LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài Thơ hai-cư của Ba-sô (Bài 1) - Thơ hai-cư của Ba-sô

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.335
0
0
Phạm Minh Trí
07/04/2018 12:31:17

Văn phân tích - Phát biểu cảm nghĩ - Cảm nhận

Đề bài: Phân tích bài Thơ hai-cư của Ba-sô

Bài làm 1

   Trong văn học Nhật Bản, thơ hai-cư chiếm một vị trí khá quan trọng. Thể thơ này ra đời và phát triển rộng rãi trong thời kì Phục hưng văn học thế kỷ XVII - XVIII và song hành với đời sống văn hóa Nhật. Lúc đầu thơ hai-cư bắt nguồn từ các thể thơ ca truyền thống như trường ca, hòa ca, đoản ca... Sau đó một phần của bài thơ trong các thể thơ này tách ra độc lập và tồn tại một thời gian dài không có tên gọi chính thức, đến khi nhà thơ Shiki (1867-1902) gọi đó là thơ hai-cư vào những năm cuối thế kỷ XIX rồi nó tồn tại cho đến ngày nay.

   Đặc điểm nổi bật nhất của thơ hai-cư là ở cấu trúc ngắn gọn với 17 âm tiết (nguyên bản tiếng Nhật, khi phiên âm la tinh hay dịch sang tiếng Việt thì số âm tiết này có thể thay đổi), được sắp xếp theo thứ tự 5-7-5. Bỡi quy định về cấu tứ ngắn gọn nên người làm thơ phải chọn lựa, chắt lọc những từ ngữ cô đọng tinh túy để diễn tả tâm trạng của mình khi viết về thiên nhiên, con người, tôn giáo hay các triết lí của tự nhiên...

   Trong vườn thơ Nhật Bản, thơ hai-cư gắn liền với các tên tuổi tiêu biểu như: Buson, Chora, Chigô, Kikaku, Ba-sô.... Lần đầu tiên thơ hai-cư được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 ở nhà trường phổ thông nước ta với một số bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Ba-sô. Mặc dù nằm ở phần đọc thêm nhưng sách giáo khoa và sách giáo viên đã có một hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài khá rõ ràng. Tuy nhiên, người viết bài này qua bước đầu tìm hiểu cũng có một cách hiểu, một vài điều muốn trao đổi cùng quý đồng nghiệp gần xa. Cũng cần nói thêm, người viết không có tham vọng trình bày như một bài soạn giảng mà chỉ chú trọng đến một số đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm như một nét chấm phá đơn sơ, mong rằng sẽ nhận được nhiều góp ý đáng kể. Ngoài những ý chính về nghệ thuật được các soạn giả trình bày trong sách giáo viên như: thủ pháp tượng trưng, chất triết lí, cảm thức thẩm mỹ, ngôn ngữ; thơ hai-cư còn có những đặc điểm nghệ thuật nổi bậc sau.

   Ở hầu hết 8 bài thơ in trong sách giáo khoa, bước đầu tìm hiểu sơ bộ ta thấy lộ lên một số điểm chung, mà tiêu biểu là nghệ thuật sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập giữa các cặp phạm trù: vũ trụ - con người, vô hạn - hữu hạn, không gian - thời gian, hữu hình - vô hình, có - không, đen - trắng, tĩnh - động, tối - sáng, nhất thời - vĩnh hằng... Chính sự tương phản đối lập đó nhà thơ đã làm nổi bậc một cách cụ thể những vấn đề được nói đến trong thơ, và đây cũng chính là một cách giải mã khám phá bài thơ theo một hướng thi pháp riêng.

   Từ một cuộc hành trình trở về quê hương sau mười năm xa cách, cảm nhận chính nỗi lòng mình với quê hương, về những điều được mất trong cuộc đời, nhà thơ Ba-sô viết:

Đất khách mười mùa sương

về thăm quê ngoảnh lại

Ê-đô là cố hương.

   Bằng trải nghiệm cũng như cảm nhận trong cuộc đời ở khoảng thời gian mười năm xa quê, nhà thơ khắc họa trước mắt chúng ta hai vùng đất khác nhau, hai khoảng không gian, thời gian xa vời; đất khách và quê hương, xưa và nay. Trước cái vô hạn của không gian thời gian ta bắt gặp cái hữu hạn trong cuộc sống con người khi tuổi mỗi ngày một qua đi, sự gắn bó với quê hương mỗi ngày một ngắn lại, từ đó nhà thơ cảm thấy yêu cuộc sống này hơn và "ngộ" ra một điều đâu cũng là quê hương. Ê-đô là cố hương. Như vậy trước cái hữu hình rộng lớn, nhà thơ biến thành cái vô hình nhỏ bé trong lòng tự mình biết để cảm nhận và diễn tả trải dài tình cảm nỗi niềm của mình đối với quê hương và đất nước. Bài thơ ngắn gọn còn là một triết lí sâu sắc trong quy luật tình cảm của con người với bất cứ nơi đâu khi bước chân mình đã qua, dù ngắn hay dài thì chuỗi thời gian ấy khó vơi trong mỗi chúng ta, một lúc nào đó chợt nhớ mình lại cảm thấy day dứt xót xa như còn mang một món nợ lớn trong đời.

   Một lần ngang qua cách rừng, nghe tiếng vượn hú não nề, nhà thơ nghĩ đến tiếng khóc của những em bé bị bỏ rơi trong khu rừng, ông viết:

Tiếng vượn hú não nề

hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc

gió mùa thu tái tê.

   Bài thơ được cảm nhận bắt đầu từ giác quan thính giác. Tai nghe tiếng vượn hú rồi nhà thơ liên tưởng đến một điều có tính chất bức thiết trong cuộc sống con người( hay tiếng trẻ bị bỏ rơi). Đây không phải là sự chuyển đổi giữa nghe và nghĩ mà là một sự chuyển động giữa động và tĩnh: âm thanh bên ngoài, tiếng lòng sâu lắng của nhà thơ. Hai chi tiết tiếng vượn hú và tiếng trẻ bị bỏ rơi giữa cơn gió mùa thu tạo cho người đọc cảm nhận được một bức tranh trong bài thơ vừa thật vừa ảo. Cái ảo là khoảng âm thanh không rõ ràng trong nhất thời, cái thực là chính là tiếng lòng của con người với thời cuộc nhân sinh tồn tại vĩnh hằng trong cuộc đời vốn có nhiều điều chưa nói hết. Bài thơ giản dị trong sáng nhưng ý nghiã tư tưởng lại vượt ra ngoài lớp vỏ ngôn từ chật hẹp gò bó khô khan.

   Một lần khi mùa xuân đến, cảm nhận cánh hoa đào rơi lả tả bên hồ Bi-oa, nhà thơ viết.

Từ bốn phương trời xa

cánh hoa đào lả tả

gợn sóng hồ Bi-oa.

   Bút pháp trong bài thơ thể hiện trước hết là ở sự tương phản đôí lập giữa không gian vũ trụ bao la( bốn phương trời xa) với những cái gì nhỏ bé hạn hữu trong đời sống thường ngày( cánh hoa rơi, mặt hồ gợn sóng). Nghệ thuật bài thơ còn thể hiện ở bút pháp động và tĩnh, giữa sáng tối, không gian và thời gian, thiên nhiên và con người... Người đọc cảm nhận một bức tranh non nước thiên nhiên hữu tình tinh tế có pha chút thiền tông phật giáo. Bài thơ còn thể hiện một triết lí tương giao giữu sự vật hiện tượng với vũ trụ làm cho hồn thơ nhẹ nhàng bay bổng lay tận chiều sâu trái tim người đọc.

   Có thể dẫn một bài thơ hai-cư khác của Ba-sô cũng tương tự.

Trên cành khô

cánh quạ đậu

đêm thu.

   Cả ba sự vật: con quạ, cành cây khô, đêm thu đã có sự đối lập tạo nên một khung cảnh thật ảm đạm. Con quạ đậu trên cành cây khô trụi lá vào đêm thu đã cuốn hút con người vào cõi mông lung tàn tạ. Mặt khác bài thơ không chỉ là nỗi buồn mà còn là sự tương phản giữa màu đen con quạ nhỏ xíu và màng đêm bao la hiu quạnh, con người cảm thấy nhỏ bé trước không gian rộng lớn bao la...

   Thơ hai-cư chỉ là những nét chấm phá đơn giản, mạch logic của bài thơ có nhiều khoảng trống tạo sự liên tưởng cảm nhận ở người đọc. Chất liệu và đối tượng được đề cập trong thơ cũng không có gì cao xa lạ lẫm mà chỉ bình thường như : thiên nhiên con người, trăng tuyết hoa chim vượn khỉ, còn có cả bùn đất cỏ cây...Khi nghe tiếng chim đỗ quyên nhà thơ giật mình

Chim đỗ quyên hót

ở kinh đô

mà nhớ kinh đô.

   Tiếng chim là tín hiệu gợi nhớ của lòng người trong thơ ca từ xưa đến nay. Cũng thế, Ba-sô một lần nghe tiếng chim để rồi khoảng trống trong lòng lại ùa về như một kí ức day dứt khó quên. Điều dễ nói cũng là điều khó nói, thế mà nhà thơ đã thốt thành lời. Ở đây ý thơ chưa diễn đạt hết mọi cung bậc đến tận chiều sâu tâm hồn nhưng khoảng lặng đã làm cho lòng ta tự hỏi tiếng chim hay tiếng lòng của nhà thơ? Chủ thể trữ tình bị xóa nhòa, ranh giới giữa quê hương và con người được bắt cầu bằng tiếng chim đỗ quyên trong mùa hè, dưới chiếc cầu đó là dòng sông lòng cuồn cuộn chở bao nhiêu phù sa bồi đắp cho quê hương.

   Từ chất liệu đơn giản, ý thơ bộc phát, sự liên tưởng của nhà thơ có tính chất nhân văn hướng về đồng loại cộng đồng dân tộc hay những vấn đề lớn lao trong tư tưởng tình cảm của con người.

Mưa đông giăng đầy trời

chú khỉ con thầm ước

có một chiếc áo tơi.

   Rõ ràng ước muốn của chú khỉ trong bài thơ hoàn toàn do chủ quan nhà thơ nghĩ giúp. Dó là sự tưởng tượng khi đang nhìn thấy chú khỉ ngồi ướt nhem bên vệ rừng khi nhà thơ đi qua. Chú khỉ đơn độc cũng là hình ảnh của người nông dân, những trẻ em Nhật trong cơn mưa đông lạnh lẽo. Nốt lặng của bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh đơn sơ mộc mạc, là tấm lòng của con người với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp và đó cũng chính là lòng yêu thương đối với những người nghèo khổ.

   Nhà thơ Chiyô viết

A! Hoa Asagaô

dây gàu vương hoa bên giếng

đành xin nước nhà bên.

   Ta thấy chất liệu cấu tứ hình ảnh bài thơ vô cùng đơn giản. Ẩn đằng sau từng âm tiết là sự ý thức nhạy cảm, là tấm lòng của nhà thơ trước sự lung linh kỳ diệu của những cánh hoa trong một buổi sớm tinh mơ. Nhà thơ không muốn làm tan biến cái đẹp (Đành xin nước nhà bên) âu cũng là điều dễ hiểu, bỡi thiên nhiên đẹp, con người nâng niu và trân trọng cái đẹp trong cuộc sống vốn là một điều không lạ trong thơ ca truyền thống Á Đông. Bài thơ còn là một thông điệp gửi đến mọi người, mong mọi người hãy nâng niu cái đẹp ngay chính bên cạnh mình.

   Trong thơ hai-cư ngoài một số bài có những cụm từ quý ngữ (từ chỉ mùa) cụ thể như hoa đào-mùa xuân, tiếng ve- mùa hè... còn có nhiều bài không có. Những bài này chỉ có một số từ ngữ gợi mùa như: mù sương trong bài số 1 gợi mùa thu, chim đỗ quyên trong bài số 2 gợi nhớ mùa hè, cánh đồng hoang vu bài 8 gợi nhớ mùa đông...Nhận xét về thơ hai-cư Nhật Bản, nhà thơ Tagor (Aán Độ) cho rằng, trong thơ hai-cư "nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài rồi bước nhanh sang một bên". Như vậy những từ này có khi được coi là đề tài, là điểm sáng, "là con mắt" để khám phá nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Chỉ vài nét chấm phá thời gian, nguời đọc có thể nắm bắt đề tài, tạo sự liên tưởng một cách dễ dàng.

Vắng lặng u trầm

thấm sâu vào đá

tiếng ve ngâm.

   Tiếng ve ngâm là mùa hè, tiếng ve ngâm lại thường diễn ra vào buổi chiều nên ta dễ dàng nhận ra nội dung của bài thơ là tiếng ve im ắng cất lên trước cảnh đá vật nơi cửa thiền trong một buổi chiều chưa tắt nắng gợi cho con người một nỗi lòng u tịch mênh mông, lúc đó con người có thể ngộ ra một điều gì trong cuộc sống cho riêng mình. Nghệ thuật của bài thơ là sức gợi, là tính liên tưởng, là phương pháp suy luận. Nghệ thuật bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi lòng, là tâm tư tình cảm con người gửi gắm với công chúng yêu thơ hôn nay và mai sau...

   Giải mã và tìm hiểu thơ hai-cư , một thể thơ nổi tiếng trong thơ ca Nhật Bản và thế giới là một điều vốn rất khó. Trên đây chỉ là những nét chấm phá có tính chất chủ quan của người viết đối với những bài thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10. Đây cũng chỉ mới là bước tìm hiểu ban đầu, có lẽ còn nhiều điều chưa thỏa đáng, mong rằng quý thầy cô, quý đồng nghiệp sẽ có tiếng nói sâu hơn, góp phần đưa thể thơ này đến với người đọc một cách thật gần gũi.

   Đã nhiều thế kỉ trôi qua nhưng tôi tin chắc rằng thơ hai-cư Nhật Bản mãi mãi sẽ là một viên ngọc quý ở xứ sở "mặt trời mọc" với công chúng yêu thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư