Nội dung nào sau đây sai khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây? Khi nói về trao đổi khoáng trong cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Câu 1: Nội dung nào sau đây sai khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.
B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.
D. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
Câu 2: Khi nói về trao đổi khoáng trong cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Quá trình hút khoáng luôn cần có ATP.
2. Rễ cây chỉ hấp thụ khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
3. Mạch rây vận chuyển dòng ion khoáng còn mạch gỗ vận chuyển dòng nước.
4. Quá trình hút khoáng không phụ thuộc vào quá trình hút nước của rễ cây.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Trong cây, nguyên tố đại lượng có vai trò chủ yếu nào sau đây?
A. Cấu trúc nên hợp chất hữu cơ trong tế bào.
B. Kích thích quá trình hút nước của rễ cây.
C. Kích thích quá trình thoát hơi nước của lá cây.
D. Là thành phần chủ yếu của hệ keo nguyên sinh.
Câu 4: Để bổ sung nguồn nitơ cho đất, con người không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Bón supe lân, apatit.
B. Bón phân hữu cơ.
C. Trồng cây họ đậu.
D. Bón đạm amôn, đạm sunfat.
Câu 5: Cây sinh trưởng tốt trên đất có nhiều mùn. Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng?
1. Trong mùn có nhiều không khí.
2. Trong mùn có các hợp chất nitơ.
3. Trong mùn cây dễ hút nước hơn.
4. Trong mùn chứa nhiều chất khoáng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6: Cho các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp giúp chuyển hóa các muối khoáng trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan?
1. Làm cỏ sục bùn.
2. Bón vôi cho đất chua.
3. Phá váng sau khi đất ngập nước.
4. Cày ải phơi đất.
5. Phun thuốc diệt cỏ.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7: Số lượng tế bào khí khổng phân bố ở 2 mặt của lá như thế nào?
A. Mặt trên nhiều hơn mặt dưới.
B. Mặt dưới nhiều hơn mặt trên.
C. Hai mặt bằng nhau.
D. Cả 2 mặt không có khí khổng.
Câu 8: Nội dung nào sau đây đúng với cơ chế đóng mở khí khổng?
A. Hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau nên trương nước khác nhau.
B. Sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài của tế bào khí khổng.
C. Áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luô thay đổi.
D. Sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu.
Câu 9: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 10: Khí khổng của cây xương rồng sống ở sa mạc đóng mở như thế nào?
A. Đóng ban ngày, đóng ban đêm.
B. Đóng ban ngày, mở ban đêm.
C. Mở ban ngày, đóng ban đêm.
D. Mở cả ngày lẫn đêm.
Câu 11: Giấy tẩm clorua coban khi ướt có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm clorua coban koo vào hai mặt lá khoai lang. Sau 15 phút thấy mặt dưới có màu hồng trong khi mặt trên lá sau 3 giờ mới có màu hồng. Thí nghiệm này chứng minh điều gì?
A. Khí khổng lá khoai lang chủ yếu phân bố mặt dưới.
B. Mặt dưới lá khoai lang không có khí khổng.
C. Khí khổng lá khoai lang chủ yếu phân bố ở mặt trên.
D. Mặt tên lá khoai lang không có khí khổng.
Câu 12: Vì sao cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi?
I. Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi.
II. Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
III. Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu bì lá của cây trên đồi.
IV. Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn.
A. II, III, IV B. II, IV C. I, II, IV D. I, III, IV
0 Xem trả lời
1.031