LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ của em về ý kiến Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng là chọn cho tinh, đọc cho kĩ

2 trả lời
Hỏi chi tiết
907
1
0
Hoàng Công Thành
07/03/2019 21:15:19
Mở bài:
Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản " Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm từng nhận định: " Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn". Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.
Thân bài:
1/ Giải thích:
Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa,giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.
2/ Trình bày hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay:
Trong tình trạng bùng nổ công nghệ thông tin với những phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay thì học sinh càng xa rời việc đọc sách. Từ trong nhà đến công viên, quán nước, bến đợi xe buýt, trên đường đi, ta dễ bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ cầm điện thoại di động, ipad, laptop tìm kiếm thông tin trên các mạng xã hội như Facebook, Zing me , Twitter với những mẫu tin ngắn mà tác giả cũng không rõ nguồn gốc... Nếu có đọc sách thì chỉ đọc theo ngẫu hứng, phong trào rộ lên một thời, đọc qua loa, không chuyên sâu. Ở nhà, giờ đây giá sách cũng không phải là vật quý trong phòng học, mà thay vào đó là bộ máy vi tính là chủ yếu với những sách văn mẫu, sách giải bài tập... nhằm đáp ứng nhanh cho yêu cầu thi cử, bài làm, có nhiều bạn đã học trung học cơ sở mà còn ngại đọc sách chữ, chỉ thích đọc truyện tranh, kể cả truyện khoa học bằng tranh
3/ Phân tích nguyên nhân, tác hại:
Việc không đọc sách sẽ gây nhiều tác hại lớn. Không đọc sách, kiến thức ta sẽ không sâu rộng. Mỗi khi có việc cần làm thì lên mạng tra cứu vừa mất thời gian vừa không có tài liệu chuyên sâu. Những quyển sách có giá trị lâu dài ít ai đưa lên mạng miễn phí, nhất là những công trình khoa học tự nhiên, xã hội. Không đọc sách, ta sẽ mất đi nguồn vốn từ tích lũy được từ sách, không học tập được những lời hay ý đẹp và ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt ngôn từ.
Còn đọc sách qua loa, cốt chỉ để cho người ta biết mình có đọc thì chỉ tốn công sức, thời gian, tiền bạc giống như cưỡi ngựa xem hoa, thật đáng phê phán
4. Biện pháp:
Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta một bài học thấm thía về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức, nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kỹ, ta phải có sự suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... thì mới hiểu thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường thức rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trong mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách
III. Kết bài:
Từ hiện tượng học sinh không có thói quen đọc sách hay đọc sách qua loa, ta càng thấy lời khuyên của Chu Quang Tiềm thật đúng đắn. Hãy tập thói quen đọc sách, từ đọc ít đến đọc nhiều, đọc đều đặn, thường xuyên, học sinh chúng ta sẽ nhận được điều kì diệu của sách để từ đó nuôi dưỡng ươm mầm niềm đam mê đọc sách như Gorki có nói " Hãy yêu sách ..."

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nghiêm Xuân Hậu
07/03/2019 21:17:31
Đọc sách không cần nhiều ” -ý kiến này có đúng hoàn toàn không? Phần đông độc giả thì đọc sách không cần nhiều vì tầm trí tuệ và học vấn có hạn. Không cần đọc nhiều, với người khi đọc sách là để tự học, tự mở rộng kiến thức của mình. Đọc sách phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, suy tư, nên không cần nhiều. Đọc sách để mở mang và nâng cao học vấn, kết hợp học với hành, biến những kiến thức đã thu nhận được từ trong sách thành tri thức, kĩ năng,... nên "không cần đọc nhiều ”.
"Đa thư loạn mục”, cổ nhân đã nhắc nhở thế. Có người đọc sách là để "khoe ” mình đã đọc "thiên kinh vạn quyển ”. Đọc nhiều mà không "tiêu hóa”; đọc nhiều chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa. Vả lại, thời gian có hạn, ai cũng thế, nên làm sao có thể đọc được nhiều. Đọc mười mà không biết một, thà rằng đọc ít, đọc kĩ, mà thông hiểu thì có ích lợi hơn.
Đối với những người thông minh tài trí xuất chúng, những nhà bác học, nhà văn hóa lớn,... việc đọc sách và nghiên cứu đối với họ thì không thể nói là "không cần nhiều ”. Có nhân tài lỗi lạc "nhất quán tam chương". Đỗ Phủ, thi thánh đời Đường đã tùng "Độc thư phá vạn quyển ”. Alexandres Đại đế trên đường trường chinh, ngồi trên mình ngựa vẫn đọc sách, đọc một cách say sưa, hết quyển này qua quyển khác. Vua Lê Thánh Tông "Trổng dời canh cồn đọc sách ”. Lê Quý Đôn, nhà bác học của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, "tay không rời sách, mắt không ngừng xem sách; sách chất đầy quanh giường, quanh tường”. Ai nắm được phương pháp “dọc nhanh” có thể đọc được nhiều sách. Khoa học kĩ thuật phát triển kì diệu, có nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành có bao nhiêu sách, bao nhiêu công trình, nên không thể "đọc sách không cẩn nhiều”. Có đọc nhiều mới có thể so sánh và đúc kết kiến thức, tạo thành tinh hoa trí tuệ.
Qua đó, ta càng thấy rõ ý kiến cho rằng “dọc sách không nhiều" là một ý kiến đúng, nhưng không hoàn toàn.
Đọc sách "quan trọng nhất là đọc cho tinh, chọn cho kĩ". Làm bất cứ việc gì cũng phải tinh, có tinh mới có chắc. "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”; "Một nghề cho chín hơn chín mười nghề” (Tục ngữ). Đọc sách phải "đọc cho tinh ”, Mỗi quvển sách thường có nhiều trang, nhiều chương mục, vấn đề, số liệu, sự kiện,... nên người đọc phải tinh, phải nắm chắc phần cốt yếu, trọng yếu mà tác giả đã nêu lên. Không thể ôm đồm, tự nhồi nhét. Phải tàm đắc với cái hay của quyển sách "gối đầu giường”. Phải biết "gạn dục khơi trong ”. Phải phân biệt được vàng — thau, ngọc - đá, trong - đục,... giữa muôn vật. Phải có tầm học vấn cao mới có thể "dọc cho tinh ” được.
Biết "đọc cho tinh " lại còn phải biết "chọn lọc cho kĩ”. Chọn sách, chọn vấn đề, chọn kiến thức,... Đọc sách mà không biết "chọn cho kĩ” sẽ bị "lạc đường". Đọc sách đê nâng cao học vấn mà bị "lạc dường" sẽ quẫn trí, sẽ phí công sức, tiền của và thời gian. Sách có nhiều loại: sách hay, sách tốt, sách đẹp, sách bói toán nhảm nhí, mê tín dị đoan, còn có dâm thư,... nên mua sách phải chọn, đọc sách phải "chọn cho kĩ". Có “chọn cho kĩ” thì mới tìm được sách hay, sách tốt, phù hợp với trình độ và sở thích của mình. "Tậu trâu, tìm vợ, dựng nhà - Cả ha việc ấy đều là khó thay ” (Tục ngữ). Đọc sách đâu dễ? Cho nên "quan trọng nhất là dọc cho tinh, chọn cho kĩ". Chu Quang Tiềm đã đưa ra phương pháp đọc sách như nêu lên một phương châm tự học rất sâu sắc. "Hãy cho biết lúc anh đến kết giao với người nào, anh đến đọc cuốn sách nào, thì tôi sẽ nhận ra anh, sẽ hiểu anh hơn hao giờ hết Đó cũng là cách “nhìn” người, cách “đánh giá ”người qua việc kết bạn và đọc sách.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư