Cậu có thể tham khảo để thi tốt nhé
CÂU HỎI ÔN TẬP BỒI DƯỠNG HS GIỎI VĂN 8
Đề 1:
Câu 1: Văn bản "Chiếu dời đô" Được sáng tác năm nào?
A. 958 B. 1010 C. 1789 D. 1858
Câu 2: Hai câu thơ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ B. So sánh C. Ân dụ D. Nhân hóa
Câu 3: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?
A. Nét mặt B. Cử chỉ C. Ngôn từ D. Điệu bộ
Câu 4: Tập thơ nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh có mấy bài?
A. 123 B. 133 C. 143 D. 153
Câu 5: Trong bốn kiểu câu đã học kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhiều nhất trong giao tiếp?
A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán
Câu 6: Việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào?
A. Làm cho bài văn nghị luận chặt chẽ sắc sảo hơn.
B. Làm cho bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
C. Làm cho bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lý.
D. Làm bài văn nghị luận rõ ràng mạch lạc và lô gic hơn.
Câu 7: Bài thơ "Khi con tu hú" Của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả vượt ngục để trở về cuộc sống tự do.
B. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.
C. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng
D. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.
Câu 8: Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh Lê là gì?
A. Huế. C. Hoa Lư. B. Cổ Loa. D. Thăng Long.
Câu 9: Câu sau thuộc kiểu câu nào? "Ông giáo hút trước đi".
a. Nghi vấn. b. Cầu khiến. c. Cảm thán. d. Phủ định.
Câu 10: Tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu cuối trong bài thơ "Khi con tu hú" là?
a. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.
b. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.
c. Buồn bực vì con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
d. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù.
Câu 11: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Hịch tướng sĩ là gì?
a. Tự sự b. Miêu tả c. Nghị luận d. Biểu cảm
Câu 12: Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để:
a. Nghi vấn. b. Hỏi. c. Trả lời. d. Bộc lộ cảm xúc.
Câu 13: Bản nào trong các văn bản sau được xem như một bản tuyên ngôn độc lập?
a. Chiếu dời đô. b. Hịch tướng sĩ. c. Nước Đại Việt ta. d. Thuế máu.
Câu 14: Hành động nói là:
a. Hành động được thực hiện bằng hành động. b. Hàng động được thực hiện bằng cử chỉ.
c. Hàng động được thực hiện bằng lời nói. d. Hành động được thực hiện bằng suy nghĩ.
Câu 15 Trong văn nghị luận thường kết hợp các yếu tố nào?
a. Biểu cảm, tự sự. b. Miêu tả, biểu cảm.
c. Tự sự, miêu tả. d. Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Câu 16: Jắc Ru – xô là nhà văn nước nào?
a. Pháp. b. Mỹ. c. Nga. d. Đan Mạch.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Qua hai câu thơ:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì
Câu 2: (1 điểm) Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu sau:
"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo"
(Lên Tây Bắc- Tố Hữu)
Câu 3 (1điểm) Đọc và xác định kiểu câu trong các câu sau:
a. U nó không được thế!
b. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
c. Ha ha! Trời hôm nay đẹp quá!
d. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội.
Câu 3: Chép thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu và nêu cảm nhận của em về cảnh mùa hè trong khổ thơ đó?
Câu4: Hịch tướng sĩ là bài ca của lòng yêu nước. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 5: Em hãy viết bài văn làm rõ "Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch"
Câu 6: Có ý kiến cho rằng: "Bình Ngô đại cáo" có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Dựa vào đoạn trích "Nước Đại Việt ta", Em hãy làm rõ ý kiến trên.
Câu 7: Chứng minh rằng Nước Đại Việt ta (BNĐC) của Nguyễn Trãi tràn đầy niềm tự hào dân tộc
C. ĐÁP ÁN ĐỀ 1:
I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu12345678
Đáp ánBDCBCBDC II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Qua hai câu thơ cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: "yên dân", "trừ bạo" nghĩa là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc; muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực tàn bạo.
Câu 2: (1 điểm) Nhấn mạnh hình ảnh đẹp của anh giải phóng quân
Câu 3: (5 điểm)
A. Yêu cầu
a. Hình thức, kĩ năng:
- Thể loại: Nghị luận
- Biết kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm, miêu tả vào trong bài viết.
- Bố cục phải có đủ 3 phần.
- Không mắc lỗi diễn đạt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
b. Nội dung: Đảm bảo nội dung từng phần như sau:
* Mở bài (1.0 điểm): Nêu lợi ích chung của việc tham quan.
* Thân bài (3.0 điểm): Nêu các lợi ích cụ thể
- Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch giúp ta thêm khỏe mạnh.
- Về tinh thần: những chuyến tham quan du lịch giúp:
- Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân.
- Có thêm tình yêu với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Về kiến thức:
- Hiểu được cụ thể hơn, sâu hơn những điều đã được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.
- Đưa lại nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở ở trường.
* Kết bài (1.0 điểm): Khẳng định tác dụng của việc tham quan.
B. Biểu điểm
- Điểm 4 - 5: Thực hiện tốt các yêu cầu trên, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.
- Điểm 3: Thực hiện tương đối đảm bảo yêu cầu trên, sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2: Thực hiện sơ sài yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng, lạc đề.
* Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giáo viên cần căn cứ vào mức độ bài làm của học sinh để ghi điểm cho thích hợp và cần khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo trong việc vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.