LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

28/03/2018 20:46:11

Nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay

  1. Nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chấ "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
  2. Nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện sống chết mặc bay.
6 trả lời
Hỏi chi tiết
2.760
9
1
Deano
28/03/2018 20:47:46
1

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
2
Deano
28/03/2018 20:48:31
2
3
2
mỹ hoa
28/03/2018 20:48:53
1/Bài làm Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thể hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cả«m mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
4
3
Nguyễn Thành Trương
28/03/2018 21:24:22
Câu 1:
- Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe đọa cuộc sống của người dân.
- Mặt tương phản thứ hai:
+ Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
+ Không khí, quang cảnh: “tĩnh mịch”, “trang nghiêm”, “nhàn nhã”, “đường bệ”, “nguy nga” (phản ánh uy thế của viên quan lại với nha lại, tay sai).
+ Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi “hộ đê” (chứng tỏ một cuộc sống sang trọng, rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân).
+ Sáng ngời, cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ.
+ Sự đam mổ tổ tôm và quang cảnh đánh tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng...
+ Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin đê vỡ.
+ Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ khi: “Ừ! Thông tôm, chi chi nảy”.
- Phép tăng cấp trong truyện ngắn sống chết mặc bay đã được thể hiện qua việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản.
a) Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả: Cảnh trời mưa mỗi lúc mỗi tăng (“mưa tầm tã”, “vẫn mưa tầm tã trút xuống”. Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao (“nước sông Nhị Hà lên to quá”, “dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên”). Âm thanh (tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau hộ đê) mỗi lúc một ầm ĩ. Sức người mỗi lúc một đuôi. Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến...
b) Với cảnh quan phủ đánh tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mô tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đô đã đành, nhưng trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê đã quá lớn. Đến khi người dân phu báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lên giọng quái nạt và tiếp tục đánh đến “Ù! Thông tôm, chi chi nảy” trong niềm vui cực độ nhưng là phi nhân tính “lòng lang dạ thú”. Phép tăng cấp trong nghệ thuật có tác đụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách nhân vật là như thế.
3
2
Nguyễn Thành Trương
28/03/2018 21:25:12
Câu 2:
Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn - trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo "Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.
3
2

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư