điểm chung nhất cho toàn bộ Đông Á.
Tuy nhiên, về cấu tạo địa chất và địa hình, Đông Á có hai bộ phận: phần lục địa và phần các đảo, quần đảo. Phần lục địa được hình thành chủ yếu trên nền Trung Hoa và các nếp uốn Trung sinh với địa hình núi thấp, núi trung bình, các đồng bằng thấp và bằng phẳng. Phần các đảo và quần đảo được hình thành trong giai đoạn tạo núi Tân sinh với địa hình núi uốn nếp trẻ xen các cao nguyên và núi lửa cao. Có thể chia Đông Á thành 4 xứ khác nhau là: Kamchatka, Amur-Triều Tiên, Đông Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×