Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nước được hình thành như thế nào?

Nước được hình thành như thế nào?
Nước có hình dáng như thế nào?
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.476
4
1
Ngoc Hai
23/07/2017 14:12:54
Nguồn gốc của nước trên Trái đất từ lâu đã trở thành chủ đề cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong giới khoa học với 2 giả thuyết chính được đưa ra: từ các tiểu hành tinh hoặc sao chổi.

Mới đây, kết quả phân tích thành phần các thiên thạch chỉ ra rằng nước không bắt nguồn ở một nơi nào đó bên ngoài hệ Mặt trời, và như vậy, phát hiện này đã ủng hộ giả thuyết thứ nhất.

Thiên thạch có tên chondrite cacbon chứa nhiều dấu hiệu của nước và các yếu tố dễ bay hơi như cacbon, nitơ, hydro. Để tìm hiểu xem giữa sao chổi và tiểu hành tinh đâu mới là ngôi nhà thực sự của chondrite cacbon, nhóm nghiên cứu Học viện Carnegie Washington (Mỹ) do Conel Alexander dẫn đầu đã tiến hành đo lượng deuterium (một đồng vị nặng của hydro) trong 86 mẫu chondrite (thiên thạch dạng hình cầu) được tìm thấy trên Trái đất.

Thông thường, những vật chất hình thành càng xa mặt trời thì càng có xu hướng giàu deuterium. Thử nghiệm lần này lại cho thấy lượng deuterium trong các thiên thạch đó ít hơn đáng kể so với sao chổi và như vậy, nhiều khả năng chúng có nguồn gốc từ nơi khá gần gũi với mặt trời chứ không thể là sao chổi - một loại thiên thể sinh ra ở vòng ngoài băng giá của hệ mặt trời.

Tuy đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về quá trình hình thành nước trên hành tinh chúng ta nhưng giả thuyết vừa chứng minh này được xem là hợp lý hơn cả, nhóm chuyên gia kết luận.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Crístiano Longnaldo
23/07/2017 14:13:56
nước được tạo từ hơi bốc lên
2
1
Đặng Quỳnh Trang
23/07/2017 14:15:50
Nước tồn tại khắp mọi nơi và hằng ngày chúng ta cần một lượng nước khổng lồ. Tuy nhiên "nền tảng của sự sống" này đến từ đâu, cho đến nay vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Có hai khả năng được đề cập đến. Giả thiết thứ nhất: Trái đất "rỉ" nước thông qua các đám mây khí. Giả thiết thứ hai: các thiên thạch đã mang nước đến trái đất trong quá trình va đập của chúng vào trái đất. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được giả thiết nào đúng. Giả thiết 1: Trong quá trình hình thành các thế hệ ngôi sao, những đám mây khí liên tục được làm giàu bởi những thành phần nặng như bụi và nước. Trong một số đám mây bụi liên tục hình thành các ngôi sao mới và bao quanh những ngôi sao này là những "đĩa khí" của chúng ta được hình thành trước khoảng 5 tỷ năm trước. Những vòng khí và bụi của hệ mặt trời lúc mới hình thành lớn gấp 10 lần hệ mặt trời của chúng ta ngày nay. Cùng với thời gian trong các vòng khí, những "hòn đá" dần được hình thành thông qua việc gắn kết dần những phần nhỏ và mảnh vỡ tạo nên tiền đề cho một ngôi sao. Thông qua việc va đập và cọ sát, những tiểu hành tinh này lại tiếp tục gắn kết với nhau thành những hành tinh lớn hơn. Cuối cùng chúng hình thành nên các hành tinh lớn như sao Thổ, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa. Những hành tinh nguyên thủy này không chỉ chứa bụi mà còn chứa cả băng. Những hạt nước đầu tiên tồn tại ở các hành tinh chính là những đám mây khí. Thế nhưng phần lớn chúng mất đi khi các tiểu hành tinh còn nóng đỏ. Chúng bay hơi trở lại vũ trụ. Tuy nhiên trái đất liên tục nguội dần đi và các núi lửa phun ra các đám mây khí kết hợp với các khí khác như CO2, mê tan và amôniac. Cuối cùng, trái đất cũng đủ lạnh để hơi nước trong không khí ngưng tụ lại biến thành những đám mây, những trận mưa rồi nước ngấm dần xuống đất và tạo nên biển, sông, hồ... Giả thiết 2: Đa số các nhà khoa học cho rằng, riêng trái đất lạnh thôi sẽ không có đủ nước tạo thành biển như ngày nay. Nước phải đến từ một nguồn khác nữa. Một lý thuyết được đưa ra: Nước đến từ các tảng thiên thạch có bán kính hàng km bay xung quanh trái đất lúc bắt đầu hình thành. Khi chúng rơi xuống trái đất, nước chứa trong đó được dự trữ dưới dạng băng. Cũng có những chứng minh cho lý thuyết này: Những "hố bom" khổng lồ trên mặt trăng và trên đó vẫn có những cơn gió lạnh mang hơi nước. Các nhà thiên văn học tiến hành nghiên cứu sự hình thành của mặt trăng cho thấy nước vẫn đang tồn tại ở đó dưới dạng băng. Nước - một trong những thành phần quan trọng nhất của sự sống vốn vô cùng quen thuộc với chúng ta hằng ngày. Nhưng để tìm cách giải thích đúng đắn và khoa học cho sự tồn tại của nước trên trái đất và đối với sự sống vẫn còn là câu hỏi lớn mà loài người chúng ta vẫn còn phải tiếp tục đi tìm lời giải đáp.
1
0
Nguyễn Duy Mạnh
23/07/2017 14:18:04
Cho tới bây giờ thì nguồn gốc của nước (bao phủ tới 70% bề mặt Trái đất) của hành tinh nơi chúng ta đang sinh sống vẫn còn là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Rất nhiều người trong số họ tin rằng thay vì nước đã được tổng hợp một cách tự nhiên bằng các phản ứng hóa học trong quá trình tạo thành Trái đất thì nó có thể có nguồn gốc từ bên ngoài Trái đất do một số vụ va chạm với các tiểu hành tinh khác.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nước trên bề mặt của Trái đất chắc chắn sẽ bị bốc hơi hết (nếu có tồn tại) vào 4.5 tỷ năm trước bởi mặt trời (lúc đó còn rất nóng so với bây giờ). Điều này có nghĩa rằng nước sau đó phải được mang tới từ một nơi khác, từ một hành tinh nằm xa mặt trời để không bị bay hơi hết nước.

Trong một khoảng thời gian dài, các nhà thiên văn học đã nghĩ rằng sao chổi với cái đuôi chứa đầy đá và băng trong một vài lần va quẹt và đi qua hệ mặt trời sẽ mang lại nước cho Trái đất. Tuy vậy, các tính toán sau này cho thấy các sao chổi đang tồn tại và có khả năng đi qua hệ mặt trời như Halley, Hyakutake, Hale-Bopp chứa nước nặng so với nước ở trên Trái đất (đồng vị khác của Hydrogen) và không phải là nguồn gốc mang lại nước trên Trái đất.

Sau khi đã loại bỏ sao chổi ra khỏi danh sách, các nhà thiên văn học bắt đầu nghĩ tới vành đai thiên thể xung quanh hệ mặt trời. Mặc dù có rất nhiều thiên thể có quỹ đạo gần với mặt trời nên không thể giữ được nước, một vài thiên thể khác như 24 Themis đã tìm thấy dấu vết đầu tiên của băng ở trên đó.
3
0
23/07/2017 15:32:17
Chúng ta luôn ​xem nước là nguyên tố hiển nhiên phải có, nhưng trong thái dương hệ, nước lỏng hầu như không thể tìm thấy. Vậy tại sao hành tinh chúng ta lại có nhiều nước như thế? Và nó bắt nguồn từ đâu?

Giả thuyết thứ 1: Nước đến từ hình dạng nguyên thủy khi vũ trụ mới bắt đầu

Như chúng ta đã biết, nước được cấu thành từ hai phân tử hydro và oxy. Hydro xuất hiện từ khi vũ trụ mới hình thành, còn oxy xuất hiện sau đó khoảng vài trăm triệu năm khi các ngôi sao bắt đầu hình thành. Khi các ngôi sao nổ tung trong những vụ nổ vũ trụ, các nguyên tố như hydro, oxy văng ra khắp các vũ trụ và tạo thành những hợp chất mới như H20. Những phân tử nước này đã tồn tại trong đám mây bụi tạo nên Hệ Mặt Trời.​

Theo giả thuyết trên​, nếu không có nhiều nước trên Trái Đất khi hình thành đất đá thì nhiệt độ sẽ cao và thiếu khí quyển sẽ khiến nó bốc hơi trở lại vào không gian. Nước sẽ không thể duy trì trên Trái Đất vào hàng trăm triệu năm như thế. Nhưng nước trở lại vào hành tinh chúng ta như thế nào? Câu trả lời vẫn chưa được tìm thấy cho giả thuyết này.​​

Giả thuyết thứ 2: Nước được hình thành từ những vụ va chạm thiên thạch với Trái Đất

Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, nước chủ yếu đến với chúng ta nhờ các sao chổi băng, hoặc nhờ các thiên thạch đã đâm vào Trái Đất suốt hàng triệu năm. Khi nghiên cứu các thiên thạch chứa carbon hình thành không lâu sau khi Hệ Mặt Trời ra đời, các nhà khoa học thấy rằng chúng không chỉ chứa nước, mà còn chứa các hợp chất rất giống với đá trên Trái Đất. Điều này cho thấy Trái Đất đã tích trữ một lượng nước đủ lớn từ rất sớm để duy trì đến nay mặc dù trước đó không có khí quyển.​

Nếu giải thuyết này đúng, sự sống có thể đã hình thành sớm hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Hiện vẫn chưa chắc chắn nước trên Trái Đất xuất phát từ hình dạng nguyên thủy của nó, hay do các va chạm sau này, hoặc do sự kết hợp từ cả hai.
0
0
nguyễn văn A
06/09/2017 20:11:54

Có hai khả năng được đề cập đến. Giả thiết thứ nhất: Trái đất "rỉ" nước thông qua các đám mây khí. Giả thiết thứ hai: các thiên thạch đã mang nước đến trái đất trong quá trình va đập của chúng vào trái đất. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được giả thiết nào đúng.

Giả thiết 1: Trong quá trình hình thành các thế hệ ngôi sao, những đám mây khí liên tục được làm giàu bởi những thành phần nặng như bụi và nước. Trong một số đám mây bụi liên tục hình thành các ngôi sao mới và bao quanh những ngôi sao này là những "đĩa khí" của chúng ta được hình thành trước khoảng 5 tỷ năm trước. Những vòng khí và bụi của hệ mặt trời lúc mới hình thành lớn gấp 10 lần hệ mặt trời của chúng ta ngày nay.

Cùng với thời gian trong các vòng khí, những "hòn đá" dần được hình thành thông qua việc gắn kết dần những phần nhỏ và mảnh vỡ tạo nên tiền đề cho một ngôi sao. Thông qua việc va đập và cọ sát, những tiểu hành tinh này lại tiếp tục gắn kết với nhau thành những hành tinh lớn hơn. Cuối cùng chúng hình thành nên các hành tinh lớn như sao Thổ, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa.

Những hành tinh nguyên thủy này không chỉ chứa bụi mà còn chứa cả băng. Những hạt nước đầu tiên tồn tại ở các hành tinh chính là những đám mây khí. Thế nhưng phần lớn chúng mất đi khi các tiểu hành tinh còn nóng đỏ. Chúng bay hơi trở lại vũ trụ. Tuy nhiên trái đất liên tục nguội dần đi và các núi lửa phun ra các đám mây khí kết hợp với các khí khác như CO2, mê tan và amôniac. Cuối cùng, trái đất cũng đủ lạnh để hơi nước trong không khí ngưng tụ lại biến thành những đám mây, những trận mưa rồi nước ngấm dần xuống đất và tạo nên biển, sông, hồ...

Giả thiết 2: Đa số các nhà khoa học cho rằng, riêng trái đất lạnh thôi sẽ không có đủ nước tạo thành biển như ngày nay. Nước phải đến từ một nguồn khác nữa. Một lý thuyết được đưa ra: Nước đến từ các tảng thiên thạch có bán kính hàng km bay xung quanh trái đất lúc bắt đầu hình thành. Khi chúng rơi xuống trái đất, nước chứa trong đó được dự trữ dưới dạng băng. Cũng có những chứng minh cho lý thuyết này: Những "hố bom" khổng lồ trên mặt trăng và trên đó vẫn có những cơn gió lạnh mang hơi nước. Các nhà thiên văn học tiến hành nghiên cứu sự hình thành của mặt trăng cho thấy nước vẫn đang tồn tại ở đó dưới dạng băng.

Nước - một trong những thành phần quan trọng nhất của sự sống vốn vô cùng quen thuộc với chúng ta hằng ngày. Nhưng để tìm cách giải thích đúng đắn và khoa học cho sự tồn tại của nước trên trái đất và đối với sự sống vẫn còn là câu hỏi lớn mà loài người chúng ta vẫn còn phải tiếp tục đi tìm lời giải đáp

0
0
Con Chim Non
13/07/2018 07:23:05
Trái Đất từ lúc mới hình thành rất nóng và quay rất nhanh sau hàng triệu nắm Trái Đất nguội đí và quay chậm lại . Sau đó Trái Đất phải hứng chịu hàng nghìn thiên thạch rơi xuông , trong các thiên thạch chứa các giọt nước . Qua hàng triệu năm , Trái Đất quay lại chỉ còn 24 h trong 1 ngày , các thiên thạch đó là nguồn gốc của nước

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×