Nguyên nhân gây viễn thị?
Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc. Người viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn. Đôi khi ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, vì cả hai đều gây ra khó khăn cho tầm nhìn gần, tuy nhiên nguyên nhân mắc hai tật này là khác nhau.
Điều trị viễn thị
Viễn thị có thể được chữa trị bằng cách đẹo kính có gọng hoặc kính áp tròng giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. Nếu toa kính gọng hoặc kính áp tròng bắt đầu với số có dấu cộng, ví dụ như +2.50, là bạn đang viễn thị. Bệnh nhân có thể lựa chọn mang kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi đọc sách, làm việc với máy tính hoặc làm những việc khác ở khoảng cách gần.
Khi chọn kính để điều chỉnh tật viễn thị, chọn tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao (aspheric high-index lenses) – đặc biệt khi viễn nặng. Những tròng kính này trông sẽ mỏng, nhẹ và gọn hơn. Tròng kính phi cầu cũng sẽ giảm hình ảnh mắt lồi, thường gặp khi mang kính viễn thị. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao phản chiếu ánh sáng nhiều hơn tròng kính tiêu chuẩn. Vì vậy, để đạt thẩm mỹ và thoải mái mắt, hãy chọn loại tròng có một lớp phủ phản quang chống lóa, giúp khắc phục nhược điểm của tròng kính phi cầu thông thường.
Các tròng kính phi cầu cho trẻ em nên được làm bằng vật liệu polycarbonate vì vừa nhẹ, vừa chống va đập tốt. Ngoài ra, tròng kính quang học có khả năng chuyển màu sẫm hơn khi ra nắng rất được khuyên dùng cho trẻ em hoặc những ai phải ở ngoài trời nhiều.
Phẫu thuật khúc xạ, chẳng hạn như phẫu thuật LASIK hoặc phương pháp tạo hình giác mạc với sóng vô tuyến (CK), là một lựa chọn khác giúp điều chỉnh tật viễn thị. Phẫu thuật giúp giảm hoặc thậm chí là loại bỏ hoàn toàn việc đeo kính điều chỉnh. Các phương pháp cấy ghép trong giác mạc đang được nghiên cứu có thể sẽ là lựa chọn điều chỉnh tật viễn thị trong tương lai.
Cận thị là gì?
Cận thị (Myopia, Nearsightedness) làtật khúc xạthường gặp nhất ở mắt, và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây.
Mặc dù nguyên nhân chính xác của sự tăng nhanh tỷ lệ người mắc tật cận thị trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhiều bác sĩ nhãn khoa cho rằng nó có liên quan đến việc tình trạng mắt mệt mỏi do sử dụng máy tínCách chữa bệnh cận thị
Tật cận thị có thể chữa trị bằng cách đeo kính có gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, bạn có thể phải đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi cần nhìn xa rõ, như lái xe, nhìn bảng khi học hoặc xem phim.
Chọn kính cận tốt nên có tròng kính có độ chiết suất cao (giúp kính mỏng hơn và nhẹ hơn) và có lớp chống lóa. Ngoài ra, nên chọn lựa kính quang học tự đổi sang màu sẫm hơn khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh có hại, cũng như tiết kiệm chi phí cho kính mát.
Khi đeo kính cân, con số đầu tiên (“sphere”) trên toa kính sẽ đứng sau dấu (-), số càng cao nghĩa là bạn cận càng nặng.
Phẫu thuật khúc xạ có thể giúp giảm hoặc thậm chí là giúp bạn không cần đeo kính. Thủ thuật phổ biến nhất là phẫu thuật thực hiện với Laser Excimer.
– Trong phẫu thuật PRK (Photo Refractive Keratectomy), tia laser sẽ loại bỏ một lớp mô giác mạc, làm phẳng giác mạc phẳng và cho phép các tia sáng hội tụ đúng trên võng mạc.
– Trong phẫu thuật LASIK – phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất – một vạt mỏng sẽ được tạo ra trên bề mặt của giác mạc, laser sẽ loại bỏ một số mô giác mạc và sau đó, vạt giác mạc được đặt lại vị trí ban đầu.
– Trong phẫu thuật Femto LASIK là phương pháp tạo vạt giác mạc không cần dao mổ mà sử dụng tia laser femtosecond. Ưu điểm của phương pháp này là vạt giác mạc được tạo ra có độ dày ổn định và đồng đều, loại bỏ hoàn toàn biến chứng thông thường như trong phương pháp cắt vạt bằng dao thường. Hơn nữa năng lượng sử dụng trong tia laser femtosecond thấp và tăng tính an toàn trong phẫu thuật.
h và các công việc nhìn gần kéo dài khác hoặc do di truyền.