Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân dẫn tới cách mạng tư sản Anh? Đặc điểm nổi bật của cách mạng tư sản Anh? Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh như thế nào? Hệ quả và điều kiện để có cách mạng công nghiệp?

1. Nguyên nhân dẫn tới cách mạng tư sản Anh? Đặc điểm nổi bật của cách mạng tư sản Anh?
2. Nguyên nhân dẫn tới cách mạng tư sản Pháp? Tại sao nói cách mạng tư sản pháp là cách mạng triệt để nhất?
3. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh như thế nào? Hệ quả và điều kiện để có cách mạng công nghiệp?
4. Em hãy trình bày về phong trào công nhân thế giới nửa đầu thế kỉ XIX? Ưu điểm và hạn chế của phong trào?
5. Nêu những thành tựu về khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVII-XIX và tác dụng của nó đối với đời sống con người?
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
36.995
110
42
Hoàng Giang
14/10/2017 09:21:12
1.
- Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng tư sản Anh xoay quanh vấn đề tài chính khi Sác-lơ I triệu tập quốc hội đòi tăng thuế để có tiền chi viện cho cuộc đàn áp những cuộc nổi dậy của người Xcôt –len ở miền Bắc. Quý tộc mới và tư sản đã không phê duyệt các khoàn thuế do vua đặt ra, kịch liệt phản đối chính sách bạo ngược của nhà vua. Bị thất bại, Sác-lơ I chạy lên vùng núi phía Bắc Luân đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công.
- Đặc điểm: ​Cách mạng tư sản Anh mang tính chất bảo thủ không triệt để (chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
24
24
Trà Đặng
14/10/2017 09:26:11
3. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh :
- Diễn biến : + Tháng 8 - 1642, Sác - lơ I tuyên chiến với quốc hội - nội chiến bùng nổ ( từ 1642 - 1648). Năm 1645 Sác - lơ I bị bắt lần 1 , năm 1648 Sác -lơ I bị bắt lần 2. 
+ Đầu năm 1649, Sác - lơ I bị xử tử , nước Anh trở thành nước cộng hòa , do Ô - li - vơ Crôm - oen đứng đầu - cách mạng lên dển đinh cao. 
+ Năm 1653 nền độc tài quân sự được thiết lập 
+ Sau khi Crôm - oen qua đời ( 1658) , nước Anh lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị , dẫn đến sự thỏa hiệp giữa quốc hội với lực lượng phông kiến cũ. 
+ Tháng 12 - 1688, Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin - hem Ô - ran - giơ ( Quốc trưởng Hà Lan và là con rể vua Anh ) lên ngôi vua - chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập . 
- Ý nghĩa : 
+ Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến , mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển . 
+ Đây là cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa quan trọng trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư sản
Điều kiện :
- Anh thành công với cuộc CMTS sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, cho ra đời những chính sách KT - XH,... nhằm tiến tới TBCN.

- Tích lũy tư bản: bóc lột công - nông trong nước và các thuộc địa (Bắc Mĩ, Ấn Độ, Bắc Phi,...), buôn bán nô lệ da đen.

- Nhân công dồi dào: tất cả những ai là người cần phải sống nhưng ko có TLSX trong tay (nông dân mất ruộng, TTC bị phá sản).

- Tiến bộ KHKT: trong công trường thủ công được phân công lao động tỉ mỉ --> độ chuyên môn hóa cao.

- Do nhu cầu sản xuất ~> yêu cầu phải tìm tòi ~> sáng kiến.

- VTĐL của Anh: 
+ Đảo quốc: => thoát khỏi nhiều cuộc chiến tranh ~> đỡ tốn kém lực lượng và tiền của.
+ Chế độ DCTS rộng rãi: => căng thẳng ko quá nhiều ~> ko phải trang bị cho quân đội.
+ TNTN nhiều: cừu, khoáng sản,...

===> Tạo điều kiện thuận lợi cho CMCN diễn ra.
5
15
Trà Đặng
14/10/2017 09:32:01
4. phong trào công nhân thế giới nửa đầu thế kỉ XIX:

Phong trào đập phá máy móc và bãi công
Cùng với sự phát triển công nghiệp, giai cấp công nhân hình thành sớm ở Anh. rồi ớ các nước khác. Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.

Năm 1833, một “công nhân" nhỏ tuổi đã kể :
"Tôi năm nay 12 tuổi, đã làm việc trong xưởng dệt từ năm ngoái. Bình quân mỗi ngày làm việc 12 giờ 30 phút. Thỉnh thoảng còn phải làm thêm giờ".

