Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu điểm khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú. Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài

1. Mô là gì ? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô cơ và mô thần kinh trong cơ thể người.
2. Nêu cấu tạo và chức năng của một nowrron điển hình. So sánh các loại nowrron về chức năng.
3. Nêu điểm khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú. Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài.
4. Trình bày thí nghiệm để thấy được thành phần hóa học và tính chất của xương. Giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương, một khi đã gãy thì khó phục hồi. Vì sao xương hầm càng lâu càng bở.
5. Nêu các hoạt động của bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể tránh vi khuẩn, vi rút xâm nhập.
Vì sao tim đập suốt ngày đêm mà không mệt mỏi ?
6. Đông máu là gì ? Có mấy loại nhóm máu ? Đặc điểm các loại nhóm máu. Vì sao máu chảy trong mạch không đông nhưng lúc ra khỏi mạch máu lại bị đông ?
7. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
10 trả lời
Hỏi chi tiết
2.545
0
1
Linh Nguyễn
30/10/2017 21:20:44
1.  * Mô biểu bì: 

- Mô biểu bì (biểu mô) là một loại mô bao gồm các tế bào nằm lót trong các khoang trống và các bề mặt của các cấu trúc trong cơ thể. Nhiều tuyến của cơ thể cũng được cấu tạo chủ yếu bằng mô biểu bì. Nó luôn nằm tựa lên mô mô liên kết, và nằm giữa hai lớp mô này là màng đáy. 

- Trong cơ thể người, mô biểu bì được phân loại là một trong những mô căn bản, cùng với các mô khác như mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. 

- Chức năng của các tế bào mô biểu bì bao gồm chế tiết, thẩm thấu chọn lọc, bảo vệ, vận chuyển giữa các tế bào và cảm thụ xúc giác. 


* Mô liên kết: 

- Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể. Mô liên kết có ở hầu hết khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mô khác, chúng gắn bó với nhau. Mô liên kết có nguồn gốc từ lá thai giữa, tức là từ trung mô. Trong cơ thể có nhiều loại mô liên kết. Mỗi loại mô đều được hình thành bởi: 

+ Thành phần gian bào gồm phần lỏng gọi là dịch mô; phần đặc hơn, có tính đặc của một hệ keo gọi là chất căn bản 

+ Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản 

+ Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào 

- Mô liên kết được gọi là loại mô giàu thành phần gian bào (được coi như môi trường bên trong cơ thể). Gồm ba loại lớn: 

+ Mô liên kết chính thức, có mật độ mềm và có mặt ở khắp nơi trong cơ thể 

+ Mô sun, chất căn bản có chứa cartilagein (chất sụn), có mật độ rắn vừa phải 

+ Mô xương, chất căn bản có chứa ossein và muối canxi vì vậy mật độ rắn 

- Mô xương và mô sụn là bộ khung của cơ thể. 

* Mô cơ: 

- Mô cơ là một loại mô liên kết trong cơ thể động vật. Mô cơ có 3 chức năng chính: di chuyển cơ thể, chống chịu sức ép, và tạo nhiệt cho cơ thể. Gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn. 

- Các tế bào đều dài. Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bàng quang... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân. Cơ tim tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim phân nhánh, có nhiều nhân. 

- Chức năng: co, dãn, tạo nên sự vận động 

* Mô thần kinh: 

- Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là neuron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao) 

- Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
30/10/2017 21:21:19
- Gồm 2 vòng tuần hoàn :
+ Vòng tuần hoàn nhỏ : máu đỏ từ tâm thất phải theo động mạch phổi lên trao đổi khí ở phổi trở thành máu đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái
+ Vồng tuần hoàn lớn : máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến trao đổi khí ở các cơ quan trở thành máu đỏ thẳm, theo tĩnh mạch chủ về tâm thất phải.
- Vai trò : vòng tuần hoàn có các mạch máu vận chuyển máu để cung cấp cung cấp khí oxi và các chất dinh dưỡng cho các tế bào và mô của cơ thể.
0
1
Linh Nguyễn
30/10/2017 21:21:23
2.
+ Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.
+ Dán truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục.
- Các loại nơron.
Cần cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron :
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.
2
1
Bông
30/10/2017 21:22:39
2
Tế bào thần kinh có thể được chia thành 3 phần chính theo cấu tạo và chức năng: 
(1) Thân tế bào, còn được gọi là soma; 
(2) Nhiều tua ngắn phát triển từ soma, được gọi là đuôi gai; 
(3) sợi thần kinh đơn dài, gọi là sợi trục ( axon) . 
- Thân nơron cũng tương tự như tất cả các loại tế bào khác. Thân nơron nhìn chung bao gồm nhân tế bào, ty thể, thể lưới nội chất , ribosom và các bào quan khác. Tế bào thần kinh chứa 70-80% nước; vật chất khô có khoảng 80% protein và 20% lipid. Thể tích của tế bào vào khoảng 600 tới 70.000 µm³ . 
- Tua ngắn của thân, hay đuôi gai tiếp nhận các xung từ các tế bào khác và truyền chúng tới thân tế bào (tín hiệu hướng tâm). Tác động của những xung này có thể là kích thích hoăc ức chế. Một nơron vỏ não có thể tiếp nhận các xung này từ hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn nơron. 
- Sợi thần kinh dài, sợi trục, truyền tín hiệu từ thân tế bào tới tế bào thần kinh khác hoặc tới một tế bào cơ. Đường kính của sợi trục của động vật có vú thường trong khoảng 1-20 µm. Một số động vật sợị trục có thể dài hàng mét. Sợi trục có thể được bao bọc bởi một lớp cách điện dược gọi là vỏ myelin, được tạo bởi các tế bào soan (Schwann). Vỏ myelin không liền mạch mà được chia thành từng đoạn.
3
2
Phương Dung
30/10/2017 21:34:55
3)_xương đầu :nhô ra về phía đằng sau vì bộ não phát triển , 
_hốc mắt to sâu hướng cùng về 1 phía vì sự phát triển của mắt (cơ quan thị giác)(có thể tán thêm nếu thích) 
_có thêm xương chẩm ,xương gò má phát triển giúp cử động của mặt phong phú ,tạo những giao tiếp cơ bản. 
_mũi sụp xuống có thêm phần sụn(xoang mũi) để bảo vệ mũi trước các dị vật nhỏ (cái này phụ) 

_xương hàm phát triển ,bộ răng phân hóa thành 32 cái với các chức năng nhiệm vụ riêng phục vụ tốt cho quá trình tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng để con người phát triển ,gờ cằm lồi ra tạo điều kiện cho sự phát triển của cơ cằm phục vụ quá trình phát âm(tiếng nói).(tán thêm) 
cuống họng có thêm xương giác phục vụ quá trình tiêu hóa(0 quan trọng) 

_ sự tiến hóa của đốt sống cổ (chia làm 13 đốt-hình như thế) giúp đầu cử động thuận tiện ,nâng đỡ được trọng lượng đầu,giúp nâng cao khả năng cân bằng cơ thể và khả năng quan sát (quan trọng ,nếu có tài liệu cứ tán thêm) 

_xương cột sống phân hóa thành các đốt với các sụn vừa vững chắc ,vứa có tính đàn hồi cao phục vụ quá trình lao động ,ở cuói xương sống là đĩa sụn và xương hông phát triển nhằm nâng đỡ cơ thể phía trên( tán thêm nhiều :cấu tạo bên trong xương ,tủy ra sao cấu trúc can xi ,hình thù xương ống có các gờ nhọn....bảo vệ dây thần kinh xương sống ......cứ sách mà tán vào,quan trọng đấy) 

_xương lồng ngực nở rộng hai xương bả vai không ép vào lồng ngực như ở động vật=>giải phóng hai chi trước=> tạo thành đôi tay( rất quan trọng,nhất thiết tán thêm),xương xườn dài ra ôm trọn phần trên bụng,chụm lại ở xương ức ,bảo vệ nội quan .....(thêm chi tiết) 
đặc biệt ở con cái có thêm xương xườn thứ 23(xem lại sách) để nâng đỡ dạ con phục vụ quá trình sinh sản khi đi trên hai chân. 

_xương chân xương ống chân ,các khớp tay chân linh hoạt như thế nào (phần hệ cơ xương khớp) 
*đặc biệt sự tiến hóa của bàn tay :ngón cái tách biệt 4 ngón còn lại,mỗi ngón chia ra các khớp ..... 
bàn chân :gót phát triển để giữ cân bằng ,mặt bàn chân càng cong càng thăng bằng tốt(nói thêm được điểm) 
*PHẢI CÓ PHẦN TỔNG KẾT: 
tất cả các điều trên =>xương đã phân hóa rõ ràng phục vụ chức năng là bộ khung nâng đỡ cơ thể ,bảo vệ nội quan ,phối hợp hệ cơ tạo sự linh hoạt cho quá trình vận động ,điển hình là sự tách ra của hai chi trên khỏi lồng ngực =>hai tay,sự khác nhau của bàn tay ,bàn chân 
--------------------------------------... 

nói tóm lại là tui đã khái quát từ trên xuống dưới đói chiếu khá lôgic với cơ thể cho đầy đủ và dễ nhớ ,khi học thuộc cũng học theo trình tự này và đối chiếu với cơ thể mình.Ngoài ra bạn phải tự phát triển các ý theo sách mới .Câu này quan trọng đấy ,rất có thể nếu môn sinh nếu thi tốt nghiệp sẽ rất có khả năng vào câu này. Và hơn nữa 
3
1
Phương Dung
30/10/2017 21:35:52
3)
Cấu tạo xương dài (hình 8-1->2)
Cấu tạo một xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xếp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, tạo ra các ô trống chứa tủy đỏ. Bọc hai đầu xương là lớp sụn.
- Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng, tiếp đến là mô xương cứng, trong cùng là khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tủy đỏ ; ở người già tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.
1
1
Phương Dung
30/10/2017 21:37:58
5) Vai trò chính của bạch cầu là bảo vệ Bảo vệ bằng kháng thể Giai đoạn gắn: các kháng nguyên, vi khuẩn, chất lạ gắn vào bạch cầu nhờ điểm tiếp nhận Giai đoạn nuốt: bạch cầu phát ra chân giả bao lấy kháng nguyên, vi khuẩn Giai đoạn tạo thành các hốc: chất nguyên sinh lõm tạo thành các hốc và lisosome tiết enzim vào hốc Giai đoạn tiêu diệt: nhờ PH, các chất oxy hóa hoặc các dạng của enzim kháng nguyên bị phân giả
1
1
Phương Dung
30/10/2017 21:39:00
5)
Tim co, dãn có tính chu kỳ
Chu kì tim là (0,8s):
Bắt đầu là pha co tâm nhĩ: 0,1s( nghĩ 0,7s)
Tâm thất co: 0,3s( nghĩ 0,5s)
Pha dãn chung:0,4s( nghĩ 0,4s)
=) Tim hoạt động không mệt mỏi.
Nhịp tim = 75 chu kì trong 1'.
2
1
Phương Dung
30/10/2017 21:40:17
6) Đông máu là một cơ chế quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu được cầm nhờ chỗ tổn thương được che phủ bởi cục máu đông chứa tiểu cầu và sợi huyết. Rối loạn đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và/hoặc tạo cục máu đông và huyết tắc.
1
1
Phương Dung
30/10/2017 22:51:08
6)
Chào bạn, bạn vu_trunghai đã giải thích đúng rồi. "hệ thống đông máu và chống đông trong máu hoạt động cần bằng, hài hòa để máu lưu thông được trong mạch mà không bị đông gây tắc mạch". Khi mạch máu bị tổn thương, máu chảy ra ngoài dẫn đến các phản ứng sinh học để cầm máu như : co thắt cơ trơn thành mạch, có sự kết tập tiểu cầu tạo lập nút chặn, sự tham gia của các yếu tố gây đông máu, hiện tượng co cục máu và làm tan cục máu đông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư