LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài Thu Hứng - Cảm xúc mùa thu

3 trả lời
Hỏi chi tiết
453
0
0
Nguyễn Thị Nhài
07/04/2018 12:29:10

Văn phân tích - Phát biểu cảm nghĩ - Cảm nhận

Đề bài: Phân tích bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ

Bài làm 1

   Đỗ Phủ là nhà thơ lỗi lạc có nhiều đóng góp lớn cho thi ca Trung Quốc, ông là một thi sĩ tiêu biểu, với số lượng tác phẩm để lại không hề nhỏ. Tấm lòng lương thiện, nhạy cảm với cuộc sống với đời, những bài thơ ông viết ra, đều mang tư tưởng yêu nước, hay còn gọi là " yêu nước thương đời" đồng thời phản ánh chân thực thời đại mà ông đang sống. Với tâm hồn nghệ sĩ, những phút xao lòng với những đổi thay của đất trời, của thời tiết cũng khiến cho những câu từ trong chính tâm hồn in đậm lên trang giấy. Thu Hứng hay còn gọi là" Cảm hứng mùa thu" là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu cho hồn thơ của Đỗ Phủ.

   Đề tài về thiên nhiên đặc biệt là sự thay đổi của không gian của đất trời khiến cho các thi sĩ không ít khi nao lòng. Mùa thu là mùa mà khiến cho tâm hồn con người ta trở nên lãng mạn, thả hồn theo gió, ta cũng thấy một thứ gì đó vừa man mác lại vừa thấm đượm mùi vị đất trời chênh vênh. Cảm hứng mùa thu là bức tranh màu thu hắt hiu , mang nặng tâm trạng tu sầu của tác giả trong lúc đất nước lâm vào cảnh rối ren, nỗi thương nhớ quê hương dâng lên nghẹn ngào, và buồn thương cho thân phận mình nơi đất khách quê người..

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

Giang gian ba làng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thồi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

   Sau khi được phiên âm, bài thơ "Cảm hứng mùa thu" lại dễ dàng đi sâu vào lòng người đọc. Những cảnh vật hiện ra trong bài thơ nối tiếp nhau, nhưng bị bao phủ bởi một nỗi buồn khôn tả. Cùng với những vần thơ mềm mại mà thấm đượm, nguyễn công trứ đã mang " cảm hứng mùa thu" lại gần hơn, đặc biệt thể hiện được cả những điều mà Đỗ Phủ đã gửi gắm

Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.

(Nguyễn Công Trứ dịch)

   Có thể thấy rõ được, trong bài thơ, bốn câu đầu là "câu đề" với mục đích miêu tả bức tranh thiên nhiên bao la nhưng buồn hiu hắt ở vùng rừng núi thượng nguồn Trường Giang.

   Ở cặp câu thứ nhất, chỉ với vài nét chấm phá, tác giả đã phác thảo ra được cái thần chiều thu ở Quý Châu:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm,

(Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khi thu lòa.)

   Có thể thấy được hoặc cũng có thể cảm nhận được, tác giả đang đứng ở vị trí cao để quan sát được toàn cảnh ở nơi đây.Mọi thứ được miêu tả không những theo chiều sâu và còn theo tầm mắt của tác giả, nhìn về phía xa xăm. Hiện ra đầu tiên là hình ảnh rừng phong với sương móc còn phủ trên chúng, tạo ra cảnh tượng buồn,đặc biệt rừng phong lại càng nhấn mạnh thêm sự li biệt khi lá phong chuyển sang đỏ, khi mùa thu đến. Những dấu hiệu như rừng phong hay những hạt sương , dưới con mắt của tác giả, cũng phần nào cho người đọc thấy được mùa thu đang đến gần. Hai câu thơ mở đầu tuy là đều rừng núi nhưng lại chung một điểm , đó chính là nỗi buồn đang dần ngấm vào tác giả, nỗi buồn ấy chế ngự cả tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi đặt bút ngâm thơ. Với tâm trạng như vậy, Đỗ Phủ biết những vần thơ tiếp theo:

Giang gian ba lăng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

(Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.)

   Nếu như ở hai câu mở đầu là hình ảnh của rừng phong, là sự quan sát từ trên cao xuống thì 2 câu tiếp theo lại miêu tả cảnh sắc vừa hoành tráng lại dữ dội. Nó như muốn lột cả cảnh rừng núi Vu Sơn Vu Giáp vừa tráng lệ nhưng cũng bí hiểm âm u. Bốn câu thơ, nhưng ở mỗi câu là một nét chấm phá, là sự nhìn nhận toàn cảnh chứ không tập trung vào một điểm cụ thể nào. Cảnh sắc trời mây non nước, rừng núi hiện ra vừa cụ thể lại vừa đặc trưng cho mùa thu. Nhưng chính hình ảnh này, lại khiến tác giả nhớ tới quê hương tới nao lòng.

   Ở bốn câu thơ sau, Đỗ Phủ bày tỏ lòng mình trước cảnh mùa thu nơi đất khách. Với nghệ thuật đối được sử dụng ở câu năm câu sáu, lại khiến tâm trạng của tác giả dâng lên:

"Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

(Khóm cúc tuồn thêm dòng lệ củ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.)

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đệ thành cao cấp mộ châm.

(Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.)

   Bốn câu cuối tập trung vào miêu tả cảm xúc cũng là những vần thơ chứa đựng nhiều tình cảm, đó là lòng mong ngóng quê nhà, nỗi khát khao được trở về quê hương, tình yêu và sự buồn bã khi phải sống tha phương. Hình ảnh hoa cúc là hình ảnh đặc trưng cho mùa thu, cũng là hình ảnh mà tác giả phải rơi lệ khi nhìn thấy, nhớ tới mùa thu ở quê hương mình. Những hình ảnh được sử dụng như con thuyền( cô chu) là một con thuyền đơn độc, nhưng là con thuyền hy vọng mang tác giả về quê hương của mình. Ở cuối bỗng đột ngột âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông, trong hoàng hôn. Âm thanh duy nhất ấy đã đến cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng nó chẳng thể đủ để xua đi những áng mây buồn đang bủa vây tâm hồn thi sĩ với những nét chấm phá mạnh mẽ trong tác phẩm cùng với lấy trọng tâm chính là tả cảnh và bộc lộ cảm xúc,những vần thơ trở nên có hồn và làm rung lên sợ dây tình cảm của độc giả.

   Qua bài thơ "Cảm hứng màu thu", ta thấy được một tâm hồn thi sĩ vừa nhạy cảm lại rung động mãnh liệt với cảnh sắc. Trái tim Đỗ Phủ đã dành trọn cho quê hương, cũng qua bài thơ, cái tư tưởng " yêu nước thương đời " lại càng thể hiện rõ. Những vần thơ của ông có sức lay động mãnh liệt, đặc biệt những vần thơ như bật lên khỏi trang giấy, mở ra một khung cảnh rất rõ.. " cảm xúc mùa thu" đã đòng góp một phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng của ông, cũng như là một bài thơ tiêu biểu về mùa thu của thi ca Trung Quốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thu Hiền
07/04/2018 11:16:45

Văn phân tích - Phát biểu cảm nghĩ - Cảm nhận

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ

Bài làm 2

   Đỗ Phủ (712 – 770) tên chữ là Tử Mĩ, hiệu là Thiếu Lăng, người huyện Củng, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Thủa trẻ Đỗ Phủ cũng đi thi nhưng không đỗ. Suốt cuộc đời, ông sống trong cảnh đói nghèo và bệnh tật. Tuy vậy, ngọn lửa đam mê văn chương trong lòng ông không bao giờ tắt. Ông sáng tác rất nhiều và để lại cho đời hàng ngàn bài thơ có nội dung phong phú, sâu sắc, phản ánh sinh động những sự kiện lịch sử thời ông đang sống và chan chứa lòng yêu nước thương đời. Với những đóng góp to lớn cho nền thi ca Trung Quốc nói riêng và nền văn hóa nhân loại nói chung, Đỗ Phủ đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

   Bên cạnh những bài thơ được coi là "thi sử" (lịch sử bằng thơ), Đỗ Phủ còn sáng tác nhiều bài thơ trữ tình thể hiện cảm xúc chân thành của mình trước thiên nhiên, con người và cuộc đời. Trong những bài thơ đặc sắc có bài Thu hứng (Cảm xúc mùa thu). Đây là bài thơ thứ nhất trong chùm thơ tám bài được Đỗ Phủ sáng tác năm 766, khi đang sống phiêu bạt ở Quý Châu.. Tứ Xuyên là vùng núi non hùng vĩ, hiểm trở, cách xa quê hương nhà thơ mấy ngàn dặm. Sau mười một năm kể từ khi bùng nổ loạn An Lộc Sơn, tuy loạn đã dẹp xong nhưng đất nước kiệt quệ vì chiến tranh và nhà thơ vẫn phải lưu lạc ở quê người. Hoàn cảnh ấy đã khơi gợi cảm xúc bi thương là cảm xúc chủ đạo của Thu hứng.

   Bài thơ có thể chia làm hai phần: Bốn câu thơ đầu (đề, thực) là bức tranh vé thiên nhiên mùa thu ở vùng rừng núi thượng nguồn Trường Giang. Bốn câu sau chủ yếu thể hiện cảm hứng của thi nhân trước cảnh thu về trên đất khách.

   Ở cặp câu thứ nhất, chỉ với vài nét chấm phá, tác giả đã thể hiện được cái thần của một chiều thu ở Quý Châu:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm,

(Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khi thu lòa.)

   Người đọc có thể nhận thấy Đỗ Phủ đứng ở vị trí tương đôi cao để ngắm nhìn toàn cảnh, vì thế mà tầm nhìn của ông khá xa, khá rộng. Khả năng quan sát tinh tế của Đỗ Phủ thể hiện ngay từ câu thơ đầu tả cảnh rừng phong: Ngọc lộ điếu thương phong thụ lâm (Lác đác rừng phong hạt móc sa). Trong thơ cổ Trung Hoa, hình ảnh rừng phong gắn liền với mùa thu bởi mỗi độ thu về, có rừng phong chuyển sang màu đỏ úa, tượng trưng cho sự li biệt. Sương trắng cũng tượng trưng cho mùa thu, cho sự lạnh lẽo. Sương móc sa dày đặc làm xơ xác cả rừng phong. Nét tiêu điều của cảnh vật hiện lên rất rõ qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ.

   Câu thứ hai: Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm. Nhắc, đến Vu sơn, Vu giáp là người đọc nghĩ ngay tới hình ảnh đặc trưng của đất Ba Thục xưa kia. Toàn cảnh bao trùm trong hơi thu hiu hắt. Trong bản dịch, từ lòa cùng với từ hiu hắt chỉ lột tả được một phần ý nghĩa của cụm từ khi tiêu sâm (tối tăm, ảm đạm). Chữ ngàn non thay thế cho Vu sơn, Vu giáp khiến bản dịch dễ hiểu song lại làm mờ nhạt bản sắc của phong cảnh Quý Châu. Vu sơn, Vu giáp tức là núi Vu, hẻm Vu nổi tiếng hiểm trở và hùng vĩ. Được nhắc đến nhiều trong thần thoại, cổ tích và thơ ca Trung Quốc. Suốt cả chiều dài bảy trăm dặm, núi tiếp núi dọc đôi bờ sông, tuyệt không có một chỗ trống. Quanh năm, mây mù bao phủ những ngọn núi cao vút. Vách núi dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt được xuống tới lòng sông. Vào mùa thu, khung cảnh nơi đây vốn ảm đạm, lạnh lẽo, qua ngòi bút miêu tả thấm đẫm tâm trạng li sầu của Đỗ Phủ lại càng thêm tối tăm, ảm đạm.

   Hai câu thơ mở đầu, câu thứ nhất tả cảnh thu ở rừng phong, câu thứ hai tả cảnh thu ở núi non. Tuy cảnh vật khác nhau nhưng nhà thơ nhìn chúng với con mắt và tâm trạng giống nhau: trĩu nặng một nỗi buồn thương.

   Vẫn tiếp tục quan sát thiên nhiên với tâm trạng như thế nên Đỗ Phủ đã viết nên những câu thơ tả thực đầy ám ảnh như có ma lực cuốn hút hồn người:

Giang gian ba lăng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

(Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.)

   Ở hai câu đề là cảnh thu trên cao (rừng phong, dãy núi), đến hai câu thực là cảnh thu dưới thấp, vẫn là những chi tiết được cảm nhận qua đôi mắt thi nhân và được miêu tả bằng ngọn bút kì tài mà thành những vần thơ trác tuyệt. Sông ở thượng nguồn thường hợp, nhiều ghềnh thác, nước chảy rất xiết. Vì thế nên mới có cảnh giữa lòng sông, sóng dữ dội vọt lên đến tận lưng trời. Trong câu thơ dịch : Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, các tính từ rợn, thẳm đặc tả sự hùng vĩ hiếm có của vùng sông nước nơi đây và thể hiện cảm giác choáng ngợp của con người nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ. Hình ảnh: Mặt đất mây đùn cửa ải xa tả thực cảnh mây trắng sà xuống thấp đến mức tưởng chừng như đùn từ dưới mặt đất lên, che lấp cả cửa ải phía xa xa.

   Nếu ở hai câu trên, cảnh sắc nhuốm màu bi thương tàn tạ thì ở đây cảnh sắc lại có phần vừa hoành tráng vừa dữ dội. Hai cặp câu như bổ sung cho nhau lột tả được hai nét đặc sắc của phong cảnh vùng Vu sơn Vu giáp vừa âm u, vừa hùng vĩ.

   Bốn câu thơ, mỗi câu tả một cảnh thu cụ thể, đặt cạnh nhau tạo thành một bức tranh mùa thu rộng lớn, hiển hiện rõ ràng cái hồn đặc trưng của mùa thu chốn núi non với đủ cả rừng phong, dãy núi, bầu trời, lòng sông, mặt đất, mây mù, cửa ải xa… Sức khơi gợi, liên tưởng của bức tranh thu ấy trong tâm hồn người đọc là vô biên, vô tận. Tuy tác giả chưa nhắc tới cảnh đời điêu linh nhưng hình như nó đã thấp thoáng ẩn hiện sau hình ảnh những cánh rừng phong xơ xác vì sương gió, hình ảnh đất trời đảo lộn trên sóng nước Trường Giang và mây xám mịt mù vùng quan ải. Đứng trước khung cảnh ấy, một nhà thơ có trái tim nhạy cảm như Đỗ Phủ làm sao lại không nhớ thương quê cũ đến cháy lòng!

   Ở bốn câu thơ sau, Đỗ Phủ bày tỏ lòng mình trước cảnh mùa thu nơi đất khách. Câu năm và câu sáu có nghệ thuật đối rất Chỉnh vừa là cảnh thu mà cũng là tình thu:

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

(Khóm cúc tuồn thêm dòng lệ củ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.)

   Đây là hai câu hay nhất trong bài thơ chữ Hán của Đỗ Phủ cũng như trong bản dịch của Nguyễn Công Trứ.