Một người khác kể :
Tôi đã làm việc hai năm ở đây, từ lúc 12 tuổi; hàng ngày phải làm việc 16 giờ. Giờ đây tôi không chịu được nữa, bị ốm nên đã đề nghị rút xuống 12 giờ. Ông chủ bảo tôi: Nếu vậy thì mày ra khỏi nhà máy, đừng quay lại nữa".

Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.
Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (vệ sinh môi trường, an toàn lao động...), giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp)...

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

Từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.
Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng :ương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.
Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.
Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là "Phong trào Hiến chương”.
-Uu điểm và hạn chế:
Ở Pháp, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân đốt thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Ngày 3-12-1831, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Công nhân thất bại vì thiếu tổ chức và lực lượng của giai cấp tư sản mạnh lại được sự giúp đỡ của quân đội.
Năm 1834, một cuộc khởi nghĩa khác của công nhân Li-ông lại nổ ra, với ý thức chính trị rõ rệt. Sau 5 ngày đêm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lần này thất bại vì giai cấp công nhân Pháp chưa có sự chỉ đạo thống nhất, không liên hệ và nhận được sự ủng hộ, phối hợp của công nhân các địa phương khác trong nước.
Qua hai lần khởi nghĩa của công nhân Li-ông đều bị đàn áp nhưng có thể thấy một ưu điểm rõ ràng là công nhân Pháp đang trở thành một lực lượng độc lập, đấu tranh cho mục tiêu, quyền lợi của mình ; họ đã bắt đầu thoát khỏi phong trào dân chủ của giai cấp tư sản lãnh đạo.
- Ở Anh, trong những năm 1836 - 1848, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra - phong trào Hiến chương. Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Mặc dù bị đàn áp, song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng. Những kinh nghiệm của phong trào Hiến chương đã cung cấp cho c. Mác và Ph. Ăng-ghen nhiều tài liệu quý để xây dựng lí luận về chủ nghĩa xã hội khoa học về sau.
- Ở Đức, đời sống của công nhân và thợ thủ công rất cơ cực, công nhân vừa bị tư bản bóc lột vừa phải đóng thuế cho địa chủ phong kiến địa phương. Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng. Tuy chưa giành được thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa Sơ-giê-din nói riêng và phong trào công nhân Đức nói chung trong những năm 40 của thế kỉ XIX đã báo hiệu nước Đức đang trở thành một trung tâm của cách mạng thế giới.
Nhìn chung, những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh. Pháp, Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này

5
12
Trà Đặng
14/10/2017 09:34:46
2. Những nguyên nhân nào dẫn tới Cách mạng tư sản Pháp?
Hướng dẫn giải:
Sự sụp đổ của chế độ cũ (Ancien Régime) ở Pháp có thể xuất phát một phần từ bộ máy điều khiển. Nhóm quý tộc đã phải đối mặt với tham vọng đang tăng cao của con buôn, thương gia hay những nông dân giàu có, những người đã liên minh với những nông dân bị đói, công nhân ăn lương và trí thức chịu ảnh hưởng bởi những ý tưởng của các nhà triết học Khai sáng. Khi cuộc cách mạng được tiến hành, sức mạnh phân cấp từ chế độ quân chủ đại diện nhiều cơ quan chính trị, như hội đồng lập pháp, những mâu thuẫn giữa nhóm tiền cộng hòa là đồng minh đã trở thành nguồn gốc cho một mối bất hòa to tát cùng những cuộc đổ máu sau này.
Số lượng người Pháp thấm nhuần tư tưởng "bình đẳng" và "tự do cá nhân" như trình bày của Voltaire, Denis Diderot, Turgot, và các triết gia khác và các nhà lý thuyết xã hội của thời Khai sáng ngày càng tăng. Cách mạng Mỹ đã chứng minh rằng điều này thực sự chính đáng cho những ý tưởng giác ngộ về việc làm thế nào một chính phủ nên được tổ chức thực sự có thể được đưa vào thực tế.[1] Một số nhà ngoại giao Mỹ, như Benjamin Franklin và Thomas Jefferson, đã từng sống tại Paris, nơi họ đã kết giao với những tầng lớp trí thức tự do Pháp. Hơn nữa, liên hệ giữa Hoa Kỳ và quân đội Pháp trong cuộc cách mạng, những người từng là lính đánh thuê chống Anh ở Bắc Mỹ đã giúp truyền bá lý tưởng cách mạng cho người dân Pháp. Sau một thời gian, nhiều người Pháp bắt đầu lao vào tính chất phi dân chủ trong chính quyền riêng của mình thúc đẩy tự do ngôn luận, thách thức Giáo hội Công giáo Rôma, và chê bai những đặc quyền của quý tộc.

Chế độ chuyên chế sáng suốt có thể được dẫn chứng bằng đường lối cai trị của vua Louis XIV tại nước Pháp hay của Pyotr Đại đế tại nước Nga. Vào thời đại chuyên chế này, các nhà cai trị đã khai quang các vùng đất sình lầy, mở mang đường lộ, xây dựng cầu cống, đặt ra luật lệ, dẹp bớt các quyền tự trị địa phương, giới hạn tính độc lập của nhà thờ và giới quý tộc đồng thời đào tạo ra một tầng lớp viên chức thuộc quyền chính phủ trung ương. Nhà vua vào thời kỳ này đã mang tính chất thế tục, không tự cho rằng quyền hành là do "Thiên Mệnh" và chịu trách nhiệm cai trị thần dân thay "Trời".Nhà vua đã xác nhận quyền hành của mình do sự hữu ích của ngai vàng đối với xã hội và cũng vì thế, Đại Đế Friedrich II nước Phổ đã tự gọi mình là "người công bộc bậc nhất của quốc gia". Tính cách của chế độ chuyên chế sáng suốt đã thể hiện rõ tại các nước Pháp, Áo, Phổ, Nga, Tây Ban Nha, Đan Mạch cùng nhiều quốc gia châu Âu khác.
Cuộc cách mạng không phải tuy do một sự kiện duy nhất gây nên, nhưng một loạt các sự kiện liên quan, đã khiến các tổ chức quyền lực chính trị, bản chất của xã hội, và tập thể dục tự do cá nhân không thể phục hồi.
- Vì :
Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền QCCCPK. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, QCND là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của QCND đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. "Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"
9
3
Nguyễn Đình Thái
14/10/2017 13:05:30
câu 5:

Các thành tựu khoa học - kĩ thuật ở các thế kỉ XVI - XVIII :

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Sử học

Bên cạnh các bộ sử cửa nhà nước, xuất hiện nhiểu bộ sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục...

Địa lí

Có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Quân sự

Có tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ

Triết học

Có mội số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn

Y học

Có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Kĩ thuật

Biết dùng súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy

2
5
Trần Dương
09/05/2019 13:17:32
- Về kinh tế
+ Công thương nghiệp : đầu thế kỉ 17 nền kinh tế tư bản của Anh phát triển mạnh mẽ nhất Châu Âu. Những công trường luyện kim xuất hiện đặc biệt trong những ngành luyện kim len dạ. Luân Đôn trở thành trung tâm thương nghiệp tài chính lớn nhất nước Anh.Ngoại thương phát triển mạnh đặc biết là bán len dạ và nô lệ da đen.
Nông nghiệp: ở nông thôn nhiều quý tộc phong kiến chuyển kinh theo hướng tư bản chủ nghĩa bằng cách “rào đất cướp ruộng” biến ruộng dẫ chiếm thành những đồng cổ nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường .Tình trạng này được ví như “ăn cừu thịt người”.
- Về xã hội
+ giai cấp tư sản Anh trở nên giàu có nhờ phát triển kinh tế công thương nghiệp.
+ tầng lớp mới quý tộc mới xuất hiện với quá trình rào đất cướp ruộng ở Anh . Đây là tầng lớp giàu có nhiều quyền lực trong xã hội vì họ có quyền lực chính trị (quý tộc) vừa giàu có ( vừa kinh doanh theo lối tử bản chủ nghĩa .
+Nông dân mất ruộng đất trở thành công dân nông nghiệp họ phải bán sức lao động, làm thuê cho tư sản và quý tộc mới.
- Về chính trị : chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa . Vì thế , đẻ mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ,giai cấp tư sản đã lien minh với quý tộc mới nhằm lật đổ chế độ phong kiến xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Đó chính là nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ 19.
Nguyên nhân trực tiếp : xoay quanh vấn dề tài chính khi vua Sác lơ 1 triệu tập quốc hội đòi tăng thuế để có tiền đàn áp cuộc nổi dậy của người Scốt len ở miền Bắc.
1
0
NguyễnNhư
01/01/2024 20:32:25
câu 5:

Ý nghĩa: cuộc cách mạng KH-KT có ý nghĩa vô cùng to lớn như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường,những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người

Tác động tích cực

·   Cho phép con người có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mực sống và chất lượng của con người với những tiện nghi sinh hoạt mới

·  Đưa tới những thay đổi về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, nhưng trong dịch vụ lại tăng nhất là các nước phát triển cao

Tác động tiêu cực

·   Chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống

·  Nạn ô nhiễm môi trường

· Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn giao thông ; những dịch bệnh mới cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×