Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.776
1
1
Trần Đan Phương
01/08/2017 02:02:55
Đề bài: “Tài năng cùng với vẻ đẹp tâm hồn cao quý đã giúp Nguyễn Trãi viết nên những bài thơ hay, độc đáo, đầy ý nghĩa cao đẹp”. Hãy phân tích bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (Cảnh Ngày Hè) của Nguyễn Trãi để chứng minh ý kiến trên.
Hướng dẫn làm bài
A. Tài thơ
1. Nguyễn Trãi đã cách luật bài thơ: Tìm một kiểu dáng cho thơ,Nguyễn Trãi đã phá luật tạo ra nét độc đáo cho hình thức thơ, giúp cho cảm xúc trình bày thêm nổi bật.
- Nhịp thơ linh hoạt, không theo nhịn chẵn – lẽ phổ biến của thơ Đường luật.
- Hình thức lục ngôn thể của hai câu 1, 8 mới lạ ở số lời thơ.
2. Sử dụng ngôn ngữ bình dị, độc đáo, nhất là ở các từ mang giá trị biểu cảm cao, từ tượng hình, tượng thanh, các động từ gợi tả đã thể hiện sức sống của cảnh vật: “Hồn của vật” tỏa ra từ “hồn chữ”: đùn đùn, phun, lao xao, dắng dỏi…
3. Khám phá mới, cảm nhận tinh tế, lột tả “cái thần, cái hồn” của sự vật ở những góc nhìn bất ngờ nhất:
- Bức tranh thiên nhiên nổi bật hài hòa màu sắc, âm thanh: màu xanh của hòe, màu đỏ của thạch lựu.
- Bước đi của thời gian qua dấu hiệu của cây cối:
+ Đầu hè: cây hòe
+ Giữa hè: cây lựu
+ Cuối hè chớm thu: hoa sen.
- Bức tranh cuộc sống dân dã thật hài hòa nhờ sự kết hợp hình ảnh trang nhã, quý phái (lầu tịch dương) và đời thường (lao xao chợ cá).
B. Vẻ đẹp tâm hồn.
1. Nguyễn Trãi là thi sĩ đắm say trước cảnh vật, rung cảm và phát hiện tinh tế trước cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống.
2. Tâm sự u uất, kín đáo, buồn đau thời thế (sự rỗi rãi không bình thường ở câu 1).
3. Nguyễn Trãi có tư tưởng nhân dân và khát vọng cao quý: Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn. Dù trong hoàn cảnh nào ông cũng răn đời, dặn mình, sống vì tiêu chí cao đẹp ấy. Chính vì nét đẹp ấy mà hiện nay, bài thơ tuy còn một số từ cổ đã xa lạ với chúng ta, người đọc vẫn yêu quý, thấy gần gũi vì tư tưởng cao đẹp của Nguyễn Trãi gởi gắm vào bài thơ.
Bài làm
“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là một bầu không gian trữ tình đặc sắc. Nó phong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm “Bảo kính cảnh giới chứa đựng những nét độc đáo, lấp ló niềm tâm sự của tác giả. Bài thơ này có người đặt tên là “Cảnh tình mùa hè”.

Câu thơ đầu cho thấy Nguyễn Trãi đang sống rất thong thả, rảnh rỗi một cách bất thường. Bởi, nếu còn được tham gia vào việc triều chính thì không có cái an nhàn ấy. Bài thơ có khả năng được sáng tác vào khoảng 1438 – 1439 lúc Nguyễn Trãi về Côn Sơn để lánh lũ nịnh thần đang lũng đoạn triều đình. Câu thơ như một tiếng nói tự bên trong: “Ừ, rảnh rỗi đến thế này rồi thì ta hóng mát mãi!).
Có thể coi 4 câu đầu tiên miêu tả cảnh. Tác giả mở tâm hồn ra với thiên nhiên và cuối mùa hè trong lúc rãnh rỗi cảnh và “hóng mát”.
Bức tranh rất sinh động và đầy sức sống: - Cây hòe đang phát triển màu xanh lục của nó cứ “đùn đùn” mà lên, mà tỏa tán, mà trương rợp ra như một cái dù xanh đan bằng cành lá. Màu xanh cứ vậy mà sum suê, mà tỏa rộng.
Ở hiên nhà, những bông hoa thạch lựu nở hoa đỏ chói, màu lửa cứ phun ra làm chói rực rỡ, cái gam màu đỏ là màu nóng đối với cái gam màu xanh là màu lạnh càng làm cho cảnh vật tưng bừng hoạt náo như đua nhau khoe sự sống.
Những ngày cuối xuân đầu hè, Nguyễn Trãi cũng cảm nhận tinh tế:
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn.
Để tả mùa hè Nguyễn Du viết
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Hoa sen chắc đã thành gương sen cả nên đầm hồ không còn chút mùi thơm nào nữa.
Cảnh vật ở đây được đón nhận bằng nhiều giác quan (mắt, mũi, tai và cả ấn tượng nữa). Mùa hè đã đi những bước cùng buổi chiều tịch dương nắng tắt nhưng sự sống thì có sức nội năng có cái gì thôi thúc bên trong dường như không kiềm lại được cứ « đùn đùn » « phun trương » ra tất cả. Cảnh vật được nhân hóa cho nên nó thiên về miêu tả trạng thái tinh thần của sự vật qua đây ta thấy được lòng yêu đời của tác giả thật mãnh liệt.
Cách đặt câu khiến ta suy nghĩ : cái hiên nhà phun những bông hoa màu đỏ chứ không phải là cây thạch lựu ; cái hồ sen đã im ngừng mùi hương chứ không phải là bông sen. Cái nhìn như vật nó tinh tế và mới lạ vui vẻ mặc dầu người đọc có thể hiểu màu đỏ và hương thơm ấy từ đâu.
Có lẽ nhà thơ đã quạnh hiu và chán nản với thực trạng là nhờ thiên nhiên xoa dịu niềm đau. Nhưng trong cách âm thanh của thiên nhiê Nguyễn Trãi vẫn lọc được tiếng nói của cuộc đời.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
“Hòe lục đùn đùn. tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời… .
Lao xao chợ cá dội lên từ một làng chài hay chính tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh « dân giàu đủ » và cả tiếng ve dắng dỏi có phải chăng là tấm lòng Nguyễn Trãi đang tấu nhạc ? (Buổi chiều tiếng ve không kêu nhiều như trưa !)
Nghe thấy để chứng thực rằng dân đang sống giàu đủ yên vui Nguyễn Trãi ước mơ có cây đàn vua Thuấn gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh :
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Câu lục được cắt nhịp vững chãi kết tụ cảm xúc trong bài thì ra dù có « rỗi hóng mát » tác giả vẫn đau đáu một lí tưởng vì dân. Con người suốt đời mang tới no ấm cho dân.
Sách một hai phiên làm bầu bạn
Rượu năm ba chén đổi công danh
Ngoài chưng phần ấy cầu đâu nữa ?
Cầu một ngồi coi đời thái bình.
(Tự thán – bài 10
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn nhưng tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm « cuồn cuộn nước triều Đông ». Với thiên nhiên cây cỏ, ông yêu nó đắm say. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những Ức Trai chăm chắm « một tấc lòng ưu ái cũ ». Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn xóm vắng không có tiếng oán than, đau sầu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nguyễn Thanh Thảo
05/08/2017 17:51:03
Nguyễn Trãi được biết đến là anh hùng dân tộc đồng thời là nhà thơ với những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Những năm tháng cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác rất nhiều, mỗi bài thơ đều mang tâm trạng và nỗi niềm sâu thẳm của ông. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bức tranh mùa hè nơi miền quê, đồng thời là nỗi lòng chưa giãi bày của ông.
Cuộc sống của vị quan ở ẩn thật thanh bình, yên ả, không xô bồ. Ông đã mở đầu bài thơ một cách nhẹ nhàng và êm đềm nhất:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ trên đã gợi lên được phong thái và cuộc sống bình dị của Nguyễn Trãi nơi vùng quê thanh bình. Rời xa chốn quan trường nhiều đấu tranh, bất công, ông lựa chọn cho mình một con đường riêng, xa lánh việc quân, gần gũi và chan hòa với thiên nhiên. Thời gian không được nhắc đến nhưng người đọc sẽ nhận ra đó là mùa hè. Tuy câu thơ không vướng bận lo âu nhưng chắc hẳn người đọc vẫn nhận ra được tâm sự của tác giả. Dù không bận việc nước, việc quân nhưng trong lòng ông còn nhiều tâm sự chưa giãi bày.

Ở những câu thơ tiếp theo, người đọc nhận ra một bức tranh mùa hè đầy màu sắc:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Một bức tranh mùa hè nhiều màu sắc, cảnh vật thiên nhiên dường như đan cài vào nhau tạo nên đường nét và sức sống của mùa hè. Hình ảnh cây hòe, cây thạch lựu, cây hồng là những đặc trưng của mùa hè. Màu sắc của những loài cây ấy đã gợi lên một không gian tràn ngập màu sắc và sự sôi động. Qua ngòi bút của Nguyễn Trãi người đọc nhận ra một khu vườn tràn trề sức sống. Ắt hẳn ai ai cũng thích một cuộc sống thanh thản, trầm tĩnh như thế này. Có lẽ đây là đặc trưng của mùa hè đất Bắc.
Tuy nhiên đằng sau bức tranh mùa hè đầy màu sắc đó, người đọc nhận ra một tấm chân tình của ông dành cho quê hương đất nước:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Với cú pháp đảo trật tự cú pháp, từ láy “lao xao” được đảo lên đầu câu đã khiến cho chúng ta cảm nhận rất rõ sự tấp tập, nhộn nhịp của khung cảnh chợ làng quê nơi ông đang sống. Bởi rằng “Chợ” luôn gợi lên sự an bình, thịnh vượng, khi chợ còn đông nghĩa là đất nước ấm no hạnh phúc, khi chợ tàn đồng nghĩa với thời kỳ suy thoái của đất nước. Như vậy, dù ở quê nhà thì Nguyễn Trãi vẫn luôn mong cho đất nước luôn bình an, ấm no hạnh phúc.
Hai câu cuối của bài thơ chính là nguyện vọng, là ý tưởng mà cả cuộc đời Nguyễn Trãi ấp ủ và mong ngóng:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Tác giả đã lấy điển tích điển cố thời vu Nghêu, vua Thuấn cai trị đất nước luôn thái bình thịnh trị. Thời đó, vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” với giọng điệu sôi nổi, gợi cảm giác bình dị, ấm êm. Bơi vậy Nguyễn Trãi muốn mượn tiếng đàn đó để có thể nguyện cầu cho cuộc sống của nhân dân luôn chan hòa, an lành và hạnh phúc nhất. Nguyện vọng “Dân giàu đủ” của Nguyễn Trãi thực sự đáng quý, đáng trân trọng.
Như vậy qua bài thơ “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã vẽ lên một bức tranh ngày hè sôi động, nhiều màu sắc, đồng thời qua đó thấp thoáng bóng dáng một người luôn nghĩ cho nước cho dân. Bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng nhất về cuộc sống và tâm tư đáng trân trọng của ông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×