LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu ý nghĩa và nguyên nhân của cuộc chiến Điện Biên Phủ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
465
0
0
Thanh Y Dao
03/04/2019 00:07:51

1. Nguyên nhân thắng lợi

Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc xây dựng chế độ mới. Ngay từ ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; tiến công quân sự, địch vận và nổi dậy của quần chúng; đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, lòng yêu nước và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Nhân dân ta rất anh hùng, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ trẻ đến già nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, thi đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức của bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang ngoài mặt trận.

Quân đội ta trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy, trình độ tác chiến, trang thiết bị quân sự và bảo đảm hậu cần cho chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có; chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến trường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh lập nhiều chiến công trên khắp chiến trường Đông Dương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chiến trường Điện Biên Phủ.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Pháp, đặc biệt là của các nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

2. Ý nghĩa lịch sử

a- Đối với nhân dân ta

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng Tháng Tám; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

b- Đi với thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
CÂU 2
Hoàn cảnh:
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng trong cả nước và các địa phương. Cũng từ đây phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ rộng khắp. Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc - Thiệu Hóa, Yên Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa.
Ý NGHĨA
việc thành lập Đảng bộ Thanh Hóa là sự kiện trọng đại đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của phong trào cách mạng, yêu nước trong tỉnh sang thời kỳ Đảng Cộng sản lãnh đạo một cách toàn diện tuyệt đối. Trong hai năm 1930 – 1931, làng Hàm Hạ thực sự trở thành một chỗ đứng quan trọng của Đảng và từ đây, các chiến sỹ Cộng sản đầu tiên đã có nhiều hoạt động đáng kể cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc.
Câu 3
Nội dung chính

1/ Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

b. Diễn biến

* Về Phía Pháp:

- Ngày 7/10/1947: Pháp cho quân nhảy dù xuống Bắc Kạn, Chợ Mới, cho một binh đoàn từ Lạng Sơn theo đường 4 lên Cao Bằng, rẽ xuống đường 3, tạo thành một gọng kìm bao vây Việt Bắc từ phía Đông và phía Bắc.

- Ngày 9/10/1947: Binh đoàn hỗn hợp từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa tạo thành một gọng kìm phía Tây, hai gọng kìm này gặp nhau ở Đài Thị (Đông Bắc Chiêm Hóa).

* Về phía ta:

- Đảng ra chỉ thị phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của Pháp.

- Quân ta bao vây tấn công quân nhảy dù tại Chợ Đồn, Chợ Rã, Chợ Mới ....buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, chợ Rã (11-1947) .

- Trên mặt trận phía Đông: ta chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu trận Đèo Bông Lau 930/10/1947), ta phục kích tiêu diệt đoàn xe cơ giới, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của địch.

- Ở mặt trận hướng Tây: ta phục kích địch trên sông Lô, tiêu biểu trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến và ca nô địch.

- Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.

c. Kết quả - Ý nghĩa:

- Ta loại khỏi vòng chiến hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến , ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

- Bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến

- Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.

- Với chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến của ta bước sang giai đoạn mới.

- Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

 

2. Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950.

 

b. Diễn biến :

- Ngày 16/9/1950, ta mở màn đánh Đông Khê. Hai ngày sau ta chiếm được Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập.

- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta, từ Thất Khê lên để chiếm lại Đông Khê, đồng thời đón quân từ Cao Bằng về (cuộc “hành quân kép”)

- Trên đường 4, ta mai phục chặn đánh địch khiến cho các cánh quân không gặp được nhau -> Pháp lần lượt phải rút khỏi các cứ điểm trên đường 4. Đến 22/10/1950, đường 4 được hoàn toàn giải phóng.

- Tại Thái Nguyên, ta cũng đánh tan cuộc hành quân của địch.

c. Kết quả - Ý nghĩa:

- Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng dải biên giới Việt Trung từ Cao Bằng về Đình Lập dài 750 km với 35 vạn dân.

- Chọc thủng hành lang “Đông – Tây”, phá vỡ thế bao vây đối với Việt Bắc, làm phá sản Kế hoạch Rơve của Pháp.

- Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.

- Bộ đội ta trưởng thành hơn và giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư