Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt tình yêu chân chính và tình yêu không lành mạnh (Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân)

Bài 1: Phân biệt tình yêu chân chính và tình yêu không lành mạnh.
Bài 2: Gần đây có nhiều ý kiến tranh luận về hiện tượng sống thử (sống trước hôn nhân) trong thanh niên. Em suy nghĩ gì về hiện tượng trên?
Bài 3: Em hãy phân biệt ba trường hợp : tảo hôn, cưỡng hôn, li hôn và cho biết hậu quả cả ba trường hợp đó.
Bài 4 : Lan và Hồng tranh luận với nhau.
Lan nói : ''Chúng mình còn đang đi học, không nên nghĩ đến chuyện yêu đương sớm sẽ làm ảnh hưởng đến việc học, vả lại, chúng mình cũng chưa đủ chín chắn để có sự đúng đắn. Việc học là điều quan trọng nhất hiện nay của chúng mình''.
Hồng không đồng ý : ''Tình yêu sẽ không phân biệt lứa tuổi, mình nghĩ có thể vừa học, vừa yêu, tình yêu sẽ giúp mình có thêm sức mạnh''.
Em nghĩ gì về 2 ý kiến trên?
Bài 5: Các câu ca dao sau muốn nói lên điều gì?
A. Đường đi những lách cùng lau
Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con.
B. Cái bống cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ hội, đánh rơi mất chồng.
Chú lái ơi cho tôi mượn cỗ gầu sòng
Tôi tát nước cạn cho chồng tôi lên.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
5.712
4
2
❤•Rїї⁀ᶜᵘᵗᵉ
02/02/2019 08:32:22
Bài 3:
1 - Tảo hôn là việc kết hôn chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật ( một trong hai người hoặc cả hai người đều chưa đủ tuổi kết hôn )
2 - Ly hôn là kết thúc hôn nhân.
3 - Cưỡng hôn là việc kết hôn không đồng thuận của một trong hai bên hoặc của cả hai bên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
❤•Rїї⁀ᶜᵘᵗᵉ
02/02/2019 08:38:26
Bài 3:
Mới đây, nhóm sinh viên (SV) thuộc bộ môn Giáo dục đặc biệt trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã khảo sát 358 SV của 8 khoa về đề tài "Sinh viên sư phạm với sống thử" và thu được những kết quả khá thú vị.

Theo đó, có 43,8% trong số 358 SV được hỏi đồng ý rằng "sống thử là điều xấu" trong khi có 46,2% phản đối và không có ý kiến. Song lại có đến 58% phản đối quan điểm: sống thử chẳng có gì sai và 53,8% phản đối ý kiến sống thử để có kinh nghiệm tiến đến hôn nhân. "Qua những con số này, chúng ta cảm nhận được sự mâu thuẫn trong quan điểm về sống thử của SV hiện nay.

Đối với hậu quả của việc sống thử thì hầu hết SV đều ý thức khá rõ. 56,1% cho rằng sống thử dẫn đến việc bỏ bê học hành, 72,3% đồng ý quan điểm "sống thử khiến cha mẹ đau lòng".

Ngày nay, do được hưởng thụ cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ, tâm sinh lý phát triển, tất yếu có xu hướng biết yêu sớm. Tình trạng phim ảnh thiếu lành mạnh, bố, mẹ, thầy cô giáo không quan tâm đúng mức, giáo dục giới tính hạn chế, cũng làm gia tăng tình trạng “lạm phát yêu”. Tình trạng “sống thử” được coi là biểu hiện đáng lo ngại nhất trong đời sống văn hóa của sinh viên khi mà nhiều bạn trẻ không có những kiến thức sơ đẳng về giới tính cũng như những kĩ năng cơ bản về sức khỏe sinh sản là điều rất đáng lo ngại.

Có thể nói “sống thử” hay “sống thật” đều là “lò luyện” số một cho tình yêu. Nó sẽ đào thải những tình yêu vụ lợi, thiếu sự cảm thông và chia sẻ trong cuộc sống. Tất cả những lời thề thốt bay bướm chỉ là lý thuyết suông nếu không được trải nghiệm qua “thực tế”. Phải yêu và tin tưởng tuyệt đối mới khiến không chỉ nữ, mà cả nam dám về sống cùng người “bạn đời” của mình được.

Nhưng thực tế, “sống thử” vẫn xảy ra và ngày càng công khai hơn. Để “sống thử thành công”, trước hết phải xuất phát từ tình yêu. Tức là bạn chấp nhận sống thử vì bạn yêu người ấy, muốn được ở bên, giúp đỡ, động viên người ấy chứ không vì bất cứ lý do nào khác (tiết kiệm tiền thuê nhà, ăn uống, lợi dụng tình cảm, vì mốt…). Tiếp đến mới là kỹ năng sống. Hãy thể hiện mình và cố gắng thích nghi những ưu điểm, khuyết điểm của người ấy một cách tự nguyện với mục đích là duy trì và nuôi dưỡng cho tình yêu phát triển
17
0
Nguyễn Bảo Nhi
18/02/2019 16:03:24
tình yêu chân chính là tình yêu dựa trên cơ sở tự nguyện của hai bên không có sư ép buôc .Trong tình yêu chân chính không có sự phân biêt như: phân biệt chủng tộc tôn giáo hay cũng như không tôn trọng lẫn nhau
tình yêu giả dối là tình yêu mà hai bên bị ép buộc hoặc môt bên bị ep buộc . và cũng có thể là do yêu nhau về lợi ích của cá nhân gia đình

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo