Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài Đọc Tiểu Thanh kí

Phân tích bài đọc tiểu thanh kí
Phân tích cảnh ngày hè
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
427
1
0
doan man
22/12/2018 22:44:52
Phân tích bài đọc tiểu thanh kí
__________________________________
Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Du in trong Thanh Hiên thi tập. Có thể Nguyễn Du sáng tác bài này trước hoặc sau khi được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc.
Thắng cảnh Tây Hồ gắn liền với giai thoại về nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn, sống vào đầu đời nhà Minh. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải làm vợ lẽ một thương gia giàu có ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Vợ cả ghen, bắt nàng ở trong ngôi nhà xây biệt lập trên núi Cô Sơn. Nàng có làm một tập thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của mình. ít lâu sau, Tiểu Thanh buồn mà chết, giữa lúc tuổi vừa mười tám. Nàng chết rồi, vợ cả vẫn ghen, đem đốt tập thơ của nàng, may còn sót một số bài được người đời chép lại đặt tên là Phần dư (đốt còn sót lại) và thuật luôn câu chuyện bạc phận của nàng.
Nguyễn Du đọc những bài thơ ấy, lòng dạt dào thương cảm cô gái tài hoa bạc mệnh, đồng thời ông cũng bày tỏ nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận bất hạnh của bao con người tài hoa khác trong xã hội cũ, trong đó có cả bản thân ông.
Phiên âm chữ Hán:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn;
Phong vận kì oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Dịch thơ Tiếng Việt:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Đến với Tiểu Thanh ba trăm năm sau ngày nàng mất, trong lòng nhà thơ Nguyễn Du dậy lên cảm xúc xót xa trước cảnh đời tang thương dâu bể:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,)
Câu thơ có sức gợi liên tưởng rất lớn. Cảnh đẹp năm xưa đã thành phế tích, đã bị hủy hoại chẳng còn lại gì. Trên gò hoang ấy chôn vùi nắm xương tàn của nàng Tiểu Thanh xấu số. Nói đến cảnh đẹp Tây Hồ, chắc hẳn tác giả còn ngụ ý nói về con người đã từng sống ở đây, tức Tiểu Thanh. Cuộc đời của người con gái tài sắc này cũng chẳng còn lại gì ngoài những giai thoại về nàng. Cảnh ấy khiến tình này nhân lên gấp bội. Trái tim của nhà thơ thổn thức trước những gì gợi lại một kiếp người bất hạnh:
Độc điếu song tiền nhất chi thư.
(Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.)
Tiểu Thanh đã bày tỏ tâm trạng của mình qua những bài thơ đó như thế nào?
Chắc chắn là nỗi buồn tủi cho thân phận, nỗi xót xa cho duyên kiếp dở dang và thống thiết hơn cả là nỗi đau nhân tình không người chia sẻ. Tiếng lòng Tiểu Thanh đồng điệu với tiếng lòng Nguyễn Du nên mới gây được xúc động mãnh liệt đến thế. Nhà thơ khóc thương Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh, đồng thời cũng là khóc thương chính mình – kẻ cùng hội cùng thuyền trong giới phong vận.
Nguyễn Du có cảm giác là dường như linh hồn Tiểu Thanh vẫn còn vương vấn đâu đây. Nàng chết lúc mới mười tám tuổi trong cô đơn, héo hắt, đau khổ. Oan hồn của nàng làm sao tiêu tan được?
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư:
(Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.)
Ba trăm năm đã qua nhưng tất cả những gì gắn bó với nàng vẫn như còn đó. Chi phấn (son phấn) nghĩa bóng chi phụ nữ; tức Tiểu Thanh. Son phấn là vật để trang điểm, song nó cung tượng trưng cho sắc đẹp phụ nữ. Mà sắc đẹp thì có thần (thần chữ Hán cũng có nghĩa như hồn) nó vẫn sống mãi với thời gian như Tây Thi, Dương Quý Phi tên tuổi đời đời còn lưu lại. Nỗi hận của son phấn Cũng là nỗi hận của Tiểu Thanh, của sắc đẹp, của cái Đẹp bị hãm hại, dập vùi. Nó có thể bị đày đọa, bị chôn vùi, nhưng nó vẫn để thương để tiếc cho muôn đời.
Văn chương là cái tài của Tiểu Thanh nói riêng và cũng là vẻ đẹp tinh thần của cuộc đời nói chung. Văn chương vô mệnh bởi nó đâu có sống chết như người? Ấy vậy mà ở đây, nó như có linh hồn, cũng biết giận, biết thương, biết cố gắng chống chọi lại bạo lực hủy diệt để tổn tại, để nói với người đời sau những điều tâm huyết. Dụ nó có bị đốt, bị hủy, nhưng những gì còn sót lại vẫn khiến người đời thương cảm, xót xa. Nhà thơ đã thay đổi số phận cho son phấn, văn chương, để chúng được sóng và gắn bó với Tiểu Thanh, thay nàng nói lên nỗi uất hận ngàn đời. Hai câu thơ đầy ý vị ngậm ngùi, cay đắng, như một tiếng khóc thổn thức, nghẹn ngào.
Đến hai câu luận:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.)
Nhà thơ tiếp tục bày tỏ niềm thương cảm của lòng mình. Câu thơ: cổ kim hận sự thiên nan vấn chứa đựng sự tuyệt vọng. Từ nỗi hận nhỏ là hận riêng cho số phận Tiểu Thanh, Nguyễn Du nâng cao, mở rộng thành nỗi hận truyền kiếp từ xưa tới nay của giới giai nhân tài tử. Tài hoa bạc mệnh, đó có phải là quy luật bất di bất dịch của Tạo hóa ? Là định mệnh rõ ràng khắt khe của số phận? Nếu đúng như thế thì nguyên nhân là do đâu? Trải mấy ngàn năm, điều đó đã tích tụ thành nỗi oán hờn to lớn mà không biết hỏi ai. Nỗi oan lạ lùng của những kẻ tài sắc như Tiểu Thanh cũng là nỗi oan của những người tài hoa bạc mệnh rõ ràng là vô lí, bất công, nhưng khó mà hỏi trời vì trời cũng không sao giải thích được (thiên nan vấn). Do đó mà càng thêm hờn, thêm hận.
Phong vận ở câu thơ thứ sáu không có nghĩa là sự phong lưu về vật chất mà là sự phong lưu về tinh thần, Nói cách khác là chỉ cái tâm, cái tài của những kẻ tài hoa. Con người tài hoa là tinh túy của trời đất, vậy mà sao số phận họ lại nhiều vất vả, truân chuyên đến vậy? Nguyễn Du đã từng viết: Chữ tài liền với chữ tai một vần. Bởi thế nên phong lưu đã thành cái án chung thân mà khách (kẻ tài hoa) phải mang nặng suốt đời. Oái ăm thay, biết là vậy mà bao thế hệ văn nhân tài tử vẫn tự mang nó vào mình. Nguyễn Du đã nhập thân vào Tiểu Thanh để nói lên những điều bao đời nay vẫn cứ mãi băn khoăn, dằn vặt.
Càng ngẫm nghĩ, nhà thơ càng thương tiếc Tiểu Thanh và càng thương thân phận mình. Từ thương người, ông chuyển sang thương thân:
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
Câu hỏi đậm sắc thái tu từ cho thấy Nguyễn Du vừa băn khoăn vừa mong đợi người đời sau đồng cảm và thương cảm cho số phận của mình. Có thể hiểu ba trăm năm là con số tượng trưng cho một khoảng thời gian rất dài. Ý Nguyễn Du muốn bày tỏ là giờ đây, một mình ta khóc nàng, coi nỗi oan của nàng như của ta. Vậy sau này liệu có còn ai mang nỗi oan như ta nhỏ lệ khóc ta chăng ? Câu thơ thể hiện tâm trạng cô đơn của nhà thơ vì chưa tìm thấy người đồng cảm trong hiện tại nên đành gửi hi vọng da diết ấy vào hậu thế. Hậu thế không chi khóc cho riêng Tố Như, mà là khóc cho bao kiếp tài hoa tài tử khác.
