Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của sự suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
314
0
1
Hoàng Hà Chi
27/04/2019 18:42:17
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hệ quả về môi trường
Thực trạng môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về BVMT còn nhiều bất cập. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về BVMT để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, thiếu tính khả thi. Các quy định còn nằm phân tán ở nhiều lĩnh vực, thiếu tính gắn kết, nhiều nội dung còn bị bỏ ngỏ như các quy định về quản lý, xử lý chất thải ở khu vực nông thôn; vấn đề thu phí và lệ phí trong quản lý chất thải nông nghiệp, làng nghề… Ngoài ra, tính ổn định của hệ thống văn bản pháp luật về BVMT không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, hoạt động kinh tế… trong việc BVMT. Bên cạnh đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT hiện nay được phân công cho nhiều bộ, ngành dẫn đến khi triển khai trong thực tế gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp thiếu đồng bộ, sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm không rõ ràng.
Thứ hai, quyền hạn pháp lý của các tổ chức BVMT, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự; còn các biện pháp xử lý khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp chây ỳ nên cũng không có hiệu quả.
Thứ ba, nhận thức, ý thức trách nhiệm về BVMT của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác BVMT còn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án đầu tư. Cơ chế thu hút FDI bằng mọi giá tại một số địa phương đánh đổi với chi phí cơ hội về môi trường.
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác BVMT, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa cho đủ thủ tục dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
Thời gian qua, để thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn BVMT. Chính vì vậy, đã xảy ra một số sự cố môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, do những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đưa vào những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng và lao động nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Thứ tư, đầu tư cho BVMT còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu; còn thiếu các cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho BVMT; nguồn thu từ môi trường chưa được sử dụng đầu tư trở lại cho BVMT. Nguồn vốn từ ngân sách đầu tư hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về cải thiện môi trường, tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Việc sử dụng các công cụ thuế, phí, ký quỹ, đặt cọc hoàn trả kém hiệu quả, chưa tạo được nguồn thu tương xứng để đầu tư trở lại cho công tác BVMT, chưa đảm bảo đúng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi về môi trường phải chi tiền”.
Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác BVMT còn hạn chế, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
Thứ sáu, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực BVMT và giám sát chặt chẽ công tác quản lý, việc chấp hành pháp luật về BVMT của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Thứ bảy, công tác tuyên truyền, giáo dục về BVMT trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và BVMT.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×