Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhảy xa gồm mấy giai đoạn, nói tên các giai đoạn?

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
89.297
151
36
Nguyễn Khánh Linh
08/01/2018 19:36:26
Gồm 4 giai đoạn:
Chạy đà: đường chạy đà đối với Học sinh Phổ thông khoảng 15-25m; đối với Vận động viên Nam khoảng 38-48m (18-24 bước), Nữ khoảng 32-42m (16-22 bước).
Giậm nhảy: góc độ giậm nhảy khoảng 70-780, để đạt góc độ bay 20-240.
Trên không: khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt ván là lúc bắt đầu giai đoạn trên không.
Tiếp đất: đây là giai đoạn người nhảy phải chủ động tiếp đất và không để ngã ra sau.
3-Các kiểu Nhảy xa:
3.1-Nhảy xa kiểu ?NGỒI?:
Sau bước bộ trên không, chân giậm nhảy co dần lại và đưa về phía trước nâng cao đùi, tay đánh từ trên xuống dưới ra sau.
Lúc này tư thế người như ?Ngồi? trên không, vì vậy gọi là nhảy xa kiểu ?Ngồi? .
3.2-Nhảy xa kiểu?ƯỠN THÂN?:
Sau bước bộ trên không, chân lăn chủ động đưa ra sau phối hợp cùng chân giậm.
Lúc này hai tay, ngực, hông và 2 chân căng ra sau như hình cánh cung.
3.3-Nhảy xa kiểu?CẮT KÉO?:
Sau bước bộ trên không, chân giậm co dần cẳng chân nâng đùi đưa chân ra trước, đồng thời đưa chân lăn từ trước ra sau tạo thành sự chuyển động như đường đi của 2 lưỡi kéo.
VĐV có thành tích cao thực hiện từ 2,5 - 3,5 bước cắt kéo trên không.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
38
21
Tui là nấm lùn
08/01/2018 19:36:41
Khi chạy đà, độ dài của các bước chạy cần tăng dần kết hợp với nâng dần thân lên, đặc biệt phải tăng dần tốc độ cho đến khi đạt được tốc độ cao nhất. Tiếp theo duy trì tốc độ cao đó bằng cách giữ ổn định khoảng cách, trật tự và tần số bước chạy. Khi chạy đà, đặt nửa trước bàn chân chạm đất, chân đạp sau tích cực và duỗi thẳng, thân trên hơi ngả về trước, tay phối hợp tự nhiên. Riêng bước đà cuối cùng, khi đặt chân giậm nhảy vào ván cần bước nhanh và ngắn hơn bước trước đó khoảng ½ - 1 bàn chân, đặt cả bàn chân chạm ván chuẩn bị cho giậm nhảy. Lúc này thân trên không ngả ra trước hoặc ra sau, mà giữ ở tư thế thẳng đứng, hai tay sẵn sàng đánh phối hợp với giậm nhảy đưa người về trước – lên cao. Chạy đà là một trong hai giai đoạn quan trọng của nhảy xa.
- Giậm nhảy: Giậm nhảy là giâi đoạn quan trọng nhất của nhảy xa. Giai đoạn giậm nhảy bắt đầu từ khi đặt chân giậm lên ván giậm nhảy. Lúc này chân giậm nhảy hơi khuỵu gối, sau đó dùng sức mạnh của chân và toàn thân đạp mạnh, nhanh lên ván như sức bật của một chiếc lò xo. Khi giậm nhảy phải chủ động đạp mạnh duỗi thẳng chân, phối hợp với đánh tay và đưa chân lăng ra trước – lên cao và giữ cơ thể được thăng bằng.
Giậm nhảy phải phối hợp nhịp nhàng với tốc độ nằm ngang của chạy đà tạo nên. Kết quả nghiêng cứu của nhiều công trình khoa học về giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa cho thấy thành tích đạt được phụ thuộc vào sức mạnh của chân, sự linh hoạt của cổ chân, sức bật của bàn chân, sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể đặc biệt là sự phối hợp chính xác giữa lực giậm nhảy và lực do chạy đà tạo nên và góc độ giậm nhảy hợp lý. Góc giậm nhảy khoảng 70 – 780 (so với mặt đất phía trước) để đạt góc bay khoảng 20 – 240.
- Trên không: Giai đoạn trên không của nhảy xa “Ưỡn thân” bắt đầu từ tư thế “bước bộ trên không” khi chân giậm nhảy rời khỏi ván giậm, không đưa ngay ra trước như nhảy xa kiểu “ngồi”, mà đưa về phía sau, co dần lại, chân lăng từ phía trước chủ động đưa xuống dưới – về sau phối hợp với chân giậm nhảy và ngực ưỡm căng thân ra sau, mặt nhìn lên cao, hai tay có thể đưa lên cao chếch về sau hoặc dang ngang. Tư thế hai tay, ngực, hông và hai chân lúc này chủ động ưỡn ngực căng về sau sao cho thân người căng như một hình cánh cung. Tiếp theo gập nhanh thân trên, đồng thời hai chân vươn ra trước hết sức tích cực phối hợp với đánh hai tay từ trên cao – ra trước vòng xuống dưới – ra sau để chuẩn bị giai đoạn tiếp đất. Chính nhờ gập thân và vươn hai chân ra trước chủ động và nhanh, mà nhảy xa ưỡn thân tận dụng được tối đa đường bay của trọng tâm cơ thể trong không gian.Đó cũng là lợi thế của nhảy xa kiểu “ưỡn thân” so với kiểu “ngồi”.
- Tiếp đất:Khi hai chân bắt đầu tiếp đất, chủ động khuỵu gối để giảm chấn động, đồng thời rướn thân, vươn hai tay ra trước để giữ thăng bằng không để mông hoặc tay chạm cát ở phía sau. Sau đó đứng lên đi về trước, rời khỏi hố nhảy. Không đi sang ngang hoặc lùi, vì theo luật thi đấu thành tích sẽ tính từ bộ phận cơ thể chạm cát gần ván nhất. Động tác tiếp đất đòi hỏi phải khéo léo, nhanh nhẹn, mềm dẻo và hết sức chủ động bởi vì tuy không phải là giai đoạn chủ động tạo ra thành tích, nhưng tận dụng được tối đa thành tích hay không chính là nhờ sự khéo léo đó.
27
25
Bạch Ca
09/01/2018 12:45:38
Khi chạy đà, độ dài của các bước chạy cần tăng dần kết hợp với nâng dần thân lên, đặc biệt phải tăng dần tốc độ cho đến khi đạt được tốc độ cao nhất. Tiếp theo duy trì tốc độ cao đó bằng cách giữ ổn định khoảng cách, trật tự và tần số bước chạy. Khi chạy đà, đặt nửa trước bàn chân chạm đất, chân đạp sau tích cực và duỗi thẳng, thân trên hơi ngả về trước, tay phối hợp tự nhiên. Riêng bước đà cuối cùng, khi đặt chân giậm nhảy vào ván cần bước nhanh và ngắn hơn bước trước đó khoảng ½ - 1 bàn chân, đặt cả bàn chân chạm ván chuẩn bị cho giậm nhảy. Lúc này thân trên không ngả ra trước hoặc ra sau, mà giữ ở tư thế thẳng đứng, hai tay sẵn sàng đánh phối hợp với giậm nhảy đưa người về trước – lên cao. Chạy đà là một trong hai giai đoạn quan trọng của nhảy xa.
- Giậm nhảy: Giậm nhảy là giâi đoạn quan trọng nhất của nhảy xa. Giai đoạn giậm nhảy bắt đầu từ khi đặt chân giậm lên ván giậm nhảy. Lúc này chân giậm nhảy hơi khuỵu gối, sau đó dùng sức mạnh của chân và toàn thân đạp mạnh, nhanh lên ván như sức bật của một chiếc lò xo. Khi giậm nhảy phải chủ động đạp mạnh duỗi thẳng chân, phối hợp với đánh tay và đưa chân lăng ra trước – lên cao và giữ cơ thể được thăng bằng.
Giậm nhảy phải phối hợp nhịp nhàng với tốc độ nằm ngang của chạy đà tạo nên. Kết quả nghiêng cứu của nhiều công trình khoa học về giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa cho thấy thành tích đạt được phụ thuộc vào sức mạnh của chân, sự linh hoạt của cổ chân, sức bật của bàn chân, sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể đặc biệt là sự phối hợp chính xác giữa lực giậm nhảy và lực do chạy đà tạo nên và góc độ giậm nhảy hợp lý. Góc giậm nhảy khoảng 70 – 780 (so với mặt đất phía trước) để đạt góc bay khoảng 20 – 240.
- Trên không: Giai đoạn trên không của nhảy xa “Ưỡn thân” bắt đầu từ tư thế “bước bộ trên không” khi chân giậm nhảy rời khỏi ván giậm, không đưa ngay ra trước như nhảy xa kiểu “ngồi”, mà đưa về phía sau, co dần lại, chân lăng từ phía trước chủ động đưa xuống dưới – về sau phối hợp với chân giậm nhảy và ngực ưỡm căng thân ra sau, mặt nhìn lên cao, hai tay có thể đưa lên cao chếch về sau hoặc dang ngang. Tư thế hai tay, ngực, hông và hai chân lúc này chủ động ưỡn ngực căng về sau sao cho thân người căng như một hình cánh cung. Tiếp theo gập nhanh thân trên, đồng thời hai chân vươn ra trước hết sức tích cực phối hợp với đánh hai tay từ trên cao – ra trước vòng xuống dưới – ra sau để chuẩn bị giai đoạn tiếp đất. Chính nhờ gập thân và vươn hai chân ra trước chủ động và nhanh, mà nhảy xa ưỡn thân tận dụng được tối đa đường bay của trọng tâm cơ thể trong không gian.Đó cũng là lợi thế của nhảy xa kiểu “ưỡn thân” so với kiểu “ngồi”.
- Tiếp đất:Khi hai chân bắt đầu tiếp đất, chủ động khuỵu gối để giảm chấn động, đồng thời rướn thân, vươn hai tay ra trước để giữ thăng bằng không để mông hoặc tay chạm cát ở phía sau. Sau đó đứng lên đi về trước, rời khỏi hố nhảy. Không đi sang ngang hoặc lùi, vì theo luật thi đấu thành tích sẽ tính từ bộ phận cơ thể chạm cát gần ván nhất. Động tác tiếp đất đòi hỏi phải khéo léo, nhanh nhẹn, mềm dẻo và hết sức chủ động bởi vì tuy không phải là giai đoạn chủ động tạo ra thành tích, nhưng tận dụng được tối đa thành tích hay không chính là nhờ sự khéo léo đó.
97
26
thinh thinh
14/03/2018 19:22:27
Nhảy xa gồm 4 giai đoạn:​
  1. chạy đà
  2. bật nhảy
  3. trên không
  4. tiếp đất
Sam Sam
vậy giai đoạn nào là quan trọng nhất ? vf sao?
4
7
Hoa hồng
28/04/2020 16:18:08
Em hãy nêu các nguyên tắc được xem là không đảm bảo vệ sinh trong tập luyện và thi đấu TDTT?
2
28
Nguyễn Thanh Hậu
26/01/2021 21:22:38
Có mấy kiểu nhảy xa kể ra
3
0
Hà Lâmngoc
13/12/2021 11:51:29
nhảy xa gồm mấy giai đoạn kĩ thuật của nhảy xa
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×