Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích các hình thức quyền làm chủ nhân dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH

1. Phân tích các hình thức quyền làm chủ nhân dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH
2. Hãy làm rõ sách lược thêm bạn bớt thù của đảng ta giai đoạn 1945-1946, liên hệ sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
646
1
3
Câu 1:

Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong cuộc sống thực tế ở từng cấp và trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Cách mạng Việt Nam từ khi có Ðảng lãnh đạo, bất kỳ ở giai đoạn lịch sử nào, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa cần xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vì đây là một mục tiêu quan trọng của cách mạng. Không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội mà không thực hiện quyền dân chủ rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống với quảng đại quần chúng thì chỉ là chủ nghĩa xã hội hình thức.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Ðảng ta đã chỉ rõ một trong những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội không ngừng tiến lên. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội Ðảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 đã ghi: 'Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân'. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trải qua gần 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, nền dân chủ XHCN ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và được thế giới thừa nhận.

Ðể tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Ðảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vì nó là một mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ðến lượt nó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát triển và hoàn thiện lại trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến phát triển. Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính trị, nếu không có sự ổn định thì không thể làm được việc gì. Muốn duy trì ổn định xã hội để tiến lên phải phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Câu 2:

Tư tưởng “thêm bạn, bớt thù” chỉ có thể thực hiện trên cơ sở xác định đúng mâu thuẫn vì nhận thức đó sẽ giúp người cách mạng xác định đúng nhiệm vụ, xác định chính xác những lực lượng nòng cốt của cách mạng. Với nhãn quan chính trị sắc bén và tinh thần dân tộc cao cả, Hồ Chí Minh xác định mâu thuẫn xã hội bằng cách đặt các quyền dân tộc cơ bản: độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ lên trên hết. Từ đó, Người nhận ra mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật trong xã hội Việt Nam luôn là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thế lực đế quốc xâm lược và vì vậy, kẻ thù chính yếu của nhân dân Việt Nam là đế quốc cướp nước, áp bức bóc lột dân ta.       

Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”. Đó là nguyên tắc chung của mọi cuộc cách mạng, đối với một dân tộc nhỏ lại phải đối đầu với các kẻ thù mạnh và thâm độc thì việc “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết” càng trở nên cấp thiết.

Với sự thông tuệ, V.I.Lênin từng chỉ dẫn kế sách: “Chỉ có thể thắng một kẻ thù mạnh hơn bằng một nỗ lực hết sức lớn và với một điều kiện bắt buộc là phải lợi dụng một cách hết sức tỷ mỷ..., hết sức khôn khéo bất cứ một “rạn nứt “bé nhỏ giữa các kẻ thù... cũng như phải lợi dụng mọi khả năng dù bé nhỏ nhất để có được một bạn đồng minh mạnh về số lượng, dù đó là bạn đồng minh tạm thời, bấp bênh, ít chắc chắn và ít tin cậy”        

Không chỉ thâu thái và thấm nhuần những chỉ dẫn đó, Hồ Chí Minh còn phát triển thêm những phương cách mới phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam để rồi tư tưởng “thêm bạn, bớt thù” của Người đi vào thực tiễn cách mạng với những chủ trương hết sức linh hoạt và phong phú như lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù; nhân nhượng có nguyên tắc để lôi kéo đồng minh; phân biệt chính phủ hiếu chiến với nhân dân yêu chuộng hòa bình của nước đối phương; độ lượng, khoan dung, lôi kéo những người con của dân tộc đã lầm lạc đi theo đế quốc... Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, “thêm bạn, bớt thù” vừa là tư tưởng trong dạng thức các luận điểm lý luận, vừa là phương pháp với tư cách là “là hợp điểm giữa lý luận và thực tiễn, giữa nhận thức và hành động”, vừa là nghệ thuật khi phương pháp đã đạt tới sự uyển chuyển để mang lại những hiệu quả to lớn,... Tất cả đã hòa quyện làm một để khắc họa nhân cách, tài năng, bản lĩnh kiệt xuất Hồ Chí Minh.            

Lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù là chủ trương, biện pháp quan trọng mà Hồ Chí Minh đã thực hiện để “thêm bạn, bớt thù”. Trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, tại Hội nghị Trung ương 8 (5 -1941), Hồ Chí Minh xác định nguyên nhân của Chiến tranh thế giới II là do chính sách hiếu chiến, phản động của lực lượng phát xít và trong cuộc chiến tranh này, “phe phát xít nhất định sẽ thất bại, phe đồng minh sẽ chiến thắng”. Từ đó, Người xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam lúc này “là một bộ phận trong phe dân chủ chống phát xít” và quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh.    

Việc lựa chọn con đường đúng đắn thuận lợi cho dân tộc bằng cách đứng về phe chính nghĩa để chống phe phi nghĩa, trên cơ sở tiên tri chính xác diễn tiến lịch sử đã thể hiện tầm nhìn sáng suốt và hành động mau lẹ, khôn ngoan của Hồ Chí Minh.            

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×