Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu thái độ chính trị của các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20

 (Càng ngắn càng tốt ạ )
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
954
1
0
Hoàng Lê Nhật Nguyên
21/04/2019 20:02:15
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn: Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị phân hóa như địa chủ
phong kiến và nông dân, giờ đây xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới: tư sản; tiểu tư sản; giai cấp công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về
chính trị đối với nhân dân. Vì thế họ không có khả năng cách mạng. Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có
điều kiện.
- Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, nên bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến.Vì vậy giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo và hăng haí nhất của cách mạng.
- Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp.Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận:
+ Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.
+ Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản, gồm nhiều thành phần như học sinh, sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán nhỏ…..thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.Trong đó bộ phận tri thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế họ là lực lượng hăng hái nhất, thường đi đầu trong các phong trào, là lực lượng quan trọng của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn).
B) Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam ?
+ Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý
thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để …giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng.
++ Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
++ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
++ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
++ Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là
Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng
nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
C) Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng Cộng sản Việt Nam :
- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.
- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông… để kéo họ về phe vô sản.
- Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi
dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.
- Dựng lên chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông.
- Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng.
- Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc phong kiến, phản động.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
NoName.507322
05/07/2019 10:37:42
Nguồn gôc của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×