1.VTĐL :
- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Hệ toạ độ địa lý: + Vĩ độ: 23023’B - 8034’B
+ Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ
2. Phạm vi lãnh thổ :
a. Vùng đất:
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.bao gồm cả phần đất liền và vùng biển.
* Với toạ độ địa lí này nước ta nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu trong khu vực Châu á gió mùa.
* Nước ta nằm ở TT vùng ĐNA, phía đông bán đảo đông dương tiếp giáp với Biển Đông. Với vị trí này nước ta ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa Á -Âu rộng lớn với TBD bao la, Nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế, nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng của thế giới.
*nước ta nằm trong khu vực Châu Á- TBD, khu vực đang diễn ra hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.
3.Ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ:
a. Ý nghĩa về tự nhiên
-VTĐL đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Điều này thể hiện rõ trong các chỉ tiêu cao về nhiệt ẩm, về sự luân phiên hoạt động gió mùa.Nhiệt đổtunh bình năm từ 220C đến 250C, cán cân bức xạ luông luôn dương và đạt 75kcl/cm2/năm, tổng nhiệt độ hoạt động tử 8000 đến 10 0000C, số giờ nắng trong năm từ 1400 đến 3000 giờ /năm. lượng mưa trung bình đạt từ 1500mm đến 3000mm/nămcó nơi đạt từ 3500 đến 4000mm/năm, độ ẩm TB trên 80%. Mỗi năm nước ta có hai mùa, Mùa đông ( Gió mùa đông) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hạ ( gió mùa hạ) từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
- Nhờ nguồn nhiệt ẩm dồi dào nên thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống, khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ với nước ta ở TNA, Bắc Phi.
- Nước ta nằm ở vị trí tiệp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên nên có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú: Nằm trên cả hai vành đai sinh khoáng nên có đủ loại khoáng sản, có cả sinh vật của miền nhiệt đới lẫn á nhiệt đới, ôn đới, cả sinh vật dưới nước lẫn trên cạn, lưỡng cư.
- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ cũng tạo ra sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta , giữa phía Bắc với phía Nam, giữa miền núi trung du với đồng bằng, ven biển và hải đảo.
- Mặt khác, VTĐL cũng đặt nước ta vào trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, gây ra nhiều tổn thất cho sản xuất và đời sống, cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
b. Ý nghĩa về KT, VH, XH và quốc phòng
- Về kinh tế:
+ Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm, có nguồn nhiệt ẩm dồi dào, nước ta có thể hoạt động kinh tế suốt quanh năm, có ưu thế để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới thâm canh, đa canh.
+ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nước ta có thể phát triển một nền kinh tế với cơ cấu ngành hết sức đa dạng.
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển giao lưu với các nước trên thế giới. Là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới,thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có: Thuận lợi ph át triển tổng hợp kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)
+ Nằm trong khu vực Châu Á- TBD, khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới, nước ta dễ dàng tiếp thu vốn, KT, công nghệ hiện đại của các nước ttể tăng tiềm lực của nền kinh tế, học tập được những kinh nghiệm quý báu để phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
+ Tuy nhiên , VTĐL cũng làm cho nền kinh tế nước ta gặp một số thách thức trở ngại, dó là những tổn thất do thiên tai phải gánh chịu hằng năm, sự cạnh tranh quyết liệt, gay gắt với những nền kinh tế giàu tiềm lực hơn chúng ta rất nhiều
- Về văn hóa- xã hội: thuận lợi cho nước ta hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng ĐNA.