LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài lập dàn ý bài văn thuyết minh

4 trả lời
Hỏi chi tiết
711
1
0
Nguyễn Thu Hiền
01/08/2017 01:26:52
Soạn bài lập dàn ý bài văn thuyết minh
Kiến thức cần nhớ:
Để học tốt bài này, HS nên ôn lại kiến thức về văn thuyết minh đã học ở chương trình THCS (lớp 8 & 9).
Để việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt, cần phải:
- Nắm vững các kiến thức về dàn ý và kĩ năng lập dàn ý.
- Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
- Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lí chặt chẽ.
Bố cục của một bài văn thuyết minh thường có ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
+ Thân bài: trình bày những nội dung chính về đối tượng cần thuyết minh.
+ Kết bài: bày tỏ tình cảm, thái độ đối với đối tượng cần thuyết minh.
Đây là bài luyện tập thực hành, ôn lại kiến thức cũ, hệ thống bài tập nhìn chung đơn giản và vừa sức với học sinh, học sinh có thể tự làm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm Văn Bắc
05/08/2017 02:48:08
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lập dàn ý là một kĩ năng rất quan trọng khi tạo lập văn bản. Dàn ý của bài văn thường theo bố cục ba phần (Mở bài, Thân bàiKết bài). Dàn ý của bài văn thuyết minh cũng vậy.
2. Phần mở bài và kết bài của bài văn thuyết minh có những điểm cần phân biệt với phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự :
- Mở bài : Ở bài văn tự sự, phần mở bài là thuật lại mở đầu câu chuyện hoặc giới thiệu, dẫn dắt vào câu chuyện. Ở bài văn thuyết minh, phần mở bài giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh, để người đọc biết được nội dung sẽ được nắm bắt trong phần thân bài (phần mở bài phải nêu ra được đề tài thuyết minh).
- Kết bài : Ở bài văn tự sự, kết bài thường là sự kết thúc của câu chuyện, nhận định về ý nghĩa của câu chuyện. Ở bài văn thuyết minh, nhấn mạnh về đối tượng đã thuyết minh, tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng vừa thuyết minh.
3. Trong phần thân bài, các ý của bài văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự : thời gian, không gian, lôgic, trình tự nhận thức,… hoặc là hỗn hợp của các quan hệ miễn sao phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Khi lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần chú ý các bước như sau :
(1) Xác định đề tài : Thuyết minh về đối tượng nào ?
(2) Xây dựng dàn ý :
- Mở bài :
+ Nêu đề tài thuyết minh.
+ Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
- Thân bài :
+ Tìm ý, chọn ý : Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu (cung cấp những thông tin, tri thức gì) ?
+ Sắp xếp ý : Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh ?
- Kết bài : Nhấn lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.
2. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một tác giả văn học :
(1) Mở bài : Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê quán,…).
(2) Thân bài :
- Cuộc đời và sự nghiệp văn học :
+ Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,…
+ Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.
- Phong cách nghệ thuật :
+ Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.
+ Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.
(3) Kết bài :
- Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh,…
3. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một tấm gương học tốt.
(1) Mở bài : Giới thiệu chung về gương học tốt (là ai ? ở đâu ?... ).
(2) Thân bài :
- Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập,…
- Quá trình phấn đấu trong học tập.
- Những kết quả học tập tốt.

(3) Kết bài :
- Khẳng định về tấm gương học tập.
- Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người.
4. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp).
(1) Mở bài : Giới thiệu chung về phong trào (Là phong trào gì, trong lĩnh vực hoạt động nào, diễn ra ở đâu ?).
(2) Thân bài :
- Phong trào đã được phát động, hưởng ứng ra sao ?
- Diễn biến của phong trào.
- Những kết quả cho thấy sự thành công, hiệu quả của phong trào.

(3) Kết bài : Ý nghĩa của phong trào.
5. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh về một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).
(1) Mở bài : Giới thiệu chung về quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).
(2) Thân bài :
- Mô tả quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập) : bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các công đoạn (các bước, các giai đoạn, các quá trình,…) ra sao ?
- Sản phẩm của quy trình sản xuất(hoặc kết quả của một quá trình học tập) là gì, chất lượng, giá trị ra sao ?

