Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân loại các đề thành 2 nhóm đề: Nghị luận về tư tưởng đạo lí; Nghị luận về hiện tượng đời sống

1. Viết một bài văn trình bày lí do vì sao chúng ta không nên sợ vấp ngã
2. Viết một bài văn tr.bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng của con người trong cuộc sống
3. Hiện nay học sinh luôn có nhu cầu được thể hiện bản thân mình. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên
4. Bác Hồ đã từng nói : Đoàn kết là một sức mạnh vô địch ". Hãy viết một bài văn trbay suy nghĩ của em về lời nói trên
5. Em có suy nghĩ gì về đạo đức của học sinh hiện nay
6. Tự học là con đường ngắn nhất để chiếm lĩnh tri thức. Em hãy viết bài văn trbay suy nghĩ của em về vấn đề tự học
7. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh nói chuyện trong giờ học
8. " Uống nước nhơa nguồn " là đạo lí , lẽ sống của dân tộc ta . Em có suy nghĩ về đạo lí ấy
9. Một số lượng không ít học sinh ngày nay có cách ứng xử , giao tiếp không tốt với bạn bè , thầy cô, cha mẹ và những người xung quanh. Em hãy trbay suy nghĩ của mình
10. Vũ Khoan có viết : " Có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất " . Hãy trbay suy nghĩ của em về ý kiến trên
11. Có lẽ tình bạn là một tình cảm rất đẹp trong cuộc sống mỗi con người. Em nghĩ thế nào về tình bạn. Trbay những suy nghĩ của mình
10 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.013
2
0
Wait
12/02/2018 23:01:58
Nghị luận về hiện tượng đời sống:
-Hiện nay học sinh luôn có nhu cầu được thể hiện bản thân mình. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên
-Em có suy nghĩ gì về đạo đức của học sinh hiện nay
-Tự học là con đường ngắn nhất để chiếm lĩnh tri thức. Em hãy viết bài văn trbay suy nghĩ của em về vấn đề tự học
- Viết một bài văn tr.bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng của con người trong cuộc sống
-Em có suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh nói chuyện trong giờ học
-Một số lượng không ít học sinh ngày nay có cách ứng xử , giao tiếp không tốt với bạn bè , thầy cô, cha mẹ và những người xung quanh. Em hãy trbay suy nghĩ của mình
-Có lẽ tình bạn là một tình cảm rất đẹp trong cuộc sống mỗi con người. Em nghĩ thế nào về tình bạn. Trbay những suy nghĩ của mình
Nghị luận về tư tưởng đạo lí:
-Viết một bài văn trình bày lí do vì sao chúng ta không nên sợ vấp ngã
-. Bác Hồ đã từng nói : Đoàn kết là một sức mạnh vô địch ". Hãy viết một bài văn trbay suy nghĩ của em về lời nói trên
-" Uống nước nhơa nguồn " là đạo lí , lẽ sống của dân tộc ta . Em có suy nghĩ về đạo lí ấy
-Vũ Khoan có viết : " Có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất " . Hãy trbay suy nghĩ của em về ý kiến trên

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/02/2018 20:02:20
- “Vấp ngã” được hiểu là không đạt được điều mình muốn, không được như ý, thất bại.
- Cuộc sống luôn có những gian truân, trở ngại mà khả năng con người có hạn nên chúng ta thường gặp phải những việc không như ý. Tuy nhiên, thất bại có thể là môi trường rèn luyện ý chí để trưởng thành.
- Với bản lĩnh, ý chí ta có thể biến thất bại thành kinh nghiệm, sự trải nghiệm để thành công sau này.
- Không nên lo sợ khi vấp ngã vì “thất bại là mẹ thành công”. Với sự nỗ lực, bản lĩnh, ý chí, kiên trì, chúng ta sẽ vượt qua khó khăn và đạt được kết quả tốt đẹp.
( Lấy dẫn chứng minh họa )
- Phê phán những người nhụt chí khi thất bại, không dám đối đầu với thử thách.
- Rèn ý chí, thái độ sống đúng đắn.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/02/2018 10:36:01

Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Người có lòng tự trọng biết được giá trị của bản thân mình. Bàn về lòng tự trọng có rất nhiều điều để nói đến.

Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

Bảo vệ lòng tự trọng thì khó chứ đánh mất nó thì dễ dàng. Chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ cũng khiến bạn đánh mất lòng tự trọng bấy lâu nay mà mình gìn giữ. Chẳng hạn đi gây hấn, đánh cãi chửi nhau nơi công cộng cũng quá đủ để đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới nhân vật thị trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Cái đói đã đẩy Thị đến bước đường đánh mất lòng tự trọng. Thị gạ ăn với anh Tràng rồi chỉ tin những câu nói bông đùa theo không Tràng về làm vợ. Lòng tự trọng của Thị đã bị mất hoàn toàn chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng không thể trách Thị. Thị chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.

Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/02/2018 10:39:20
Có ai đó đã từng nói rằng: “Con người sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh, mà để lưu dấu chân trên mặt đất và trong tim mọi người”. Việc thể hiện bản thân, do vậy, là một nhu cầu chính đáng của mỗi con người, các bạn học sinh cũng không là ngoại lệ. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta là: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn?

Thể hiện bản thân là một chuỗi hành động do con người tạo ra hay học hỏi của một ai đó nhằm khẳng định và cho thấy những đặc điểm nổi bật của bản thân mình, gây ấn tượng mạnh đối với mọi người xung quanh. Thể hiện bản thân ở môi trường học đường được chứng minh quacả ngoại hình , lời nói , cách ứng xử và hành động của học sinh.

Ở độ tuổi mới lớn, học sinh có những sự thay đổi đáng kể về tâm lý và suy nghĩ, dẫn đến hành động cũng trở nên nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, điều này khiến họ luôn muốn thể hiện mình, chứng minh rằng mình đã trưởng thành. Mặt khác, nhu cầu được mọi người chú ý, được mọi người nể trọng, cũng là lí do khiến các bạn học sinh muốn thể hiện bản thân, để khẳng định năng lực và cái tôi của mình.

Những hành động thể hiện bản thân tích cực đến từ những việc đơn giản không những ở bề ngoài chỉnh chu, phù hợp với quy định của nhà trường mà còn ở lời nói và cử chỉ lịch sự lễ phép. Việc dám nói lên ý kiến, bảo vệ những quan điểm đúng đắn củamình đánh dấu cột mốc của sự trưởng thành. Cậu bé Đỗ Nhật Nam là một tấm gương hiếu học và không ngần ngại thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh, cậu đã được tổng thống Obama gửi thư khen ngợi. Dẫu vậy, cậu vẫn quan tâm đến việc giúp đỡ cộng đồng, kì nghỉ hè vừa rồi cậu đã về nước mở lớp học tiếng Anh miễn phí cho các bạn đồng trang lứa. Hàng năm cứ đến hè, các bạn học sinh lại tích cực tham gia chiến dịch Hoa phượng đỏ, mồ hôi nhễ nhại nhưng khuôn miệng vẫn tươi cười, hăng say giúp đỡ mọi người. Họ cho chúng ta một bài học đúng đắn về cách thể hiện bản thân: cống hiến hết mình vì cộng đồng!

Tuy nhiên, hiện nay một số học sinh đã có những hành động khẳng định bản thân mình sai trái, không phù hợp với độ tuổi.Họ tập tành hút thuốc lá, tụ tập băng nhóm đánh nhau, quay clip bạo lực phát tán lên mạng, họ nói tục chửi thề, lạm dụng “ngôn ngữ teen” để chứng tỏ mình là “người sành điệu”… Đó là những hiện tượng đáng buồn, gây ra nhiều hậu quả khó lường cho bản thân và những người xung quanh.

Thể hiện bản thân mình, đúng đắn hay sai lầm, chủ yếu phụ thuộc vào việc mỗi chúng ta nhận thức bản thân và các giá trị sống. Mỗi chúng ta cần hướng đến cộng đồng để sống có ích, từ những việc làm nhỏ nhất: tham gia quỹ giúp bạn vượt khó, tiết kiệm tiền tiêu vặt để ủng họ đồng bào lũ lụt miền Trung… Đó là những hành động nhỏ những có ý nghĩa lớn, đánh dấu sự trưởng thành trong mỗi người học sinh.

Một vì sao sinh ra phải được tỏa sáng, mỗi con người sinh ra đều có nhu cầu thể hiện mình. Điều quan trọng là mỗi chúng ta phải biết phân định đúng, sai và sống tích cực, có như vậy chúng ta mới có thể trở thành ngôi sao bình dị nhưng lung linh, được mọi người yêu quý!
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/02/2018 10:40:56

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước đã rất nhiều lần dân tộc Việt Nam phải đối mặt với những kẻ thù hùng mạnh hơn chúng ta nhiều lần. Nhưng vượt lên tất cả mọi giới hạn, quân và dân ta đã hết lần này đến lần khác đánh đuổi vó ngựa của quân xâm lược, đó chính là truyền thống hào hùng của dân tộc ta. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, sức mạnh thần kì của dân tộc xuất phát từ đâu? Sức mạnh dân tộc Việt Nam được kết thành từ chính tinh thần đoàn kết, gắn bó của quân và dân cả nước. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Đoàn kết là sức mạnh”.

Trong cuộc sống của mình , ta đã rất nhiều lần bắt gặp khái niệm đoàn kết, vậy ta hiểu thế nào cho đúng về khái niệm này. “Đoàn kết” chỉ sự liên kết, gắn bó và tương trợ lẫn nhau giữa những con người. Đoàn kết là một trạng thái tinh thần xuất phát từ tình thương, sự gắn bó, đồng cảm giữa con người với con người trong một xã hội, cộng đồng. Tuy chỉ là một trạng thái tinh thần nhưng nó lại có tác động mạnh mẽ đến hoạt động cũng như ý chí của con người. Trước hết, đoàn kết tạo ra sự liên kết về sức mạnh giữa con người với con người, đó là nguồn sức mạnh tập thể to lớn.

Sức mạnh ấy có thể giúp cho con người đạt được những mục tiêu to lớn, khó khăn mà chúng ta đặt ra trong cuộc sống của mình, nhưng trong tương quan, giới hạn của bản thân ta không thể một mình đơn độc thực hiện được. Khi ấy, sức mạnh đoàn kết của tập thể sẽ phát huy sức mạnh tối ưu của mình. Hơn nữa, đoàn kết tạo ra sự nhất trí, đồng lòng giữa con người, tạo ra ưu thế trong làm việc, trong cuộc sống. Mọi người cùng hướng đến một mục tiêu chung thì hiệu quả của công việc cũng được nâng lên gấp bội, như câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu nói “Đoàn kết là sức mạnh” của chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, xuất phát từ chính thực tiễn của cuộc sống cũng như sự phát hiện đầy tinh tế của một con người có tầm vóc tư tưởng vĩ đại. Khái niệm “sức mạnh” ở đây là chỉ sức mạnh về vật chất và cả sức mạnh về tinh thần. Sức mạnh là nguồn lực to lớn giúp cho chúng ta chiến thắng kẻ thù, chiến thắng được những khó khăn của hoàn cảnh. Tuy nhiên, sức mạnh về tinh thần cũng vô cùng quan trọng.

Khi ta tin tưởng mãnh liệt vào một mục tiêu gì đó thì chúng ta sẽ có một động lực to lớn từ bên trong thôi thúc chúng ta hành động, đó chính là cơ sở của mọi chiến thắng. Bởi vậy mà khi có sự đoàn kết thì những công việc, những mục đích dẫu có khó khăn đến mấy thì chúng ta cũng có thể vượt qua, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhấn mạnh về sức mạnh tinh thần này trong những câu thơ sau:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Trong thực tiễn của cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng vậy. Trước những kẻ thù hùng mạnh hơn chúng ta gấp nhiều lần, quân và dân ta vẫn có thể vượt qua mọi đau thương, mất mát mà tiến đến giành chính quyền, đó chính là nhờ tinh thần đoàn kết của toàn dân toàn quân. Dân tộc ta có thể yếu hơn về sức quân, lạc hậu, nghèo khó hơn các cường quốc nhưng về tinh thần đoàn kết thì chúng ta có thể tự hào, bởi chính sức mạnh tinh thần ấy đã tạo thành làn sóng lớn quét trôi hết lũ cướp nước và bán nước ra khỏi lãnh thổ, giành được độc lập, hòa bình như ngày nay.

Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, cần đề cao tinh thần đoàn kết, sự hợp tác giữa những con người vì mục đích chung, bởi sức mạnh của con người to lớn nhưng vẫn là hữu hạn, trước những công việc lớn, quá sức của chúng ta thì cần có sự chung tay giúp sức giữa những người cộng sự. Sự đoàn kết, hợp tác ấy sẽ tạo ra hiệu quả công việc cao, thành quả mà ta đón nhận cũng có giá trị hơn, bởi đó là kết tinh của quá trình làm việc tập thể.

Đoàn kết không chỉ là một truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, đó còn là phương tiện gắn kết con người với con người với nhau, khi biết hợp tác, đoàn kết thì chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng được một đất nước giàu mạnh, tươi đẹp hơn.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/02/2018 10:42:36

Hiện tượng bạo lực và tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh và giới trẻ hiện nay không còn là chuyện hiếm hay mới nghe, những hiện tượng trên các báo đài, mạng xã hội mà ta đã thường xuyên nghe và đọc. Nó như một xu hướng hành động đã lan ra nhiều nhóm xã hội (kể cả thành niên và vị thành niên, nam giới hay nữ giới) . Nó đã xảy ra ở những nơi được coi có môi trường lý tưởng cho sự hình thành nhân cách xấu, lệch lạc của học sinh.

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ nữ sinh đánh nhau ngay trên đường phố. Người ta cho rằng đây là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội. Bởi vì hành vi bạo lực này theo hình thức trong giới xã hội đen, giữa các băng đảng tội phạm ở những học sinh có những sai lệch chuẩn mực xã hội, hư hỏng.

Nguyên nhân do nhiều khía cạnh khác nhau như là không chú tâm đến các bài giảng trong lớp, hiếu động vượt qua mức cho phép, tỏ ra người lớn thể hiện ta đây đòi học theo kiểu người lớn như hút thuốc, xăm hình, nói chuyện cọc lóc…, đua đòi, hổn với giáo viên và thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc xã hội.

Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn cả lại chính là thái độ dửng dưng vô cảm của chính các học sinh có mặt và không tham dự các hành vi bạo lực được coi là nghiêm trọng này. Các học sinh này không chỉ đứng xem mà còn đánh hội đồng rồi quay phim, phát lên mạng để mọi người có thể cùng xem như một trò giải trí. Đó là một cách thể hiện mình bằng hành vi bạo lực cùng với một bản sắc vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá nhân và phi nhân tính.

Người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục phát triển nhưng chưa răn đe mạnh đối với các hành vi như hiện nay. Và trong đó việc ảnh hưởng đến tinh thần con cái đó là cha mẹ học sinh chỉ lo chạy theo sức hút của tiền bạc, không còn thì giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái họ thiếu sự dạy bảo tình người.

Hơn nữa các hình thức giáo dục của gia đình hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình gia đình gia trưởng truyền thống và quan niệm nho giáo về trật tự gia đình và xã hội, họ chỉ nói cái sai của con họ mà không nghĩ đến tâm trạng của chúng.

Hành vi bạo lực ở đây không chỉ là sự xâm phạm thân xác con người mà còn trấn áp tinh thần của họ, đe dọa người yếu hơn mình, đòi so tài hơn thua bằng bạo lưc dẫn đến bạo lực học đường trong trường hoặc ngoài đường. Những bài học về đạo đức ở nhà trường thường khô khan và trừu tượng chỉ áp dụng vô bài học chứ không áp dụng vô thực tiễn.

Hơn nữa, trật tự xã hội trong nhà trường cũng không tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Hoặc một số giáo viên vô lương tâm tạo cho học sinh áp lực điểm số để đì học sinh bằng cách trấn áp tinh thần, bắt ép này nọ bằng nhiều việc phi lý. Vậy chăng, còn có thể áp chế tình trạng đạo đức xuống cấp của học sinh bằng các biện pháp tốt mà nhẹ nhàng nhưng đù sức răn đe mạnh mẽ đối với học sinh đó phải cần sự đoàn kết của phụ huynh, giáo viên, nhà trường và bộ giáo dục.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/02/2018 10:46:19

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiều quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/02/2018 10:48:11

Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cũng cần phải biết tuân thủ những quy định của trường của lớp. Khi vào trong lớp học thì cần phải biết lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. Nhưng một trong số đó vẫn còn hiện trạng nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong giờ học gây ảnh hưởng đến việc học của chính mình và của mọi người xung quanh.

Chính việc nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, hay là những lời bàn tán, những câu chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp. Đó chính là tình trạng mà các thầy cô giảng bài trong khi đó các bạn dường như cũng lại không chú ý mà lại đi nói chuyện riêng. Và đây cũng chính là một hiện tượng xấu thể hiện thái độ của học sinh trong học tập. Ta nhận ra được rằng một bài giảng hay mà thầy cô tâm huyết truyền đạt cho học sinh lẽ ra các bạn phải chăm chú nghe giảng thế nhưng một bộ phận các bạn khác lại làm việc riêng. Hiện tượng học sinh ngày nay không nghe giảng, làm việc riêng trong khi thầy cô giáo giảng bài không còn là một việc xa lạ. Nhưng việc này lại càng diễn ra phổ biến và đang ngày càng được gia tăng.

Trước tiên ta phải hiểu như thế nào là hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học. Nói chuyện riêng trong giời chính là một hiện tượng khá phổ biến trong nhà trường. Ta dường như cũng thấy được cũng chính từ những em học sinh cấp một đến các anh chị cấp 3 dường như cũng lại đều có thói quen nói chuyện riêng trong giờ học. Các bạn học sinh trao đổi, hay cũng có thể bàn tán về một vấn đề nào đó mà họ quan tâm. Ta dường như cũng thấy được rằng, cho dù chuyện đó là chuyện nhỏ hay chuyện lớn thì các bạn như đều đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức khác nhau như viết giấy hay lại có những hành động hoặc cử chỉ để có thể trao đổi với nhau. Ta nhận thấy được tất cả những hành động đó ngay lập tức đã làm gián đoạn bài giảng của thầy cô đang truyền đạt kiến thức cho cả lớp. Không những vậy các bạn cũng sẽ nhận thấy được chính hành động không tốt như nói chuyện riêng trong giờ này làm cho lượng kiến thức mà họ thu được sẽ ít hơn các bạn chăm chú nghe giảng đi rất nhiều nữa.

Thầy cô giáo bước vào lớp hiện nay sẽ luôn luôn phải nhắc các bạn trật tự thì mới có thể giảng bài được. Thế những, thực tế cho thấy thì lại có một số học sinh do có ý thức kém, chưa chú ý đến học tập. Các bạn dường như chưa coi việc học tập là hàng đầu chính vì vậy đã xảy ra hiện tượng nói chuyện riêng. Đồng thời ta như thấy được nếu như mà các bạn đi học mà không để ý đến việc học các bạn đang lãng phí thời gian của mình, đồng thời lại gây ra sự hao tốn tiền của bố mẹ và sự ảnh hưởng của các bạn tới các bạn học sinh khác nữa.

Có thể nhận thấy được cũng thêm một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học là do học kém. Hay đó cũng chính là do bị bạn bè rủ rê lôi kéo nói chuyện. Đặc biệt là khi các bạn có khả năng tiếp thu kém thì bạn sẽ cảm thấy chán nản với bài giảng của thầy cô. Lúc đó bạn đi lôi kéo thêm một số bạn bè xung quanh đó để nói chuyện với chính mình. Và như vậy bạn đã không tôn trọng người truyền dạy kiến thức cho mình và cũng không coi trọng những người xung quanh mà làm phiền họ.

Thực tế, ta cũng có thể nhận thấy được rằng lại cũng có một số thầy cô giáo chưa nghiêm khắc với học sinh. Đặc biệt hơn đó chính là việc khi mà lại bắt gặp học sinh nói chuyện riêng trong giờ học chỉ nhắc nhở. Thực sự thầy cô chưa bao giờ quát mắng, phạt nặng đối với các học sinh nói chuyện riêng trong giờ học. Có lẽ chính vì nhân nhượng cho học sinh nhiều quá mà ngay cả chính các em cũng không hề sợ hay nhận ra được đó chính là việc làm không cần thiết. Ta như thấy được trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học, trong các bài giảng. Và cho dù là bất kể nguyên nhân gì chăng nữa thì việc nói chuyện riêng trong giời học lại là một trong những chuyện không nên làm và nó ảnh hưởng đến trực tiếp và bài giảng cũng như khả năng có thể thu nhận thông tin của chính mìn và những người xung quanh.

Ta có thể thấy được chính hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến bài giảng đó mà nó dường như cũng lại còn ảnh hưởng tới những bài học tiếp theo do bài trước không chú ý nên không hiểu bài sau. Tất cả những điều này như thành một dây chuyền khiến cho lượng kiến thức của chúng ta bị hao hụt đáng kể.

Thực sự việc nói chuyện chuyện riêng trong giờ học là một thói quen và hành động xấu. Chính vì thế mà chúng ta cần loại bỏ và khắc phục ngay tình trạng này tránh để nó thành một thói quen ăn sâu vào mỗi học sinh chúng ta. Việc để kiến thức bị trôi tuột khỏi tầm tay thực sự là một điều đáng tiếc trong khi chúng ta có thể thu nhận được nó. Hãy loại bỏ thói quen không tốt là nói chuyện và làm việc riêng trong lớp bạn nhé!

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/02/2018 10:49:28

cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/02/2018 18:45:08

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×