Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu khái niệm về chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian?

Câu 1: Nêu khái niệm về chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian?
câu 2: trình bày những diễn biến cơ bản trong quá trình phân chia nhân trong nguyên phân.
câu 3: ý nghĩa của quá trình nguyên phân
câu 4: diễn biến cơ bản trong quá trình giảm phân I, giảm phân II?
câu 5: ý nghĩa của quá trình giảm phân?
câu 6: lập bảng so sánh giữa nguyên phân và giảm phân.
câu 7: khái niệm vi sinh vật? các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
câu 8: nêu đặc điểm bốn pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
câu 9: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
- vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha tiềm phát?
câu 10: trình bày khái niệm và cấu trúc của virut? virut có được xem là 1 cơ thể sinh vật không? Tại sao?
câu 11: chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ?
câu 12: HIV / AIDS?
câu 13: thế nào là bệnh truyền nhiễm? Bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao?
câu 14: thế nào là miễn dịch? các loại miễn dịch? vai trò của miễn dịch?
câu 15: ảnh hưởng của nhệt độ, pH, áp suất thẩm thấu đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
Giúp em với ạ e học yếu thanks ^^!
13 trả lời
Hỏi chi tiết
987
3
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:22:31
Câu 1:
(*) Chu kì tế bào: là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian của 2 lần phân bào liên tiếp.
Chu kì tế bào được xác định bằng khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp, tức là khi tế bào hình thành ngay sau quá trình nguyên phân thứ nhất thì kết thúc trước quá trình nguyên phân thứ hai.
(*) Kì trung gian được chia làm 3 giai đoạn:
+ Pha G1(gap): gia tăng về tế bào chất, hình thành thêm các bào quan khác nhau, có sự phân hóa về cấu trúc và chức năng của tế bào, chuẩn bị tiền chất và điều kiện khác để tổng hợp ADN.
Cuối G1 có điểm kiểm soát R: nếu tế bào vượt qua R => tiếp tục đến pha S, còn không sẽ đi vào biệt hóa (tế bào thần kinh).
+ Pha S (Syntsetie): sao chép ADN và nhân đôi NST. Khi kết thúc, từ 1 NST đơn => 1 NST kép gồm 2 chromatid.
Có sự nhân đôi trung thể trong quá trình hình thành thoi vô sắc.
+ Pha G2: tiếp tục tổng hợp protein và tổng hợp tất cả những gì cho quá trình phân bào sau này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:22:58
Câu 2:
NGUYÊN PHÂN:
1. Kì trung gian:
- Trung thể tách đôi mỗi nửa tiến về 1 cực của tế bào.
- Xảy ra quá trình nhân đôi AND, làm 2n NST đơn → 2n NST kép.
2. Kì trước:
- 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn.
- Màng nhân và nhân con dần dần biến mất, thoi vô sắc phân hóa rõ đầu 2 cực tế bào.
3. Kì giữa:
- 2n NST tiếp tục đóng xoắn đạt đến mức tối đa ở cuối kì, lúc này quân sát NST rõ nhất, có dạng đặc trưng cho loài.
- Sau đó 2n NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
4. Kì sau:
- Mỗi NST kép trong bộ 2n đều tách thành 2 NST đơn, mỗi NST phân li về 1 cực tế bào.
- Sau đó các NST bắt đầu tháo xoắn.
5. Kì cuối:
- Các NST đơn tiếp tục tháo xoắn đến mức tối đa ở cuối kì.
- Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiên trở lại.
- Ở tb Động vật: màng tế bào mẹ co lại chia tb thành 2 tb con; ở tb Thực vật: giữa tb mẹ hình thành 1 vách ngăn chia tb thành 2 tb con.
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:23:20
Câu 3: Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống y hệt nhau.
Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nguyên phân cũng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương, ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:24:32
Câu 4:
Giảm phân I:
- Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
- Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
- Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành. => Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
- Kì đầu II: NST co xoắn.
- Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành. => Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:24:58
Câu 5: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:25:28
Câu 6:
* GIỐNG NHAU:
- Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, TB chất phân chia sau
- Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau
- Hoạt động của các bào quan là giống nhau
- Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau
* KHÁC NHAU:
- Xảy ra khi nào?
+ NP: xảy ra ở Tb sdưỡng và tb sdục sơ khai
+ GP: Xảy ra ở tb sdục khi chín
- Cơ chế:
+ NP: chỉ 1 lần phân bào
+GP: 2 lần phan bào liên tiếp. GP1 gọi là phân baog giảm nhiễm. GP2 là phân bào nguyên nhiễm
- Sự biến đổi hình thái NST:
+ NP: chỉ 1 chu kì biến đổi
+GP: tr ải qua 2 chu kì biến đổi
- Kì đầu:
+ NP: NST kép chỉ đính vào thoi vô sắc ở phần tâm động
+ GP: NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau và xảy ra hiện tượng hoán vị gen(kì đầu 1)
- Kì giữa
+ NP: NST kép xếp thành 1 hàng trện mặt phẳng xích đạo
+ GP: NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo( kì giữa 1)
- Kì sau:
+ NP: NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực TB
+ GP: NST kép trong cặp đồng dạng tách nhau ra và phân ly về 2 cực TB( kì sau 1)
- KÌ cuối:
+ NP: Hình thành 2 Tb con giống nhau và giống hệt mẹ
+ GP: Hình thành hai tb con có bộ NST n kép( kì cuối 1 )
Sau đó, các TB con tiếp tục vào GP2. Kì cuối GP2 tạo ra 4 Tb con chứa bộ NST n
- Ý nghĩa
+ NP: Là kết quả phân hóa để hình thành nên các TB sinh dưỡng khác nhau.
Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB, thế hệ cơ thể
+ GP: Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau
Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài
Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:29:59
Câu 7
- Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, chúng có đặc điểm chung là hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
- Các kiểu sinh dưỡng:
1. Dựa vào nguồn chất dinh dưỡng
+ Nguồn dinh dưỡng cacbon
a. Tự dưỡng cacbon .
b. Dị dưỡng cacbon
+ Nguồn dinh dưỡng nitơ :
c. Tự dưỡng amin:
d. Dị dưỡng amin
2. Dựa vào nguồn năng lượng
Dựa vào nguồn năng lượng người ta còn chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật ra các loại sau :
+ Dinh dưỡng quang năng (quang dưỡng)
Vi sinh vật thuộc nhóm này có khả năng sử dụng trực tiếp năng lượng của ánh sáng mặt trời. Thuộc
nhóm này lại có 2 nhóm nhỏ :
a. Dinh dưỡng quang năng vô cơ
b. Dinh dưỡng quang năng hữu cơ
+ Dinh dưỡng hoá năng (hoá dưỡng)
c. Dinh dưỡng hoá năng vô cơ
d. Dinh dưỡng hoá năng hữu cơ
3
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:30:30
Câu 8:
Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:31:58
Câu 9:
- Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị thủy phân. Còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.
- Vì:
+ Trong nuôi cấy không liên tục thì phải có thời gian làm quen để hình thành enzim tương ứng, do đó nên có pha tiềm phát.
+ Trong nuôi cấy liên tục thì môi trường ổn định, đã có sẵn enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:33:09
Câu 10:
KHÁI NIỆM
1. Khái niệm virut
Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (kích thước từ vài chục đến vài trăm nm).
* Đặc điểm cơ bản của virut:
- Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.
- Cấu tạo rất đơn giản, chỉ chứa một loại axit nuclêic là ADN hay ARN.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.

HÌNH THÁI
1. Cấu trúc xoắn:
- Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Có hình que, hình sợi, hình cầu…
VD: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, sởi…
2. Cấu trúc khối:
- Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện. Gồm 20 mặt tam giác đều.
VD: Virut bại liệt…
3. Cấu trúc hỗn hợp:
- Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.
VD: Phagơ…

Virút ko được coi là một cơ thể sinh vật mà thường được gọi là hạt thôi. Vì: Virút chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản chỉ
gồm một loại axít nuclêic được bao bởi vỏ prôtêin. Để nhân lên, virút phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào nên chúng còn là một kí sinh nội bào bắt buộc nữa.
=> Không phải là sv
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:33:42
Câu 11:
1. Sự hấp phụ
Gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào.
2. Xâm nhập
Đối với phagơ : enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
Đối với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó " cởi vỏ" để giải phóng axit nuclêic.
3. Sinh tổng hợp
Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham eia vào quá trình tổng hợp.
4. Lắp ráp
Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
5. Phóng thích
Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.
Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
2
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:34:30
Câu 13:
- Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc...) và có khả năng phát triển thành dịch.
3
0
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 12:35:24
Câu 14:

- miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc1 bệnh truyền nhiễm nào đó.
Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
- Miễn dịch tự nhiên có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra ( bẩm sinh) sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
- Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễn bệnh

Hệ miễn dịch bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh bằng việc nhận ra và tiêu diệt các tác nhân lây nhiễm. Tuy nhiên, việc phát hiện các tác nhân gây bệnh có thể cũng rất khó khăn vì nhiều tác nhân gây bệnh có khả năng tiến hóa, thay đổi để không bị hệ miễn dịch nhận diện. Để chống lại sự thách thức này, hệ miễn dịch phát triển một mạng lưới phức tạp và năng động gồm các tế bào, các mô và các bộ phận – một phương pháp đa tầng nhằm tiêu diệt các tác nhân gây hại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo