Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân để Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp

1. Hiệp ước Nhâm Tuất có nội dung gì và được kí vào năm nào ?
2. Nguyên nhân để Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp ?
3. Chỉ huy cuộc kháng chiến chống ở thành Hà Nội (1882) là ai ?
4. Sự kiện 21/12/1873 là ?
5. Nguyên nhân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam
6. Việt Nam mất quyền tự chủ, nằm dưới sự bảo hộ của Pháp với hiệp ước nào
7. Nhà Nguyễn không kiên quyết chống pháp mà luôn thỏa hiệp bằng các điều ước vì ?
8. Triều đình Huế đã là gì khi quân và dân ta giành chiến thắng Cầu Giấy 1873 ?
9. Trần Cầu Giấy lần 2 giành thắng lợi vào thời gian nào ?
10. Triều đình Huế làm gì khi Pháp tấn công ?
11. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng gì ?
12. Trước sự bành trướng của phe phát xít, thái độ của Liên Xô như thế nào ?
13. Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là nước ?
14. Pháp tấn công Việt Nam đầu tiên là ở đâu ?
15. Hiệp ước Hắc Măng kí vào thời gian ?
16. Hậu quả của việc kí hiệp ước Hắc Măng là gì ?
17. Pháp tiến đánh Bắc kì vì ?
18. Sau khi Đức liên kết với Ý, Nhật hình thành liên minh phát xít, thái độ của Liên Xô đối với nước Đức Như thế nào ?
33 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.804
8
5
đầu gỗ
01/04/2018 21:52:03
1. Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến ở Trung Quốc với Điều ước Bắc Kinh (25-10-1860), quân Pháp liền kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng việc đánh chiếm nước ta.
Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự quyết liệt, cuối cùng trước hỏa lực mạnh của địch, Đại đồn Chí Hòa đã rơi vào tay giặc. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862).
Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy…chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo), làm nức lòng quân dân ta.
Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
14
13
đầu gỗ
01/04/2018 21:52:44
2. Nguyên nhân khách quan:
--- thực dân Pháp là một đế quốc mạnh, đại diện cho một thế lực mạnh đang lên của chũ nghĩa đế quốc, mà Pháp lại có âm mưu xâm lược nước ta từ trước và quyết tâm biến nước ta thành thuộc địa cử chúng.
--- thế kỉ XX Việt Nam phải đói diện với những đé quốc giàu mạnh quyết tâm xâm lược.
Nguyên nhân chủ quan:
---việt Nam thiếu hẳn một đường lối cứu nước đúng đắn, không có một bộ chỉ huy kiên cường sáng tạo, quyết tâm lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược.
Sự thất bại của Việt Nam , việc mất nước trách nhiệm của nhà Nguyễn : do sự suy yếu nghiêm trọng, sự lạc hậu, bảo thủ của nhà Nguyễn, với 50 năm trị vì nhà Nguyễn xây dựng một mô hình kinh tế - chính trị - xã hội có tính chất bảo thủ...
Quân sự của không có tinh thần chiến đấu, không có chủ nghĩa yêu nước, do quân đọi của triều đình nhà Nguyễn không phải là quân đội của quốc gia dân tộc, mà là quân đọi của nhà vua
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp thiếu 1 lãnh tụ để để đoàn kết dân tộc, lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù. Cơ quan đầu não thì hoang mang lo sợ, chủ trương "nghị hòa làm quốc sách"
Bộ máy điều hành nhà nước bịu chi phối bởi ý thức hệ phong kiến, họ chưa tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản, với khoa học kĩ thuật phương Tây nên chưa hiểu rõ kẻ thù mới là chủ nghĩa đế quốc.
(Nhưng khi bàn vế nhà Nguyễn chúng ta cần xét trên hai góc đọ vừa là công vừa là tội)
4
2
Nguyễn Mai
01/04/2018 21:54:39
1,
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :
- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.
- Lí do triều đình Huế kí hiệp ước :
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
+ Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.
 