(3) Kết bài : Nhận xét về quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập).


0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Luyện tập

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Giới thiệu một tác giả văn học:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả

b. Thân bài:

   - Cuộc đời và sự nghiệp văn học:

        + Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,…

        + Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.

   - Phong cách nghệ thuật:

        + Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác.

        + Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình.

        + Đưa và phân tích chung về một số tác phẩm tiêu biểu để làm rõ đặc trưng sáng tác của tác giả

        + Thành công của tác giả, những giải thưởng được nhận.

c. Kết bài:

   - Khẳng định về vị trí của tác giả trong lòng độc giả

   - Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh,…

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Giới thiệu một tấm gương học tốt:

a. Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu ra một tấm gương học tốt (bạn bè, anh chị em, một nhân vật trong lịch sử…)

b. Thân bài:

   - Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập,…

   - Quá trình phấn đấu trong học tập.

   - Những kết quả học tập tốt.

   - Thái độ của mọi người xung quanh đối với nhân vật được nói đến như thế nào (và ngược lại)

c. Kết bài:

   - Khẳng định đây là một tấm gương học tập đáng được noi theo.

   - Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc lớp) mình

a. Mở bài: Giới thiệu chung về phong trào.

b. Thân bài:

   - Phong trào đã được phát động ở đâu và được hưởng ứng ra sao? (Tên người/cơ quan/tổ chức đầu tiên phát động phong trào? Ở đâu? Vì sao lại có phong trào này?...)

   - Diễn biến của phong trào qua các năm.

   - Những kết quả cho thấy sự thành công, hiệu quả của phong trào.

c. Kết bài: Ý nghĩa của phong trào

Câu 4 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập:

a. Mở bài: Giới thiệu chung về quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).

b. Thân bài:

   - Những nét cơ bản về quy trình sả xuất hoặc học tập: sản xuất (học tập) cái gì? Tại sao chúng ta cần sản xuất/học tập ra những sản phẩm/môn học đó?...

   - Mô tả quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập): bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các công đoạn (các bước, các giai đoạn, các quá trình,…) ra sao ?

   - Sản phẩm của quy trình sản xuất(hoặc kết quả của một quá trình học tập) là gì, chất lượng, giá trị ra sao ?

c. Kết bài: Nhận xét về quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập).

0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

III. Luyện tập

   Lập dàn ý cho các đề văn thuyết minh sau:

   Đề 1: Giới thiệu một tác giả văn học.

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê quán,…)

2. Thân bài:

- Cuộc đời và sự nghiệp văn học:

- Phong cách nghệ thuật:

3. Kết bài:

- Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.

- Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh,…

   Đề 2: Giới thiệu một tấm gương học tốt.

1. Mở bài: Giới thiệu chung về gương học tốt (là ai ? ở đâu ?... ).

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập,…

- Quá trình phấn đấu trong học tập.

- Những kết quả học tập tốt.

....

3. Kết bài:

- Khẳng định về tấm gương học tập.

- Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người.

   Đề 3: Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp).

1. Mở bài: Giới thiệu chung về phong trào (Là phong trào gì, trong lĩnh vực hoạt động nào, diễn ra ở đâu ?).

2. Thân bài:

- Phong trào đã được phát động, hưởng ứng ra sao ?

- Diễn biến của phong trào.

- Những kết quả cho thấy sự thành công, hiệu quả của phong trào.

....

3. Kết bài: Ý nghĩa của phong trào.

   Đề 4: Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).

1. Mở bài: Giới thiệu chung về quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).

2. Thân bài:

- Mô tả quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập): bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các công đoạn (các bước, các giai đoạn, các quá trình,…) ra sao ?

- Sản phẩm của quy trình sản xuất(hoặc kết quả của một quá trình học tập) là gì, chất lượng, giá trị ra sao ?

....

3. Kết bài: Nhận xét về quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư