LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân vật vua Quang Trung trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí" hiện lên là một người như thế nào? Vì sao vốn có cảm tình với nhà Lê mà các tác giả lại viết hay về người anh hùng Nguyễn Huệ đến như vậy?

a. Nhân vật vua Quang Trung trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí" hiện lên là một người như thế nào?
b. Vì sao vốn có cảm tình với nhà Lê mà các tác giả lại viết hay về người anh hùng Nguyễn Huệ đến như vậy?
c. Từ văn bản trên, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay đối vs vận mệnh của đất nước.
5 trả lời
Hỏi chi tiết
5.162
1
3
Phương Dung
06/10/2017 20:16:01
c. Từ văn bản trên, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay đối vs vận mệnh của đất nước.
Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay! Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó c là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất. Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa. Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế . Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương trâm “hòa nhập chứ không hòa tan.” Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa. Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước. Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình. Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
4
Phương Dung
06/10/2017 20:17:13
b. Vì sao vốn có cảm tình với nhà Lê mà các tác giả lại viết hay về người anh hùng Nguyễn Huệ  đẹp đến như vậy?
Hình ảnh lẫm liệt của vua Quang Trung đã được tác giả khắc họa một cách rõ nét, chân thực. Bởi lẽ, với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc , những nhà trí thức- nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái là trung quân rất có cảm tình với nhà Lê. Hơn thế nữa họ còn là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ không thể bỏ qua một sự thực đó là ông vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn cả nhà và chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn. Chính vì thế mà họ đã làm nổi bật hình ảnh anh hùng Quang Trung- người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của dân tộc. Bởi vậy họ đã viết thực viết hay đến như vậy về anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
5
1
Phương Dung
06/10/2017 20:18:07
 Nhân vật vua Quang Trung trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí" hiện lên là một người như thế nào?

Vua Quang Trung cũng là một người có tầm nhìn xa trông rộng, biết lựa chọn thời cơ cho mình sao cho chiến thắng được quân địch một cách nhanh chóng nhất. Khi ấy, quân Thanh đang chiếm đóng gần hết vùng đất Bắc Hà, nhưng ông vẫn kiên quyết nêu ra mục tiêu tưởng chừng như không thể “ mười ngày đánh đuổi người Thanh”. Đó tưởng chừng là điều không thể nhưng cuối cùng lại trở thành sự thực. Ông làm cho đội quân áo vải của mình di chuyển từ nam ra bắc một cách thần tốc và chiến đấu khiến cho những kẻ xâm lược không kịp phòng bị, tạo nên những chiến thắng nhanh chóng.

Ông còn chuẩn bị cho tướng Ngô Thì Nhậm  thương thuyết với quân Thanh để tránh cho những chuyện binh đao sau này. Thế mới biết, phải là người có chiến lược và tầm nhìn như thế nào thì vua Quang Trung mới có thể làm được những điều như vậy. Không những vậy, ông đã lập cho mình kế hoạch mười năm sau khi lên ngôi sẽ thay đổi đất nước như thế nào. Tất cả đều đã chứng minh được một điều vua Quang Trung là người có tầm nhìn chiến lược và là một trong những nhà quân sự, chính trị tài ba bậc nhất đất nước.

Nhờ có những đóng góp to lớn của hai nhà viết kịch mà chúng ta đã biết được thêm rất nhiều về những người anh hùng của dân tộc. Qua đây, em càng thêm trân trọng những giá trị lịch sử và ngưỡng mộ tài năng của người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó sẽ mãi là một tấm gương sáng, một tài năng vĩ đại của dân tộc Việt Nam chúng ta

3
1
Trà Đặng
06/10/2017 20:18:22
a,

a. Con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán:

* Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Ông luôn xông xáo, giải quyết nhanh gọn và có chủ đích. Điều đó thể hiện qua từng thái độ, từng hành động của nhân vật:

- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long thì “giận lắm”,”định thân chinh cầm quân đi ngay”.

- Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất nhiều việc lớn:

+ Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế để “chính vị hiệu”,”giữ lấy lòng người”.

+ Tự mình “đốc suất đạo binh” ra Bắc.

+ Tìm gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp để hỏi kế sách.

+ Tuyển mộ quân sĩ và “mở cuộc duyệt binh lớn” ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ.

b. Con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trước thời cuộc:

- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An:

+ Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc(“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”) và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh, nêu bật dã tâm của chúng(“bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”)

+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm.

=> Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, nó tác động, kích thích lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc.

- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách xử trí  vừa có lí  vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc.

c. Con người có ý chí quết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:

- Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc nịch “phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người Thanh”.

- Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù” khiến việc binh đao không bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm cho nước giàu quân mạnh.

d. Con người có  tài dụng binh như thần:

- Cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy:

Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế),ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp(cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. Có sách còn nói vua Quang Trung sử dụng cả biện pháp dùng võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày. Từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng 5 đã vào Thăng Long.

- Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi,rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề”,”từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”. Đó là nhờ tài năng quân sự lỗi lạc ở người cầm quân:  hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu.

- Tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực:

+ Trận Hà Hồi …không cần đánh.

+ Trận Ngọc Hồi…được thành.

e. Hình ảnh vị anh hùng lẫm liệt trong chiến trận:

- Là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: thân chinh cầm quân ra trận, vừa hoạch định chiến lược, sách lược, vừa trực tiếp tổ chức quân sĩ, bài binh bố trận, vừa tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha nơi trận tiền.

- Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ nức lòng, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng, đồng thời khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng.

- Ngòi bút trần thuật như thần làm hình ảnh vị vua xung trận giữa làn đạn, cưỡi voi tả đột hữu xung, áo bào đỏ đã sạm đen khói súng thực là lẫm liệt.

2. Chân dung bọn cướp nước và bán nước:

- Đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược. Kéo quân vào Thăng Long rất dễ dàng, như "đi trên đất bằng", quân Thanh đã quá chủ quan, cho là vô sự, không đề phòng gì. Lính thì rời doanh trại để đi kiếm củi, buôn bán ở chợ;tướng thì suốt ngày lo yến tiệc, cờ bạc. Vì vậy, khi bị quân Tây Sơn tiến công bất ngờ đúng vào thời điểm Tết Âm lịch, quân Thanh ở các thành đã không kịp trở tay, "rụng rời sợ hãi",chống không nổi "bỏ chạy toán loạn,giày xéo lên nhau mà chết","thây chất đầy đồng, máu chảy thành suối" đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa. Nhục nhã nhất là hình ảnh Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy"...

- Số phận những kẻ bán nước là Lê Chiêu Thống và những kẻ bề tôi của hắn cũng không kém phần thảm hại. Vì mưu lợi ích  riêng của dòng họ, vua Lê Chiêu Thống đã làm cái trò bỉ ổi "cõng rắn cắn gà nhà", "rước voi giày mả tổ", cúi đầu chịu đựng nỗi nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin. Để rồi khi quân Thanh tan rã, cả bọn vội vã chạy bán sống, bán chết, chịu đói, chịu nhục, chỉ biết "nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt".

=> Có thể thấy rõ chất hiện thực trong bức tranh miêu tả của các tác giả. Dù là những kẻ tôi trung với nhà Lê, và trong cách miêu tả cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, các tác giả vẫn thể hiện sự ngậm ngùi,thương cảm, nhưng quan điểm tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc của những trí thức đã giúp họ phản ánh đúng diễn biến lịch sử, làm nổi bật hành động "cõng rắn cắn gà nhà" của ông vua phản nước Lê Chiêu Thống cũng như tô đậm chiến công lẫy lừng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn.Đó chính là một trong những yếu tố tạo nên giá trị tác phẩm.

Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 72: Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt?Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó.

=> Trả lời:

- Tất cả đều tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại khác nhau:

+ Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hả hê sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

+ Đoạn văn dưới nhịp điệu chậm hơn, miêu tả tỉ mỉ giọt nước mắt của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi nhà Lê… Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.

- Vì các tác giả đều là những cựu thần của nhà Lê, nên không thể không có sự thương xót, ngậm ngùi cho tình cảnh của vua tôi Lê Chiêu Thống.Đấy là điều tạo nên sự khác biệt trong thái độ và cách miêu tả hai cuộc tháochạy

2
0
Nguyễn Thị Hà Phương
06/10/2017 20:20:04
a) 

Quang Trung có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán:

* Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Ông luôn xông xáo, giải quyết nhanh gọn và có chủ đích. Điều đó thể hiện qua từng thái độ, từng hành động của nhân vật:

- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long thì “giận lắm”,”định thân chinh cầm quân đi ngay”.

- Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất nhiều việc lớn:

+ Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế để “chính vị hiệu”,”giữ lấy lòng người”.

+ Tự mình “đốc suất đạo binh” ra Bắc.

+ Tìm gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp để hỏi kế sách.

+ Tuyển mộ quân sĩ và “mở cuộc duyệt binh lớn” ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ.

Quang Trung có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trước thời cuộc:

- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An:

+ Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc(“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”) và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh, nêu bật dã tâm của chúng(“bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”)

+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm.

=> Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, nó tác động, kích thích lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc.

- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách xử trí  vừa có lí  vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc.

 Có ý chí quết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:

- Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc nịch“phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người Thanh”.

- Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù” khiến việc binh đao không bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm cho nước giàu quân mạnh.
 Có  tài dụng binh như thần:

- Cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy:

Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế),ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp(cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. Có sách còn nói vua Quang Trung sử dụng cả biện pháp dùng võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày. Từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng 5 đã vào Thăng Long.

- Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi,rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề”,”từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”. Đó là nhờ tài năng quân sự lỗi lạc ở người cầm quân:  hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu.

- Tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực:

+ Trận Hà Hồi …không cần đánh.

+ Trận Ngọc Hồi…được thành.

Là vị anh hùng lẫm liệt trong chiến trận:

- Là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: thân chinh cầm quân ra trận, vừa hoạch định chiến lược, sách lược, vừa trực tiếp tổ chức quân sĩ, bài binh bố trận, vừa tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha nơi trận tiền.

- Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ nức lòng, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng, đồng thời khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng.

- Ngòi bút trần thuật như thần làm hình ảnh vị vua xung trận giữa làn đạn, cưỡi voi tả đột hữu xung, áo bào đỏ đã sạm đen khói súng thực là lẫm liệt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư