Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu tình hình Châu Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới

1 trả lời
Hỏi chi tiết
639
1
0
Bạch Dương
25/12/2017 17:45:48
Tại châu Á, sau khi hứng chịu cuộc Đại khủng hoảng năm 1929, Đế quốc Nhật Bản cũng đi theo con đường quân phiệt và phát xít hóa giống như Đức. Nhật Bản thiếu các nguồn tài nguyên một cách trầm trọng, họ buộc phải nhập khẩu các nguyên liệu như sắt, dầu mỏ và than đá vì thiếu các tài nguyên thiên nhiên ở trong nước để duy trì tăng trưởng trong ngành công nghiệp. Người Nhật cảm thấy rằng đã đến lúc cần phát động chiến tranh để giành lấy các thuộc địa giàu tài nguyên tại châu Á từ tay các nước thực dân là Anh và Pháp.
Mặt khác, cũng như Đức quốc xã, Nhật bản thi hành chính sách chống chủ nghĩa Cộng sản rất mạnh, bởi học thuyết Cộng sản chủ nghĩa chủ trương bình đẳng xã hội, điều này rõ ràng là xâm phạm đến quyền lực của Thiên Hoàng, các quý tộc, những nhà tư bản và cả giới quân nhân hiếu chiến, các lực lượng đang cai trị Nhật Bản khi đó. Vào năm 1936, Nhật Bản đã ký kết "Hiệp định phòng Cộng Nhật - Đức" (Nichidoku bôkyô kyôtei) với nước Đức quốc xã. "Phòng Cộng" có nghĩa là ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản, quốc gia bị xem như là đối tượng thù địch không được nêu tên trong hiệp ước này, nhưng ai cũng ngầm hiểu đó chính là Liên Xô.
Nhật Bản đã xâm chiếm Trung Quốc từ năm 1931. Các khu vực bị Nhật chiếm đóng trong quốc gia suy yếu này ngày càng nhiều trong những năm cuối thập niên 1930. Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) đã bùng nổ sau khi Nhật lấy cớ sự kiện Lư Câu Kiều để đưa quân tấn công Trung Quốc. Với ưu thế vượt trội về không quân và hải quân cũng như tinh thần kỷ luật cao của binh sĩ, Nhật Bản nhanh chóng chiếm đóng hầu hết miền đông bắc Trung Quốc.
Lúc này, hai phía Quốc dân đảng và Cộng sản đảng chấp nhận ngừng chiến để tập trung vào việc đánh đuổi Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc. Cuộc chiến còn có sự tham gia của Không quân Liên Xô để hỗ trợ cho quân Trung Quốc lúc này còn rất yếu về không quân so với Nhật.
Lúc đầu, Trung Quốc giành được một số thắng lợi, nhưng sau này đà thắng quay sang phía Nhật và họ đã chiếm luôn cả miền Đông Nam Trung Quốc. Trong cuộc tấn công của Nhật có nhiều sự kiện khi dân thường bị tàn sát tàn nhẫn, trong đó có sự kiện Thảm sát Nam Kinh, đã khiến dư luận quốc tế ra áp lực đòi hỏi Nhật rời khỏi Trung Quốc, tuy nhiên Nhật Bản phớt lờ những sức ép này. Hoa Kỳ, nước đang nắm giữ nhiều đảo ở Thái Bình Dương và Phillipine, đã bày tỏ sự lo ngại đối với các hoạt động của Nhật, và bắt đầu dùng các biện pháp trừng phạt như không cho hàng hóa được tàu chở đến Nhật, nhất là dầu mỏ.
Viên sĩ quan Nhật thuyết trình về chiến lược Tân Thái Bình Dương cho binh sĩ.
Nhật đã chiếm đóng hầu hết các khu vực thành thị và công nghiệp tại Trung Quốc trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu (sau sự kiện cầu Lư Câu 1937). Tuy thế, Trung Quốc không có hai tài nguyên quan trọng trong việc phát triển và bảo đảm an ninh của Nhật: đó là dầu mỏ và cao su. Có hai quan điểm trong các tướng lãnh Nhật về cách đạt được các tài nguyên này: một là đánh vào phía bắc, tức là vào lãnh thổ Liên Xô và chiếm lấy một phần lớn của Siberi và hai là đánh xuống phía nam vào các thuộc địa của Âu Châu tại Đông Nam Á.
Sau đó, Chiến tranh biên giới Xô-Nhật nổ ra khi Nhật bản muốn xâm chiếm lãnh thổ viễn đông của Nga và phía đông Mông Cổ. Nhật bản cho rằng lục quân Liên Xô cũng giống như họ, chỉ có trang bị nhỉnh hơn thời Thế chiến thứ nhất đôi chút, nhưng khi giao chiến thì Nhật thấy rằng lúc đó quân đội Liên Xô đã được cơ giới hoá quá nhanh, vượt xa trình độ của lục quân Nhật. Kết quả là lục quân Nhật Bản bị Liên Xô đánh bại 2 lần liên tiếp, và các chỉ huy Nhật Bản kết luận rằng cách đánh vào phía bắc không thể giành được chiến thắng. Sau thất bại trong trận Khalkhin Gol, Nhật Bản và Liên Xô đã ký một hiệp ước trung lập vào ngày 13 tháng 4 năm 1939. Nhiều sử gia Liên Xô cho rằng việc thất bại trong chiến dịch Khalkhin Gol đã khiến Nhật từ bỏ kế hoạch xâm lược Liên Xô, dù sau này Đức Quốc xã đã đề nghị Nhật cùng hợp sức tấn công Liên Xô vào năm 1941.
Không thể tiến lên phía bắc, giờ đây tham vọng của Nhật được hướng xuống phía nam, vào các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tại khu vực Đông Nam Á. Chiếm được vùng này, Nhật Bản sẽ có được hai tài nguyên quan trọng là dầu mỏ và cao su, cho phép họ đủ sức tranh đoạt vị trí bá chủ ở Thái Bình Dương với Anh và Hoa Kỳ.
Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương
hầu hết được đánh tại các đảo Nhật Bản đã chiếm đóng trong khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Á cho nên hải chiến và các trận đánh gần biển xảy ra nhiều hơn các trận đánh trên đất liền như ở châu Âu.
Sự bành trướng của Nhật Bản[sửa mã nguồn]
Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Trung-Nhật đang tiếp diễn tại Đông Á khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu tại châu Âu, cho nên một vài sử gia cho rằng ngày Nhật xâm lăng Trung Quốc (ngày 7 tháng 7năm 1937) là ngày bắt đầu chiến tranh tại chiến trường Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu tính là một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai, thì ngày 7 tháng 12năm 1941 thường được nhắc đến như là ngày bắt đầu, khi Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh bằng việc lực lượng của Yamamoto Isoroku tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương.
Nhật hành động nhanh chóng để chiếm các đảo ở Thái Bình Dương có giá trị phòng thủ nhằm làm cạn ý chí chiến đấu của Mỹ. Tại Trung Quốc và Đông Nam Á, Nhật tiếp tục bành trướng các khu vực được nó kiểm soát nhằm kịp thời khai thác tài nguyên để sử dụng.
Sáu tháng sau khi tuyên chiến, tháng 6 năm 1942, các hạm đội Nhật và Mỹ đánh nhau một trận lớn giữa Thái Bình Dương. Tại Trận chiến Midway, nòng cốt hạm đội tàu sân bay của Nhật đã bị tàn phá, và quân Nhật không tiến được nữa trên Thái Bình Dương. Nhật tiếp tục tìm cách trả đũa, nhưng quân Mỹ dùng biện pháp đánh theo vòng ngoài của Nhật, cùng lúc nhảy từ đảo này qua đảo nọ để đẩy Nhật phải lui lại.
Hậu quả lâu dài
Tại châu Á - Thái Bình Dương
Hoa Kỳ: khoảng 300.000 người
Nhật Bản: khoảng 2.200.000 người
Trung Quốc: ước tính 15-20.000.000 người
Hai miền Triều Tiên: khoảng 1.000.000 người
Ấn Độ: 2.587.000 người, chưa kể 5 triệu người chết do Nạn đói Bengal năm 1943
Việt Nam: gần 2.000.000 người (chủ yếu do Nạn đói năm Ất Dậu, năm 1944-1945)
Indonesia: khoảng 3.000.000 đến 4.000.000 người

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư