Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.566
1
0
Phương Dung
06/10/2017 20:06:18
“Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homere đến Kinh Thi đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.” (Hoài Thanh). Có thể nói, đó chính là sự trường tồn bất diệt của thơ văn. Và ta càng thấy sức lan tỏa của nó mạnh mẽ hơn khi đến với ngòi bút nhân đạo của người nghệ sĩ trong thơ ca trung đại. Nổi bật lên trong những trang viết thấm nhuần tư tưởng ấy chính là hình ảnh người phụ nữ. Bằng sự đồng cảm nơi sâu thẳm tâm hồn, nhiều tác phẩm ra đời chính là sự lên tiếng của nhiều nhà thơ nói thay cho tâm sự thầm kín của người phụ nữ mà tiêu biểu là hai bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương. Đọc những vần thơ ấy, độc giả không khỏi rung động trước tình cảnh éo le, trớ trêu, những bi kịch đau thương họ phải gánh chịu. Và có lẽ chính bởi từ đó, ta hiểu thêm về một nửa nhân loại. Mỗi bài thơ đều được thể hiện bằng phong cách riêng nhưng nổi bật lên là hình ảnh người phụ nữ tiềm ẩn bao vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất đáng trân trọng. Nhưng trong xã hội phong kiến mục nát ấy, mọi quyền lợi mà họ đáng được hưởng lại bị tước đoạt. Có thể khẳng định rằng, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa đẹp người, đẹp nết. họ mang một vẻ thuần khiết, trắng trong, có nhan sắc: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Và ta cũng bắt gặp hình ảnh một người vợ đảm đang, yêu thương gia đình: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng” Bà Tú là người rất mực chăm lo cho chồng con, bà nuôi cả gia đình nhưng cuộc ssống luôn đầy đủ, không để ai phải đói rách. Mọi người được ăn no mặc ấm, tiêu pha đủ. Qua đó, ta thấy bà đã làm tròn trách nhiệm với cương vị là người vợ, người mẹ trong gia đình. Đọc đến đây, hình ảnh “Vũ Nương” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ một lần nữa khắc sâu trong tâm trí mỗi người với phẩm chất cao đẹp của nàng: một người vợ yêu thương chồng con và hiếu thuận với mẹ. Dường như đây cũng là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn của hai thế hệ nhà thơ Nguyễn Dữ và Tú Xương. Qua đó càng làm nổi bật lên vẻ nết na, đảm đang của người phụ nữ. Nhưng bên cạnh đó là những khổ cực, vất vả mà đôi vai yếu mềm phải gánh chịu. Đối với người con gái, tuổi xuân là thứ đáng quý nhất trong cuộc đời nhưng Hồ Xuân Hương chưa có được một hạnh phúc trọn vẹn thì nó đã qua đi nhanh chóng, hao mòn theo thời gian: “Đêm k huya vẳng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” Đã đêm khuya mà bà vẫn thao thức. Tâm trạng rối bời trước nhịp đập của tiếng trống dồn dập hay cũng chính là bước đi của thời gian. Cái cô đơn lạnh lẽo cứ bủa vây và dường như mỗi giây phút đi là tâm trạng được đẩy lên một bậc. Càng đau đớn xót xa biết bao khi người con gái đã quá lứa, lỡ thì mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn: “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” Cuộc đời chính bản thân của bà đã trải qua bao truân chuyên, sóng gió, hai lần phải làm lẽ và không những chỉ có vậy mà cả hai lần chồng bà đều chết. Từ đó ta càng không thể phủ nhận một qui luật trong xã hội xưa: tài hoa bạc mệnh. Một người có tài năng như bà lại vướng phải bi kịch tàn khốc, đau thương. Bởi thế, bà chỉ còn biết nhớ đến “chén rượu”. Vì men rượu – hương nồng đắng cay sẽ làm cho người ta say mà quên đi cay đắng! Đến một người phụ nữ cũng phải độc ẩm trong đêm khuya quả là một niềm đau xót. Nhưng “say rồi lại tỉnh”, đâu có thoát khỏi vòng quẩn quanh, bế tắc của tâm trạng. Tỉnh ra càng chua xót, đắng cay hơn bội phần. Cả cuộc đời bà, cuộc đời của một người luôn khao khát sự trọn vẹn, yên lành trong hạnh phúc lứa đôi nhưng nào bao giờ có được “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Trăng đã “bóng xế”- cuộc đời_ mà vẫn “khuyết” chưa tròn. Qua đó càng khiến nỗi lòng của người cô phụ se thắt lại- nỗi buồn dai dẳng, xa vắng lan tỏa khắp tâm hồn. Người phụ nữ chịu bao khổ đau, bị xã hội đưa đẩy mà không tự quyết định được cho số phận của mình: “Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” (Bánh trôi nước) Với cương vị là một người vợ, người phụ nữ cũng không tránh khỏi khổ cực mà xã hội suy tàn ấy mang đến: “Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công” (Thương vợ) Lấy chồng duyên chỉ “một” mà nợ thì nhiều. Người vợ phải gánh vác công việc trong gia đình. Với thân phân nhỏ bé, đơn chiếc nhưng họ luôn bất chấp nguy hiểm, cực khổ để nuôi sống gia đình. Người vợ lại đóng vai trò là trụ cột. Họ vì mưu sinh cuộc sống mà phải lam lũ, vất vả, dãi nắng dầm mưa, lặn lội kiếm ăn: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” Bà Tú một mình thân gái nhỏ bé, yếu ớt phải lặn lội khắp nơi, bươn bả trên sông nước không có ai trợ giúp, đỡ đần cho bà nơi hiểm nguy sông nước, chứa đầy bất chắc. Bởi thế kiếp sống long đong lận đận của người phụ nữ ấy, tác giả đã đồng nhất với hình ảnh thân cò lặn lội. Nhưng có thể nói, người phụ nữ Việt Nam mang trong mình một sức sống mãnh liệt, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Sau bao đau xót, tủi nhục dường như vẫn trỗi dậy: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” Ở đây, thiên nhiên cũng bừng lên với tâm trạng con người. “Rêu” vốn là sinh vật nhỏ bé, yếu mềm và “đá” là sự vật vô tri nhưng dưới con mắt của mình, “Bà chúa thơ nôm” cũng thấy chúng muốn chứng tỏ sức sống của mình bằng cách “Xiên ngang”, “đâm toạc” mặt đất, chân mây. Sự vật mà còn có thể huống chi là người? tại sao con người lại bi quan như thế? Và ta cũng nhận thấy được sự táo bạo trong thơ Hồ Xuân Hương: “Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” Bà luôn khẳng định mình, bất chấp số phận giàng buộc của xã hội phong kiến. Người vợ trong thơ Tế Xương cũng vậy, bất chấp hoàn cảnh mà vươn lên. Không lời phàn nàn trách mọc, oán hận mà giàu lòng vị tha và đức hi sinh. “Năm nắng mười mưa dám quản công” Vâng ! người phụ nữ Việt Nam là thế. Ở họ chứa đựng những cảm xúc suy tư từ cuộc đời thực của mình. Nhưng tất cả đều mang những phẩm chất, tài năng đáng quí. Họ bày tỏ sự phẫn nộ uất ức trước duyên phận, đồng thời khát khao được hạnh phúc, tình duyên trọn vẹn. Qua hai bài thơ ta càng thấy ánh lên những hình ảnh cao đẹp của người phụ nữ thời xưa. Họ như những tia sáng hào quang lan tỏa đến tâm hồn bạn đọc ở bao thế hệ. Và như thế, thơ ca đã bắc nhịp cầu kết nối những trái tim cùng đồng cảm, cùng sẻ chia. Văng vẳng đâu đây, dường như ta vẫn nghe được dư âm: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không” Nỗi đau của người phụ nữ, nỗi buồn của một kiếp người. Nhưng ánh sáng lan tỏa từ phẩm chất cao đẹp của họ sẽ len lỏi đến trái tim độc giả muôn đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k