Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả của quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2 (1882)?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.652
5
0
Nghiêm Xuân Hậu
01/03/2019 21:09:56
Nguyên nhân :

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Nghiêm Xuân Hậu
01/03/2019 21:12:15
DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ
Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Đê dọn đường, quân Pháp lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để phái người đi điều tra tình hình mọi mặt ở Bắc Kì. Năm 1882, chúng lại vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
Ngày 3-4-1882, quân Pháp do Đại tá hải quân Ri-vi-e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25-4, sau khi được tăng thêm viện binh, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí, giao thành trong vòng 3 giờ đồng hồ.
Chưa hết thời hạn, địch đã nổ súng chiếm thành.
Quân Pháp cướp nhiều vàng bạc châu báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác, vứt thuốc đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản doanh, cho củng cố khu nhượng địa ở bờ sông Hồng, chiếm Sở Thương chính, dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội.
Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, lơ là, mất cảnh giác, Ri-vi-e đã cho quân chiếm vùng mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên và tỉnh thành Nam Định (3-1883).
 
Ngay từ đầu, quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của nhân dân Hà Nội. Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc. Trưa 25-4, khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành, Hoàng Diệu đã lên mặt thành chỉ huy quân sự kiên quyết chống cự, nhưng vẫn không giữ được thành. Để bảo toàn khí tiết, sau khi thảo tờ di biểu gửi triều đình, Hoàng Diệu đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu (dưới chân Cột cờ Hà Nội ngày nay) để khỏi rơi vào tay giặc.
Thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhưng nhiều sĩ phu, văn thân vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh , hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội. Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản. Khi Pháp đánh Nam Định nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành, tạo nên bức tường lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu Bản, con của Nguyễn Mậu Kiến, nối tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và đã hi sinh trong chiến đấu.
Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng thống chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k