6
2
đầu gỗ
01/04/2018 21:56:13
3. Chỉ huy cuộc kháng chiến chống ở thành Hà Nội (1882) là Tổng Đốc HOàng DIệu
4. Sự kiện 21/12/1873 là trận cầu giấy
5. * Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta:
_Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
6. Việt Nam mất quyền tự chủ, nằm dưới sự bảo hộ của Pháp với hiệp ước Hắc- măng
0
3
Nguyễn Mai
01/04/2018 21:57:42
3,
Trận thành Hà Nội 1882 hay còn gọi là trận Hà Nội lần thứ hai là một phần của cuộc chiến tranh Pháp Việt (1858-1884) diễn ra ngày 25 tháng 4 năm 1882. Đây là trận đánh giữa quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Henri Rivière đánh thành Hà Nội, với lực lượng quân Nam do Tổng Đốc Hoàng Diệu chỉ huy. Kết quả thành Hà Nội thất thủ nhanh chóng chỉ sau vài giờ nổ súng, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn.
3
3
đầu gỗ
01/04/2018 21:59:04
11. Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc.Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn , làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833-1835)…
1
2
Nguyễn Mai
01/04/2018 22:00:56
4,
Trận Cầu Giấy diễn ra ngày 21 tháng 12 năm 1873 là một trận đánh giữa Quân cờ đen và quân đội viễn chinh Đệ tam Cộng hòa Pháp do Đại úy Francis Garnier chỉ huy. Theo lệnh của Hoàng Tá Viêm, Thống đốc quân thứ Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) và của Tôn Thất Thuyết, Tham tán quân thứ Tam Tuyên, Lưu Vĩnh Phúc đem quân đến mai phục ở khu Cầu Giấy cách thành Hà Nội gần 2 dặm về phía nam và cho một nhóm đến sát thành Hà Nội khiêu chiến. Bấy giờ Francis Garnier đang hội đàm buổi thứ hai với phái đoàn của Trần Đình Túc ở trong thành Hà Nội. Thấy ngoài thành có biến, Francis Garnier bỏ họp, đem quân ra ngoài thành nghênh chiến rồi bị phục kích. Francis Garnier cùng một số sĩ quan bị giết chết tại trận. Tàn quân của Francis Garnier rút vội vàng rút vào trong thành cố thủ.
3
2
Nguyễn Mai
01/04/2018 22:02:12
5,*Nguyên nhân:
-Đầu thế kỳ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu được nhiều lợi nhuận, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt... Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, nhưng còn nằm trong vòng chế độ phong kiến suy tàn, là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của tư bản phương Tây.
-Đến giữa thế kỷ XIX, Pháp xúc tiến ráo riết xâm lược Việt Nam vì lúc này chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển mạnh lên Chủ nghĩa đế quốc và cuộc chạy đua giành giật thị trường trong khu vực trở nên gay gắt. Pháp tiến hành xâm lược Việt nam.
**.Duyên cớ:
-Lấy cớ triều đình Huế không nhận quốc thư, làm nhục quốc thể nước Pháp và bênh vực đạo Thiên Chúa đang bị khủng bố ở Việt Nam, thực dân Pháp phối hợp với Tây Ban Nha đem tàu chiến đến bắn phá Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta ) 31-8-1858).
**Thủ đoạn xâm lược Việt Nam của Pháp:)
-Trong những năm 40 của thế kỷ XIX, tàu chiến Pháp nhiều lần kéo đến đe dọa, thị uy ngoài cửa biển Đà Nẵng.
-Lấy cớ triều đình cấm đạo Thiên Chúa, để nổ súng xâm lược nước ta.
-Năm 1859, bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào đánh phá thành Gia Định và dùng thủ đoạn vừa đánh vừa hoà, thực dan Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ.
-Hai lần dùng sức mạnh về quân sự đánh chiếm thành Hà Nội (1873 và 1882) và thôn tính một số tỉnh Bắc kỳ.
-Gây chiến với nhà Thanh để loại bỏ ảnh hưởng Trung Quốc đối với Việt Nam.
-Tháng 8-1883, lợi dụng triều đình Huế rối ren sau khi vua Tự Đức chết, Pháp đánh chiếm Thuận An, uy hiếp kinh thành Huế, buộc nhà Nguyễn thừa nhận quyền thống trị của pháp bằng những hoà ước Hác măng (1883)và Pa tơ nốt (1884).
*Kết luận: Sau gần 30 năm, với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp việc dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam
3
1
đầu gỗ
01/04/2018 22:04:05
14. Trận Đà Nẵng (1858-1859)
15. Hiệp ước Hắc Măng kí vào năm 1883
16. Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
17. Âm mưu của Pháp là chiếm toàm bộ Việt Nam để làm thuộc địa, nên chiếm xong Nam Kì, tất nhiên sẽ chiếm Bắc Kì.
- Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên, đông dân, lại có sông Hồng nối liền với vùng Hoa Nam rộng lớn của Trung Quốc... Pháp coi việc đánh chiếm Bắc Kì là vấn đề sống còn cho tương lai quyền thống trị của Pháp ở cùng Viễn đông.Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp lại xúc tiến việc xâm lược Bắc Kì
- Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử tướng Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân tiến ra Bắc.
Pháp đã xúc tiến kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
Chiến trường Hà Nội 1873, 1882i
Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. - 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống cự không nổi. - Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết.
Quân Pháp đánh thành Hà Nội
1
2
Nguyễn Mai
01/04/2018 22:05:06
7, Vì:
- Những thất bại liên tiếp trên chiến trường mà nhất là thất thủ ở Gia Định làm vua quan nhà Nguyễn khiếp sợ trước sức mạnh của quân Pháp.
- Vua quan nhà Nguyễn là đại diện cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kỳ suy tàn. Chúng muốn bảo vệ cho quyền lợi của mình bằng mọi cách, việc nhà Nguyễn ký hai hiệp ước rồi đầu hàng Pháp cũng vì lý do này. Đàu hàng Pháp có nghĩa là bán nước, bán dân tộc nhưng quyền lợi của giai cấp quý tộc nhà Nguyễn vẫn còn và được Pháo đảm bảo.
hay nói cách khác, nhà Nguyễn sợ sức mạnh của nhân dân hơn sư xâm lược của Pháp. Và vì quyền lợi vủa một ít người giai cấp thống trị trên, nhà Nguyễn sẵn sàng bán đi quyền lợi của dân tộc để giữ vững quyền lợi của mình
1
2
Nguyễn Mai
01/04/2018 22:12:10
8,
Triều đình Huế đã kí với Pháp hiệp ước 1874 khi quân và dân ta giành chiến thắng Cầu Giấy 1873
1
2
Nguyễn Mai
01/04/2018 22:18:38
9,Trần Cầu Giấy lần 2 giành thắng lợi 5/1883

Ngay từ đầu, quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của nhân dân Hà Nội. Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc. Trưa 25-4, khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành, Hoàng Diệu đã lên mặt thành chỉ huy quân sự kiên quyết chống cự, nhưng vẫn không giữ được thành. Để bảo toàn khí tiết, sau khi thảo tờ di biểu gửi triều đình, Hoàng Diệu đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu (dưới chân Cột cờ Hà Nội ngày nay) để khỏi rơi vào tay giặc.

Thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhưng nhiều sĩ phu, văn thân vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh , hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội. Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản. Khi Pháp đánh Nam Định nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành, tạo nên bức tường lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu Bản, con của Nguyễn Mậu Kiến, nối tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và đã hi sinh trong chiến đấu.

Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng thống chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.

1
1
Nguyễn Mai
02/04/2018 09:31:52
10,
Sai lầm của Triều đình :
Ngày 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định →
Triều đình mắc nhiều sai lầm đáng tiếc.
– Không kiên quyết chống giặc
– Không tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để
phản công .
– Chủ trương cố thủ hơn là tấn công .
Hậu quả :
– sau khi cũng cố lực lượng , đêm 23 rạng 24-2-1861 quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào đại đồn Chí Hòa →đại đồn Chí Hòa thất thủ , các tỉnh Định Tường ,Biên Hòa, Vĩnh Long lần lượt rơi vào tay giặc.
– Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) nhượg cho pháp nhiều quyền lợi .
– Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình từ ngày 20 đến 24-6-1867 quân Pháp đã chiếm luôn các tỉnh An Giang ,Hà Tiên mà không tốn một viên đạn .
0
1
Nguyễn Mai
02/04/2018 09:32:59
11, Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc.Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn , làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833-1835)…
1
1
Nguyễn Mai
02/04/2018 09:46:05
12,
trước sự bành trướng xâm lược của phe phát xít Liên Xô nhận định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp ,Mỹ thành lập mặt trân thống nhất chống phát xít, chống chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.Liên Xô cũng kiên quyết đứng về phía các nước EEtiopia, cộng hòa Tây Ban Nha và Trung quốc chống xâm lược=>Liên Xô đã có 1 thái độ rất kiên quyết, tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới
1
2
Nguyễn Mai
02/04/2018 09:47:57
13,

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc.Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.

Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn , làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833-1835)…

2
1
Nguyễn Mai
02/04/2018 09:49:52
14,
Trận Đà Nẵng (1858-1859) hay Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng lần thứ nhất là trận đánh mở đầu cho cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 trong lịch sử Việt Nam. Đây là cuộc chiến kéo dài nhiều ngày, khởi sự từ ngày 31 tháng 8 năm 1858 và kết thúc vào ngày 2 tháng 2 năm 1859, để chuyển sang một giai đoạn khác.
0
1
Nguyễn Mai
02/04/2018 09:51:32
15
Hoà ước Quý Mùi (1883) hay còn có tên gọi là Hòa ước Harmand (Hác-măng), Hiệp ước Harmand được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là tiếng Pháp: commissaire général), đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và đại điện của triều Nguyễn là Trần Đình Túc - Hiệp biện Đại học sĩ (chánh sứ), Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư Bộ Lại (phó sứ). Hoà ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp (thời Pháp thuộc).
1
1
Nguyễn Mai
02/04/2018 09:56:26
16, Hậu quả
Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
0
1
Nguyễn Mai
02/04/2018 09:57:44
17,
Âm mưu của Pháp là chiếm toàm bộ Việt Nam để làm thuộc địa, nên chiếm xong Nam Kì, tất nhiên sẽ chiếm Bắc Kì Vì

- Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên, đông dân, lại có sông Hồng nối liền với vùng Hoa Nam rộng lớn của Trung Quốc... Pháp coi việc đánh chiếm Bắc Kì là vấn đề sống còn cho tương lai quyền thống trị của Pháp ở cùng Viễn đông.Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp lại xúc tiến việc xâm lược Bắc Kì
- Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử tướng Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân tiến ra Bắc.
Pháp đã xúc tiến kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
Chiến trường Hà Nội 1873, 1882i
Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. - 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống cự không nổi. - Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết.
Quân Pháp đánh thành Hà Nội
2
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 19:30:57
Câu 1:
- Hiệp ước Nhâm Tuất được kí vào ngày 5-6-1862
- Về lãnh thổ: Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Về thông thương: Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho người Pháp vào buôn bán.
- Về bồi thường chiến phí: Triều đình Huế bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình, chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
2
3
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 19:40:12
Câu 3:
- Chỉ huy cuộc kháng chiến chống ở thành Hà Nội (1882) là Tổng Đốc Hoàng Diệu
- Sáng 25-4-1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, đòi ông phải giao thành cho chúng. Đến 10 giờ, quân Pháp bắt đầu nổ súng. Lúc đó, Hoàng Diệu mặc dầu đang ốm vẫn cùng tuần phủ Hoàng Hữu Xứng dẫn đầu tướng sĩ xông lên mặt thành đánh giặc. Ông cho đóng chặt cửa Đông và cửa Bắc để dồn quân vào giữ cửa Nam và cửa Tây. Đến khi quân Pháp xông lên mặt thành thì một cuộc ác chiến nổ ra. Một viên hiệp quản bắn chết một sĩ quan Pháp được Hoàng Diệu thưởng tại trận 30 lạng bạc khiến cho quân sĩ càng nức lòng. Trận chiến tiếp diễn đến 11 giờ trưa thì kho thuốc súng trong thành nổ tung làm cho tinh thần quân sĩ hoang mang. Thừa lúc rối ren, quân Pháp dồn lực lượng đánh cửa thành phía Tây và phía Bắc. Giặc ùa vào bên trong, quân ta tan rã. Trước tình thế ấy, Hoàng Diệu quay về dinh, mặc triều phục chỉnh tề, vào hành cung bái vọng mà khóc “Sức thần đã hết rồi” và thảo một tờ biểu gửi vua Tự Đức: “Thần là một kẻ thư sinh biết đâu việc binh bị mà bệ hạ giao cho chức vụ quá trọng. Làm sao tin được lòng giặc nên thần lo sửa soạn đề phòng. Việc chưa xong thì binh Pháp kéo đến… Một mình thề với Long thành, nguyện theo Nguyễn Tri Phương nơi suối vàng vậy”. Sau đó, để bảo toàn khí tiết, ông đến bên cây đa trước cửa Võ miếu thắt cổ đúng vào giờ Ngọ, ngày mùng 8 tháng Ba năm Nhâm Ngọ (25-4-1882).

Được tin Hoàng Diệu tuẫn tiết, nhân dân Hà Nội vô cùng thương tiếc. Ngay hôm sau, dân tập trung và rước quan tài của Hoàng Diệu an táng tại khu vườn dinh Đốc học (nay là phố Trần Quý Cáp, sau ga Hà Nội). Trong lễ tang, các sĩ phu ở Hà Nội có bài điếu:

Cô thành chống giữ một mình thôi
Khảng khái như ông được mấy người
Cựu lục nghìn năm gương tiết dọi
Cô thần một chút tấm trung phơi
(…)
Nghìn thủa Nùng Sơn nêu chính khí
Anh hùng đến thế lệ cùng rơi.

Còn vua Tự Đức, ngay sau khi nhận được biểu trần tình của Hoàng Diệu, đã ra chỉ dụ khen ngợi và sai các quan tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Nam Định lo việc chuyển mộ ông về quê hương Quảng Nam vào mùa thu năm đó. Em trai Hoàng Diệu là Hoàng Chấn, khi đó đang làm Tri phủ Xuân Trường (Nam Định) đi theo hộ vệ quan tài. Tự Đức sai quan tỉnh Quảng Nam ban một tuần tế, lại cấp 1.000 quan tiền nuôi bà mẹ của Hoàng Diệu.

Ca ngợi khí tiết của vị Tổng đốc anh hùng, một vị túc Nho tại Hà Nội đã soạn bài Hà Thành chính khí ca. Ông còn được người Hà Nội thờ tại miếu Trung Liệt, bên gò Đống Đa. Đền còn câu đối ca ngợi công đức Hoàng Diệu:

Kia thành quách, kia non sông trăm trận phong trần còn thước đất,
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh.

Sau Cách mạng Tháng Tám, tên Hoàng Diệu được đặt cho một đường lớn và đẹp của Thủ đô. Đường Hoàng Diệu dài 1.340m, từ phố Phan Đình Phùng đến phố Nguyễn Thái Học, vốn là đường hào cạnh phía Tây hành cung thành Hà Nội đời Nguyễn. Trong kháng chiến chống Pháp, tên ông được đặt cho Hà Nội, gọi là thành Hoàng Diệu. Ngày 20-12-2003, thành phố Hà Nội cho lập đền thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu trên vọng lâu cửa Bắc. Tại đây, có tượng đồng hai vị tổng đốc đã dũng cảm đánh Pháp giữ thành năm 1873 và 1882 do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cung tiến. Đền treo bức hoành “Nghĩa liệt anh hùng” và đôi câu đối của GS Vũ Khiêu:

Trung vi quốc, nghĩa vi dân, lưỡng phiến đan tâm huyền nhật nguyệt,
Sinh ư Nam, tử ư Bắc, thiên thu chính khí vượng sơn hà.

Tạm dịch nghĩa:

Trung với nước, hiếu với dân, tấm lòng son sáng tựa mặt trời, mặt trăng,
Sinh ở Nam, mất ở Bắc, khí tiết nghìn năm sau vẫn rạng rỡ nước non này.

1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 19:45:36
Câu 4:
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Triều đình Huế lại kí kết Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 19:52:07
Câu 5:
=>Nguyên nhân sâu xa: Do nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công.
- Duyên cớ: lấy cớ triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 19:56:42
Câu 6:
Hiệp ước Giáp Tuất(1874) đã làm mất một phần quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của VN, gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong nhân dân cả nước, nhân dân căm ghét nổi dậy đấu tranh khắp nơi cụ thể: Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh đã nêu cao khẩu hiệu chống thực dân Pháp và phản đối sự đầu hàng của triều đình: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 20:00:35
Câu 7:
- Không kiên quyết đánh Pháp. Khi Pháp mở rộng chiến tranh cũng không cùng nhân dân chống Pháp mà còn ngăn cản nhân dân chống giặc, luôn ảo tưởng thương lượng, từng bước thỏa hiệp, kí hiệp ước đầu hàng bán nước.
-Với thái độ không kiên quyết, nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh truyền thống của dân tộc, sợ dân hơn sợ giặc.
- Vừa đánh vừa thương lượng cầu hòa, không chớp thời cơ đánh Pháp, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc.
Nhà Nguyễn đã tưng bước đầu hang thực dân Pháp. đẩy nước ta từ mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 20:05:04
Câu 9;
Trận Cầu Giấy diễn ra ngày 19 tháng 5 năm 1883, là một cuộc chạm trán giữa quân Pháp và lực lượng Cờ đen, trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Bắc Kỳ tại Cầu Giấy thuộc ngoại vi thành Hà Nội, quân Cờ đen đã phục kích lực lượng Pháp của Rivière trong cuộc chuyển quân từ Hà Nội về Phủ Hoài. Trong trận đánh ngắn kéo dài chưa đầy 3 tiếng này, quân Pháp đã thiệt hại nặng với cái chết của các sĩ quan chỉ huy Henri Rivière
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 20:09:06
Câu 17;
Âm mưu của Pháp là chiếm toàm bộ Việt Nam để làm thuộc địa, nên chiếm xong Nam Kì, tất nhiên sẽ chiếm Bắc Kì.
- Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên, đông dân, lại có sông Hồng nối liền với vùng Hoa Nam rộng lớn của Trung Quốc... Pháp coi việc đánh chiếm Bắc Kì là vấn đề sống còn cho tương lai quyền thống trị của Pháp ở cùng Viễn đông.Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp lại xúc tiến việc xâm lược Bắc Kì
- Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử tướng Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân tiến ra Bắc.
Pháp đã xúc tiến kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
Chiến trường Hà Nội 1873, 1882i
Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. - 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống cự không nổi. - Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết.
Quân Pháp đánh thành Hà Nội
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất
“Vua cha nặng nghĩa nhẹ thân mình
Thua được bàn chi việc dụng binh
Trăm trận gian nan mà chẳng chết
Một hòa tạm bợ lại quyên sinh
Cửa trời đã đón người quân tử
Bể ngọc khôn trông mặt lão thành
Danh vọng thế mà lâm cảnh thế
Quả trời không muốn để tròn danh”.
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 20:11:36
Câu 15. Hiệp ước Quý Mùi: (Hiệp ước Quý Mùi năm 1883)
* Hoàn cảnh:
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung:
+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
=> Nhận xét:
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 20:13:50
Câu 11. Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc.Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn , làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 20:17:37
Câu 5.
_Nguyên nhân sâu xa :
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 20:18:44
Câu 12:
Trước sự bành trướng xâm lược của phe phát xít Liên Xô nhận định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp ,Mỹ thành lập mặt trân thống nhất chống phát xít, chống chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.Liên Xô cũng kiên quyết đứng về phía các nước EEtiopia, cộng hòa Tây Ban Nha và Trung quốc chống xâm lược=>Liên Xô đã có 1 thái độ rất kiên quyết, tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×