* Giới thiệu vài nét về ca dao than thân và các ý kiến:
- Ca dao than thân là những lời ca cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng của những người bình dân lao động.
- Nêu các ý kiến về ca dao than thân.
* Bình luận các ý kiến:
Mỗi ý kiến trong đề bài là một nhận xét về âm điệu của ca dao than thân: âm điệu xót xa, ngậm ngùi, cay đắng; âm điệu đằm thắm, ân tình. Hai ý kiến này không đối lập nhau mà bổ sung, làm nên sự đa dạng trong giọng điệu của ca dao than thân.
Học sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình về mỗi ý kiến, tuy nhiên phải có những kiến giải thuyết phục. Dưới đây là một số ý tham khảo:
- Bình luận từng ý kiến:
+ Ý kiến thứ nhất: Âm điệu chủ đạo của ca dao than thân là xót xa, ngậm ngùi, cay đắng.
=> Khẳng định ý kiến đúng. Ca dao than thân là những tiếng hát trải lòng của người lao động về cảnh ngộ, số phận của mình: tiếng hát của người con gái về thân phận phụ thuộc éo le; tiếng hát của chàng trai khi tình duyên lỡ dở; tiếng hát của người lao động thất bát trong nuôi trồng… (Học sinh lấy dẫn chứng từ một số bài ca dao than thân như Thân em như…, Trèo lên cây khế nửa ngày…, Trèo lên cây bưởi hái hoa…, bài ca Mười cái trứng… để phân tích, chứng minh).
Giọng điệu than thân được mang đến bởi các công thức mở đầu: Thân em như…; đại từ phiếm chỉ ai; các câu cảm thán Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!, Tháng khốn, tháng nạn;câu hỏi tu từ Có nhớ ta chăng?...
+ Ý kiến thứ hai: Những tiếng hát than thân rất đằm thắm, ân tình.
=> Khẳng định ý kiến đúng. Mặc dù trong cuộc sống còn gặp nhiều những khó khăn, tủi cực, éo le… nhưng những người bình dân không khi nào độc ca một giọng than thân. Ngược lại, càng trong hoàn cảnh bĩ cực, người bình dân càng thiết tha, nghĩa tình, càng yêu sự sống...: ý thức sâu sắc về vẻ đẹp (ngoại hình, tâm hồn); tuy tình duyên lỡ dở nhưng vẫn bền vững, thủy chung; tuy thất bát nhưng vẫn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng (Học sinh lấy dẫn chứng từ các bài ca dao để phân tích, chứng minh).
Giọng điệu đằm thắm, ân tình được mang đến bởi những hình ảnh đẹp tấm lụa đào, củ ấu ruột trong thì trắng lại ngọt bùi; câu khẳng định Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi, Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời; câu cảm thán Chớ than phận khó ai ơi, Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây…
- Cả hai ý kiến đều đưa ra nhận định chính xác về giọng điệu của ca dao than thân. Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không loại trừ mà bổ sung cho nhau, thể hiện sự đa dạng trong giọng điệu của ca dao hài hước.
* Đánh giá
- Ca dao than thân không chỉ là tiếng hát than thân tủi phận của người bình dân lao động mà hơn hết còn phổ diễn đời sống tinh thần, tình cảm phong phú, đẹp đẽ của họ.