Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhà nước làm gi để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa là gi?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
568
0
0
Trần Triết
13/03/2018 21:41:22
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. 
- Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nhà nước khuyến khích mọi hoạy động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
- Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, Điều 5 Luật bảo vệ môi trường đã đề ra những chính sách cụ thể nhằm bảo vệ môi trường, đó là:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
- Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường.
- Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
- Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường.
- Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.
- Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
13/03/2018 21:42:00
Sau khi trở thành di sản thế giới, để tạo tiền đề cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, tại mỗi địa phương có di sản thế giới đều đã thành lập đơn vị quản lý di sản thế giới riêng. Hiện nay mô hình quản lý di sản thế giới đều do các địa phương tự lựa chọn, chưa có sự quy định chung trên cả nước. Vì vậy, có đơn vị quản lý di sản thế giới trực thuộc cấp tỉnh, có đợn vị trực thuộc cấp huyện. Song song với sự thành lập đơn vị quản lý di sản thế giới, đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan quản lý di sản thế giới này cũng dần được tăng cường để đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới. Hiện nay, các đơn vị như Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Ban quản lý Vịnh Hạ Long... là những cơ quan quản lý di sản thế giới tương đối ổn định, có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được những yêu cầu hoạt động, quản lý di sản thế giới trên các mặt đối nội và đối ngoại.
Bên cạnh sự quan tâm đến công tác tổ chức, xây dựng bộ máy, tuyển chọn đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, các di sản thế giới còn nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (2). Nhiều khóa tập huấn, chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo khoa học được tổ chức tại các di sản thế giới với sự tham gia của các chuyên gia thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau ở trong và ngoài nước đã góp phần làm tăng chất lượng của đội ngũ cán bộ của các đơn vị quản lý di sản thế giới. Trong quá trình đó, không ít cán bộ quản lý và nghiệp vụ tại các di sản thế giới được cử ra nước ngoài học tập, tham gia các cuộc hội thảo liên quan trực tiếp đến những vấn đề thiết yếu của các di sản thế giới, càng làm cho nhận thức của đội ngũ cán bộ chuyên đang công tác tại các di sản thế giới không chỉ tăng thêm kinh nghiệm, kiến thức, mà còn có dịp tiếp cận trực tiếp với cách thức nghiên cứu, quản lý hiện đại, khoa học và cách làm việc của chuyên gia các nước bạn. Từ đó dần đần đổi mới cách nghĩ và làm việc của mình và của cơ quan, đơn vị mình.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là sau khi trở thành di sản thế giới, các nơi này đều nhận được sự đầu tư đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn về kỹ thuật, tài chính từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông các dự án quy hoạch và các dự án thành phần bảo quản tu bổ và phục hồi di tích. Đối với di sản thế giới, nhà nước còn có những cơ chế riêng về tài chính như bố trí lại các nguồn thu cho các di sản thế giới nhằm tạo sự chủ động cho các hoạt động của di sản thế giới. Chính vì vậy, các di sản thế giới có điều kiện được bảo tồn phát huy giá trị nhiều hơn so với khi chưa trở thành di sản thế giới và các di sản khác trong cả nước.
1
0
Vũ Phương Thảo
13/03/2018 21:43:42
+Chính sách:
- Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nhà nước khuyến khích mọi hoạy động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
- Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
+ Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
0
0
A Ka ^^ ( alaska )
13/03/2018 21:46:14
tất cả tài nguyên trên đất nước mk hiện nay cần được bảo vệ ko hoang phí khai thác và sử dụng hợp lí
di sản văn hòa là di sản hiện vật vật lí và thuộc tính phi vật thể của xã hội được duy trì và sử dung hợp lí

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×