Nhà thơ thấy giữa mình và Tiểu Thanh có những nét đồng bệnh tương liên. Tiểu Thanh mất đi, ba trăm năm sau có Nguyễn Du thương xót cho số phận nàng. Liệu sau khi Tố Như chết ba trăm năm, có ai nhớ tới ông mà khóc thương chặng?
Câu thơ như tiếng khóc xót xa cho thân phận, thương mình bơ vơ, cô độc, không kẻ tri âm, tri kỉ; một mình ôm mối hận của kẻ tài hoa bạc mệnh giữa cõi đời. Dường như nhà thơ, đang mang tâm trạng của nàng Kiều sau bao sóng gió cuộc đời: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,/ Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Mở đầu bài thơ là thương người, kết thúc bài thơ là thương thân. Tứ thơ không có gì lạc điệu bởi đến đây, Tiểu Thanh và Nguyễn Du đã hòa làm một – một số kiếp tài hoa mà đau thương trong muôn vàn số kiếp tài hoa đau thương trong xã hội phong kiến cũ.
Bài thơ cho thấy niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với con người mênh mông biết chừng nào! Nó không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Nguyễn Du không chỉ thương người đang sống mà thương cả người đã khuất mấy trăm năm. Thương người, thương mình, đó là biểu hiện cao nhất của đạo làm người. Đời người hữu hạn mà nỗi đau con người thì vô hạn. Trái tim đa cảm của nhà thơ rất nhạy bén trước nỗi đau to lớn ấy. Giống như Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí là đỉnh cao tư tưởng nhân văn của đại thi hào Nguyễn Du.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
22/12/2018 22:45:52
Phân tích cảnh ngày hè
___________________________
Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.
Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.
0
0
Vân Cốc
22/12/2018 22:46:32
Phân tích bài đọc tiểu thanh kí
Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Du in trong Thanh Hiên thi tập. Có thể Nguyễn Du sáng tác bài này trước hoặc sau khi được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc.
Thắng cảnh Tây Hồ gắn liền với giai thoại về nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn, sống vào đầu đời nhà Minh. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải làm vợ lẽ một thương gia giàu có ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Vợ cả ghen, bắt nàng ở trong ngôi nhà xây biệt lập trên núi Cô Sơn. Nàng có làm một tập thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của mình. ít lâu sau, Tiểu Thanh buồn mà chết, giữa lúc tuổi vừa mười tám. Nàng chết rồi, vợ cả vẫn ghen, đem đốt tập thơ của nàng, may còn sót một số bài được người đời chép lại đặt tên là Phần dư (đốt còn sót lại) và thuật luôn câu chuyện bạc phận của nàng. Nguyễn Du đọc những bài thơ ấy, lòng dạt dào thương cảm cô gái tài hoa bạc mệnh, đồng thời ông cũng bày tỏ nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận bất hạnh của bao con người tài hoa khác trong xã hội cũ, trong đó có cả bản thân ông.
Phiên âm chữ Hán:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn;
Phong vận kì oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Dịch thơ Tiếng Việt:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
Đến với Tiểu Thanh ba trăm năm sau ngày nàng mất, trong lòng nhà thơ Nguyễn Du dậy lên cảm xúc xót xa trước cảnh đời tang thương dâu bể:
Tây Hổ hoa uyển tẫn thành khư,
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,)
Câu thơ có sức gợi liên tưởng rất lớn. Cảnh đẹp năm xưa đã thành phế tích, đã bị hủy hoại chẳng còn lại gì. Trên gò hoang ấy chôn vùi nắm xương tàn của nàng Tiểu Thanh xấu số. Nói đến cảnh đẹp Tây Hồ, chắc hẳn tác giả còn ngụ ý nói về con người đã từng sống ở đây, tức Tiểu Thanh. Cuộc đời của người con gái tài sắc này cũng chẳng còn lại gì ngoài những giai thoại về nàng. Cảnh ấy khiến tình này nhân lên gấp bội. Trái tim của nhà thơ thổn thức trước những gì gợi lại một kiếp người bất hạnh:
Độc điếu song tiền nhất chi thư.
(Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.)
Tiểu Thanh đã bày tỏ tâm trạng của mình qua những bài thơ đó như thế nào?
Chắc chắn là nỗi buồn tủi cho thân phận, nỗi xót xa cho duyên kiếp dở dang và thống thiết hơn cả là nỗi đau nhân tình không người chia sẻ. Tiếng lòng Tiểu Thanh đồng điệu với tiếng lòng Nguyễn Du nên mới gây được xúc động mãnh liệt đến thế. Nhà thơ khóc thương Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh, đồng thời cũng là khóc thương chính mình – kẻ cùng hội cùng thuyền trong giới phong vận.
Nguyễn Du cỏ cảm giác là dường như linh hồn Tiểu Thanh vẫn còn vương vấn đâu đây. Nàng chết lúc mới mười tám tuổi trong cô đơn, héo hắt, đau khổ. Oan hồn của nàng làm sao tiêu tan được?
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư:
(Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.)
Ba trăm năm đã qua nhưng tất cả những gì gắn bó với nàng vẫn như còn đó. Chi phấn (son phấn) nghĩa bóng chi phụ nữ; tức Tiểu Thanh. Son phấn là vật để trang điểm, song nó cung tượng trưng cho sắc đẹp phụ nữ. Mà sắc đẹp thì có thần (thần chữ Hán cũng có nghĩa như hồn) nó vẫn sống mãi với thời gian như Tây Thi, Dương Quý Phi tên tuổi đời đời còn lưu lại. Nỗi hận của son phấn Cũng là nỗi hận của Tiểu Thanh, của sắc đẹp, của cái Đẹp bị hãm hại, dập vùi. Nó có thể bị đày đọa, bị chôn vùi, nhưng nó vẫn để thương để tiếc cho muôn đời.
Văn chương là cái tài của Tiểu Thanh nói riêng và cũng là vẻ đẹp tinh thần của cuộc đời nói chung. Văn chương vô mệnh bởi nó đâu có sống chết như người? Ấy vậy mà ở đây, nó như có linh hồn, cũng biết giận, biết thương, biết cố gắng chống chọi lại bạo lực hủy diệt để tổn tại, để nói với người đời sau những điều tâm huyết. Dụ nó có bị đốt, bị hủy, nhưng những gì còn sót lại vẫn khiến người đời thương cảm, xót xa. Nhà thơ đã thay đổi số phận cho son phấn, văn chương, để chúng được sóng và gắn bó với Tiểu Thanh, thay nàng nói lên nỗi uất hận ngàn đời. Hai câu thơ đầy ý vị ngậm ngùi, cay đắng, như một tiếng khóc thổn thức, nghẹn ngào.
Đến hai câu luận:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.)
Nhà thơ tiếp tục bày tỏ niềm thương cảm của lòng mình. Câu thơ: cổ kim hận sự thiên nan vấn chứa đựng sự tuyệt vọng. Từ nỗi hận nhỏ là hận riêng cho số phận Tiểu Thanh, Nguyễn Du nâng cao, mở rộng thành nỗi hận truyền kiếp từ xưa tới nay của giới giai nhân tài tử. Tài hoa bạc mệnh, đó có phải là quy luật bất di bất dịch của Tạo hóa ? Là định mệnh rõ ràng khắt khe của số phận? Nếu đúng như thế thì nguyên nhân là do đâu? Trải mấy ngàn năm, điều đó đã tích tụ thành nỗi oán hờn to lớn mà không biết hỏi ai. Nỗi oan lạ lùng của những kẻ tài sắc như Tiểu Thanh cũng là nỗi oan của những người tài hoa bạc mệnh rõ ràng là vô lí, bất công, nhưng khó mà hỏi trời vì trời cũng không sao giải thích được (thiên nan vấn). Do đó mà càng thêm hờn, thêm hận.
Phong vận ở câu thơ thứ sáu không có nghĩa là sự phong lưu về vật chất mà là sự phong lưu về tinh thần, Nói cách khác là chỉ cái tâm, cái tài của những kẻ tài hoa. Con người tài hoa là tinh túy của trời đất, vậy mà sao số phận họ lại nhiều vất vả, truân chuyên đến vậy? Nguyễn Du đã từng viết: Chữ tài liền với chữ tai một vần. Bởi thế nên phong lưu đã thành cái án chung thân mà khách (kẻ tài hoa) phải mang nặng suốt đời. Oái ăm thay, biết là vậy mà bao thế hệ văn nhân tài tử vẫn tự mang nó vào mình. Nguyễn Du đã nhập thân vào Tiểu Thanh để nói lên những điều bao đời nay vẫn cứ mãi băn khoăn, dằn vặt.
Càng ngẫm nghĩ, nhà thơ càng thương tiếc Tiểu Thanh và càng thương thân phận mình. Từ thương người, ông chuyển sang thương thân:
Bất tri tam bách dư niên hậu, .
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)
Câu hỏi đậm sắc thái tu từ cho thấy Nguyễn Du vừa băn khoăn vừa mong đợi người đời sau đồng cảm và thương cảm cho số phận của mình. Có thể hiểu ba trăm năm là con số tượng trưng cho một khoảng thời gian rất dài. Ý Nguyễn Du muốn bày tỏ là giờ đây, một mình ta khóc nàng, coi nỗi oan của nàng như của ta. Vậy sau này liệu có còn ai mang nỗi oan như ta nhỏ lệ khóc ta chăng ? Câu thơ thể hiện tâm trạng cô đơn của nhà thơ vì chưa tìm thấy người đồng cảm trong hiện tại nên đành gửi hi vọng da diết ấy vào hậu thế. Hậu thế không chi khóc cho riêng Tố Như, mà là khóc cho bao kiếp tài hoa tài tử khác.
Nhà thơ thấy giữa mình và Tiểu Thanh có những nét đồng bệnh tương liên. Tiểu Thanh mất đi, ba trăm năm sau có Nguyễn Du thương xót cho số phận nàng. Liệu sau khi Tố Như chết ba trăm năm, có ai nhớ tới ông mà khóc thương chặng?
Câu thơ như tiếng khóc xót xa cho thân phận, thương mình bơ vơ, cô độc, không kẻ tri âm, tri kỉ; một mình ôm mối hận của kẻ tài hoa bạc mệnh giữa cõi đời. Dường như nhà thơ, đang mang tâm trạng của nàng Kiều sau bao sóng gió cuộc đời: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Mở đầu bài thơ là thương người, kết thúc bài thơ là thương thân. Tứ thơ không có gì lạc điệu bởi đến đây, Tiểu Thanh và Nguyễn Du đã hòa làm một – một số kiếp tài hoa mà đau thương trong muôn vàn số kiếp tài hoa đau thương trong xã hội phong kiến cũ.
Bài thơ cho thấy niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với con người mênh mông biết chừng nào ! Nó không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Nguyễn Du không chỉ thương người đang sống mà thương cả người đã khuất mấy trăm năm. Thương người, thương mình, đó là biểu hiện cao nhất của đạo làm người. Đời người hữu hạn mà nỗi đau con người thì vô hạn. Trái tim đa cảm của nhà thơ rất nhạy bén trước nỗi đau to lớn ấy. Giống như truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí là đỉnh cao tư tưởng nhân văn của đại thi hào Nguyễn Du.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×