*Nêu vai trò của pháp luật
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm do Nhà nước đặt ra và được bảo đảm thi hành bằng các tổ chức, biện pháp mang tính chất nhà nước. Pháp luật của mỗi xã hội đều thể hiện ý chí chính trị của giai cấp thống trị, đòi hỏi phải phù hợp với cơ sở hạ tầng xã hội đó là yếu tố điều chỉnh mang tính chất bắt buộc chung đối với các quan hệ xã hội.
Vai trò của pháp luật:
- Là phương tiện thể hiện đường lối chính sách của Nhà nước;
- Là công cụ quyền lực của quản lý nhà nước;
- Thể chế hóa và bảo vệ quyền làm chủ của giai cấp.
"Nếu không có pháp luật sẽ không có một ranh giới nào ngăn cách giữ con người và quỷ dữ"
*Trách nhiệm của công dân
Nghĩa vụ cơ bản của công dân được hiểu là những việc pháp luật quy định bắt buộc công dân phải làm đối với xã hội, đối với người khác.
Hiến pháp năm 2013 quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam, bao gồm:
+ Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);
+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 45);
+ Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);
+ Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47);
+ Nghĩa vụ học tập (Điều 39);
+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43);
+ Nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh (Điều 38).