   Giống như hình ảnh rừng phong gắn liền với mùa thu, hình ảnh hoa cúc cũng đi đôi với mùa thu. Đỗ Phủ nhắc đến hoa cúc, điều đó không có gì mới. Điều quan trọng là mỗi lần thấy cúc nở hoa nhà thơ lại rơi lệ. Câu thơ nguyên văn chữ Hán ; Tùng cúc lường khai tha nhật lệ (Khóm cúc nở hoa đã hai lần, làm tuôn rơi nước mắt ngày trước). Nguyễn Công Trứ dịch thoát ý là : Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ cũng rất hay, giúp người đọc hình dung ra tâm trạng cô đơn chất chửa sầu thương của Đỗ Phủ trong những tháng năm phiêu bạt, xạ quê hương sâu nặng nghĩa tình. Hai lần nhìn cúc nở hoa, có nghĩa là đã hai năm Đỗ Phủ sống ở Quý Châu. Hoa cúc xui lòng thi nhân ngậm ngùi nhớ lại những mùa thu trước chốn quê cũ, vì vậy mà càng thêm xao xuyến, xúc động đến nghẹn ngào.

   Hoa cúc là yếu tố gợi nhớ, hình ảnh con thuyền càng làm cho nỗi nhớ nhà, nhớ quê trào dâng trong lòng tác giả: Cô chu nhất hệ cố viên tâm. (Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ thương nơi vườn cũ). Câu thơ dịch bỏ mất tính từ cô trong Cô chu chứa chất đầy tâm, trạng của Đỗ Phủ nơi đất khách. Chiếc thuyền lẻ loi (cô chu) là một ẩn dụ đầy ý nghĩa không chỉ vì tính chất trôi nổi, đơn độc của nó mà còn vì nó là phương tiện duy nhất để chở ước vọng của nhà thơ về với quê hương trong tâm tưởng.

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đệ thành cao cấp mộ châm.

(Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.)

   Ở hai câu cuối bỗng đột ngột nổi lên âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông, trong bóng hoàng hôn. Âm thanh duy nhất này đem đến cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng thoáng vui ấy không đủ để xua đi những áng mây buồn đang vây phủ trong tâm hồn thi sĩ.

   Khí thu lạnh lẽo như nhắc nhở mọi người rằng mùa đông sắp đến, phải chuẩn bị nhanh nhanh cho việc may áo ấm. Hãy đọc lại câu thơ thứ tư: Tái thượng phong vân tiếp địa âm. (Trên cửa ải, mây sà xuống giáp mặt đất âm u). Lúc này, Loạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước chưa yên, chồng con của bao người còn trấn giữ nơi ải xa, nỗi lo còn đó. Trời tối rồi (mộ), không nhìn thấy gì nữa, nhà thơ chỉ nghe thấy tiếng chày đập vải và chạnh lòng nghĩ tới những người lính thú nơi quan ải. Âm thanh của mùa thu may áo vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra nỗi buồn nhớ mênh mang… "Ngôn tận nhi ý bất tận" (lời hết mà ý không hết). Đỗ Phủ cảm thấy Không lời lẽ nào có thể nói hết nỗi niềm Thu hứng.

   Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ là kết cấu hết sức chặt chẽ câu nào cũng bám chặt chủ đề, tức là đều thể hiện được hai yếu tố "cảm xúc" và "mùa thu ", vừa tả cảnh vừa chất chứa tâm trạng. Cảnh có sương thu, rừng thu, sắc thu, khí thu, gió thu, sông thu, hoa thu, tiếng thu (tiếng Chày đập vải). Tác giả thâu tóm cả thần thái của mùa thu trong bài thờ. Đó là một chiều thu cụ thể ở vùng đất Quý Châu trong giai đoạn suy vong của triều đình phong kiến đương thời. Chiến tranh xảy ra liên miên đã đầy Đỗ Phủ phiêu bạt về tận góc trời xa thẳm. Ngày đêm, ông chi còn ôm ấp một hi vọng mong manh là được trở về quê cũ. Hẳn ước mơ của Đỗ Phủ cũng là ước mơ của bao người dân nghèo khổ lưu vong. Bởi vậy, bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội nhưng vẫn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.

   Ở trong bài thơ, các mối quan hệ giữa xa và gần, giữa không gian và thời gian, giữa thị giác và thính giác, giữa thu hứng có sự liên kết chặt chẽ. Sự vận hành của tứ thơ rất lôgíc: từ xa đến gần, từ không gian mà cảm nhận thời gian, từ ngoại cảnh thể hiện nội tâm. Hàm ẩn trong mỗi câu, mỗi chữ là tâm hồn đau đáu nỗi thương đời, thương người của Đỗ Phủ.

   Cảm xúc mùa thu là bài thơ mang đậm dấu ấn phong cách thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Thu hứng dạt dào xuất phát từ rung động mãnh liệt của trái tim nhà thơ đã được thể hiện đầy đủ qua ngọn bút thần tình. Với Đỗ Phủ, mùa thu đồng nghĩa với nỗi buồn và niềm thương nhớ không nguôi, nhất là khi ông đang phải sống trong cảnh nghèo khổ, bệnh tật, cô đơn nơi xứ lạ. Cùng với một số bài thơ nổi tiếng khác như Đăng cao, Mao ốc thu phong vị sở phá ca . . được lưu truyền rộng rãi qua hàng ngàn năm, Thu hứng góp phần khẳng định tài năng kiệt xuất của Đỗ Phủ. Ông xứng đáng được người đời tôn vinh lá bậc "Thi thánh" của thơ? Thịnh Đường mà tên tuổi lưu danh muôn thuở.

0
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:16:45

Đề bài: Phân tích bài Thu Hứng

Bài làm 3

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Dịch nghĩa:

   Đứng ở thành Quỳ Châu, nhìn ra phong cảnh bốn bề. Lúc ấy sương móc sa xuống, lá phong trong rừng đã thấy úa vàng, trên dãy núi Vu Sơn, bóng tối mịt, mù, đủ thấy khí hậu rét lắm. Ớ nẻo xa xa trong lòng sông, làn sóng cồn liền với chân trời. Trên ngọn núi, vài bóng mây lờ mờ tiếp với mặt đất. Thình lình nghĩ đến cảnh mình, tác giả sực nhớ mình đã lênh đênh đất khách đến hai năm trời, khóm cúc ở các nhà chắc đã hai lần nở hoa, sau này về trông thây chắc phải xót cảnh lưu lạc mà rỏ nước mắt.

   Bây giờ tạm trú ở đây, không phải là lâu dài chắc chắn, cho nên cứ luôn nhớ đến quê hương, lòng mong mỏi cố hương của mình chẳng khác gì một chiếc thuyền lênh đênh giữa dòng sông có lúc buộc lại. Nhưng cái ngày ấy biết là ngày nào? Hiện nay mùa thu sắp hết, mùa rét sắp đến, trên thành Bạch Đế mỗi lúc trời chiều, tiếng chày đập vải đã thấy rộn rịp, mau kíp như giục những ai quên việc kéo thước phải sắm áo lạnh. Đáng buồn vô cùng (Ngô Tất Tố dịch).

Dịch thơ

Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.

(Nguyễn Công Trứ dịch)

   "Hứng" là nói "nổi lên" (hứng). Gái đẹp đương xuân thì ý nồng nàn, chí sì trước thu thì tình sâu xa; phàm núi sông rừng núi, gió khói, mây sương, sắc cò, hương hoa, cái mắt thấy, điều tai nghe, có gì là không cùng với tấc lòng cùng chứa chất nhau, là không chợt tự nhiên tiếp xúc mà phát sinh ra. Tiên sinh với tấm lòng trung tín gặp buổi nhiêu linh, lại đem cái thân lưu ngụ trải qua mùa thu héo rạng này, thì hứng ấy thực là hứng mất hết, lòng nguội tro, ý tiêu tan, chẳng có mảy may hứng nào, vì thế có tám bài này. Số bài mô phỏng của người sau nhiều đến thế như "mồ hôi trâu đầy cột" (hãn ngưu sung đồng); thấy tiên sinh khéo đặt đề thơ, họ cũng từng làm thử theo. Đầu đề là "thu hứng" mà thơ thì lại không có hứng. Người làm thơ trong lòng không có hứng mà lại muốn làm thu hứng, vì thế chẳng những thơ đúng thực là tha diệu mà đề cũng đúng thực là để diệu; chẳng những đề đúng thực là đề diệu mà tiên sinh cũng đúng thực là người diệu. Từ xưa đến nay, thơ gồm bao nhiêu bài thì nhiều thêm một bài không được, mà ít đi một bài cũng không được. Như thế này gồm tám bài thì bảy bài không được, mà chín bài cũng không được. Tôi nói như vậy nhiều lần rồi mà có người chưa mấy tin: xin hãy xem thơ này bài thứ nhất thuần tả "thu", bài thứ tám thuần tả "hứng" thì sẽ biết tám bài là một vậy.

   (1 - 4) "Lộ" (móc) mà nói là "ngọc lộ" (móc ngọc), "thụ lâm" (rừng cây) mà nói là "phong thụ lâm" (rừng cây phong); chỉ một cõi "điêu thương* (héo hon) mà "trắng" thì tả rất mực "trắng", "đỏ" thì tả rất mực "đỏ", "thu" sở dĩ "hứng" chính là vì thế. Tiếp theo hạ chữ "Vu Sơn", "Vu Giáp", liền thấy cái khí "tiêu sùm" (mịt mờ), thảy đều lạnh lùng, vắng lặng, mà hai câu "ba lãng", "phong ván" thì thừa tiếp ngay "Vu Sơn, Vu Giáp". Còn như nói "móc ngọc" tả tơi, "rừng phong" soi lá, thì tả cảnh ấy tuy khiến cho người chí sĩ thêm nỗi bi ai, cũng là nơi mà kẻ u nhân gửi niềm hoài bão. Sao lại ở hoài chốn Vu Sơn, Vu Giáp mà ngước mắt nhìn sông, chỉ thấy sóng vọt ngất trời, mà đăm đăm trông lên ải, chỉ thấy gió mây mịt mờ liền đất?

   Thực đáng đau đớn bi thương! Khiến cho người ta lòng hết khí tuyệt. Một giải xâu suốt cả tám bài, nối thẳng câu cuối "giai nhân thập thúy" (người đẹp nhặt lóng chim thúy), rồi than "bạch đầu ngâm vọng khổ đê thùy" (đầu trắng ngâm trong khổ cúi buồn).

   (5 - 8) Kẻ không biết thì bảo "lưỡng khai" (nở hai lần) ấy là "tùng cúc" (khóm cúc), đâu biết rằng "lưỡng khai" ấy đều là "tha nhật lệ" (nước mắt ngày sau)! Kẻ không biết thì bảo "cô chu" (con thuyền lẻ loi) hà tất phải "nhất hệ" ấy chỉ là "cố viên tâm" (lòng nhớ vườn xưa)! Trên chữ "lệ" đặt chữ "tha nhật": tuyệt diệu! Chỉ có chính Iĩiình ở vào hoàn cảnh đó thì mới biết được. Câu 7 nói "xứ xứ" (nơi nơi) chính là tiên sinh "buộc lòng" (hệ tâm) vào một nơi (nhất xứ); Bạch Đế thành ở phía đông Quý Phủ: đây là nói gần để chỉ xa vậy. Trong bụng nghĩ đến "dao thước" (dao xích) trong nhà, mà trong tai chỉ nghe thấy tiếng châm thành Bạch Đế; khách xa nhà vì thế mà rất mực thê lương. Dưới "châm" mà hạ chữ "thành cao" liền thấy được là tai xa nghe, mắt xa trông nỗi khổ của khách xa nhà vì đó mà rất mực thê lương. Các câu 3, 4 thừa các câu 1, 2; các câu 5, 6 chuyển đến các câu 7, 8: cứ xem như thế thì biết lời tôi "phân giải" không lầm đâu

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư