LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân và biện pháp chống ngập mặn

các bạn ráng giải giùm mk nha mai mk thi rồi! thank you!
2 trả lời
Hỏi chi tiết
362
1
0
doan man
22/03/2019 21:28:52
nguyên nhân
Biến đổi khí hậu đang làm cho các đại dương ấm lên. Từ năm 1961 đến năm 2003 nhiệt độ đại dương toàn cầu tăng bình quân 0,10 oC. Nhiệt độ tăng làm cho tăng dung tích nước của các đại dương đồng thời làm cho băng tan từ các vùng cực Bắc và Nam cực, từ các khối băng tiềm tàng trên các núi cao. Hệ quả của các hiện tượng này là quá trình nước biển dâng. Từ năm 1961 đến 2003 tốc độ bình quân mực nước trung bình của các đại dương nâng lên khoảng 1,8±0,5 mm/năm. Tại Vũng tàu, trong vòng thời gian từ 1979 đến 2006 mực nước trung bình tăng khoảng 9,5 cm trong khi mực nước cao nhất tăng gần 13 cm. Nước biển dâng sẽ mở rộng vùng xâm nhập mặn, thu hẹp diện tích vùng nước ngọt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
22/03/2019 21:31:12
biện pháp
giải pháp đưa ra lúc này là cùng với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có để đóng cống, đắp đập ngăn mặn giữ ngọt; phát động trong nhân dân thực hiện ngay các biện pháp thủ công sử dụng tích nước bằng lu, bể, ao chứa; thực hiện tiết kiệm nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt.
Các nhà máy nước cần chủ động các giải pháp cung cấp nước kịp thời cho các khu dân cư xung yếu; các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trọng điểm khi tình trạng khan hiếm ngọt xảy ra.
Về lâu dài, Chính phủ, các Bộ, ngành khi đầu tư các công trình thủy lợi, hồ đập ngăn mặn, trữ ngọt cho vùng ĐBSCL cần tính tới yếu tố vận hành liên vùng, liên tỉnh; các tỉnh, thành trong vùng cần có liên kết trong phòng chống hạn mặn và biến đổi khí hậu, tránh manh mún, cục bộ; đặc biệt là phát động trong nhân dân liên kết hình thành các ao, hồ, bể trữ nước ngọt liên hộ, liên khóm, ấp.
Bên cạnh đó, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện sản xuất chống hạn mặn, theo phương châm tiết kiệm nước. Ở những vùng bị hạn mặn thường xuyên cần có các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, bảo đảm sản xuất hiệu quả mà bền vững, không gây ảnh hưởng xấu đến các vùng ngọt hóa.
Ở cấp độ quốc tế, cần chủ động khuyến nghị các quốc gia vùng thượng nguồn như Trung Quốc, Lào, Campuchia có chính sách liên kết trong khai thác và sử dụng nguồn nước sông Mê Kông đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia dân tộc.
Trong lịch sử khai phá vùng châu thổ Cửu Long rộng lớn, các thế hệ người Việt đã từng bỏ biết bao công sức và trí tuệ để biến một vùng đầm lầy hoang vu, phèn mặn thành những cánh đồng trù phú. Nhiệm vụ của các thế hệ người dân châu thổ hôm nay và các nhà quản lý các cấp lúc này là phải kiểm soát được hạn mặn và biến đổi khí hậu để ĐBSCL tiếp tục phát triển bền vững, vươn lên trong hội nhập./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư