Câu 1: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" trong đó mối họa từ các lực lượng ngoại xâm với nhiều kẻ thù (Anh, Pháp, Nhật, Tưởng) là lớn nhất đe dọa đến nền độc lập mà nhân dân ta vừa giành được.
Đứng trước tình thế một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược vừa mềm dẻo vừa kiên quyết để phân hóa kẻ thù. Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, đó là:
Trước Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946: Ta hòa hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam.
Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1956: Ta hòa hoãn với Pháp để đánh đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước.
Với những chủ trương đúng đắn đó, đất nước ta tránh được việc cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tranh thủ thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng chuẩn bị cho các cuộc kháng chiến sau này.
Câu 2: Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta đã hiện rõ tính chất, mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của chiến tranh nhân dân là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, trang thủ sự ủng hộ của quốc tế
Ta chọn đường lối kháng chiến như vậy là vì:
- Toàn dân: mọi nhân dân đều sẽ đứng lên kháng chiến vì tổ quốc, không kể già trẻ, lớn bé, giàu hay nghèo cũng là dân ta
- Toàn diện: để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ta cần sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt trong kháng chiến
- Trường kì: do lực lượng quân ta yếu hơn lực lượng địch nên cần phải kháng chiến lâu dài để có thể củng cố thêm lực lượng quân ta và và làm cho quân địch bị suy giảm lực lượng từ từ
- Tự lực cánh sinh: trong cuộc kháng chiến này ta phải tự mình giúp mình, không thể nhờ vả, trông cậy vào các nước khác nữa
- Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: tranh thủ sự đồng tình của các nước trên thế giới để có thể làm cho quân địch bị áp đảo
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp:
- Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ
- Sự đoàn kết toàn dân, bất khuất chống giặc ngoại xâm
- Nhờ có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt
- Được sự giúp đỡ, ủng hộ của các nước láng giềng chống kẻ thù chung như Lào, Campuchia, của Trung Quốc, Liên Xô, các nước CNXH khác, của loài người tiến bộ
Câu 5: (Ở câu này bạn nên kẻ bảng để trình bày dễ nhìn hơn) Sự giống và khác nhau giữa "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" là:
* Giống nhau:
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới
- Đều có sử dụng bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn
- Đều có sự tham gia và chí phối tiền của, vũ khí và đô la Mĩ
- Đều chú trọng thực hiện chính sách bình định, nhằm chiếm đất, giành dân
- Đều bị thất bại
* Khác nhau:
# Lực lượng
- Chiến tranh đặc biệt: Quân đội Sài Gòn
- Chiến tranh cục bộ: Quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh (chủ yếu là quân Mĩ)
- Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Sài Gòn, quân Mĩ rút dần về nước
# Địa bàn
- Chiến tranh đặc biệt: Miền Nam
- Chiến tranh cục bộ: Vừa bình định miền Nam, vừa mở rộng chiến trang phá hoại miền Bắc
- Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước và toàn Đông Dương
# Thủ đoạn cơ bản
- Chiến tranh đặc biệt: Được thực hiện với hai kế hoạch: "Xtalay - Taylo" và "Gionxon - Mác Namara" với các biện pháp như: xây dựng quân đội Sài Gòn, dồn dân lập "ấp chiến lược"
- Chiến tranh cục bộ: Gồm hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" với hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng
- Việt Nam hóa chiến tranh:
+ Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
+ Thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết"
# Tính chất ác liệt
- Chiến tranh đặc biệt: (Không có)
- Chiến tranh cục bộ:
+ Ác liệt hơn so với "chiến tranh đặc biệt"
+ Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam
+ Là chiến dịch duy nhất dùng quân viễn chinh Mĩ trực tiếp sang tham chiến
- Việt nam hóa chiến tranh: Ác liệt, mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương
Câu 7: Nội dung Hiệp định Pa-ri 1973:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt nam
- Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị