Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích cái hay cái đẹp trong câu ca dao "Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi"

Cảm thụ thơ câu ca dao: Viết 1 đoạn văn phân tích để làm rõ cái hay trong câu ca dao "Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi"
8 trả lời
Hỏi chi tiết
11.753
14
3
NoName.492
01/08/2016 17:53:54
Với đề bài này các em có thể viết đoạn văn phân tích cái hay chỉ về mặt nội dung hoặc về mặt nghệ thuật của câu ca dao. Các em cũng có thể viết đoạn văn phân tích cái hay cả về nội dung và nghệ thuật của câu ca dao.
- Theo các nhà nghiên cứu, câu ca dao trên thực chất là hai câu thơ của tác giả Bàng Bá Lân. Do mang đầy đủ những đặc điểm, tính chất của ca dao nên đã được nhân dân tiếp nhận và đi vào đời sống với tư cách của ca dao.
- Về mặt nội dung, câu ca dao thể hiện sự tinh tế, khéo léo trong cách nói chuyện của người dân lao động. Chàng trai mượn cớ "tát nước bên đàng" để bắt chuyện với cô gái. Không vồ vập, sỗ sàng mà lại vô cùng tế nhị. Câu hỏi "sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi" có thể coi như một lời trách móc nhẹ nhàng: "sao e không biết đến tình cảm anh dành cho e". Không gian đêm trăng tát nước là khung cảnh lao động quen thuộc của người dân quê. Đêm trăng thanh mát cũng là thời gian lí tưởng để đôi lứa tỏ tình và trò chuyện cùng nhau.
- Về nghệ thuật, sử dụng hô ngữ "hỡi" kết hợp với từ xưng hô "cô" tạo cảm giác không quá xa lạ để bắt chuyện với đối phương, gieo vần chuẩn xác"đàng"- "vàng", nghệ thuật lấy động tả tĩnh: từ cảnh tát nước bên đàng gợi nên khung cảnh đêm trăng thanh tĩnh, sáng trong, bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả hoạt động của con người, đêm trăng nhưng thực chất là để giãi bày nỗi niềm của con người: ca ngợi lao động, làm quen tỏ tình....

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
1
Câu ca dao miêu tả một vẻ đẹp mỹ miều của cảnh đồng quê, của người lao động nông thôn. Cảnh được miêu tả đẹp như một bức tranh: một cô gái nông thôn đang tát nước dưới ruộng vào ban đêm, chắc là để giữ cho lúa không ngập nước. Trên trời thì trăng rất sáng, ánh trăng phản chiếu dưới dòng nước. Cô gái đưa gàu múc nước, vô tình múc đúng vị trí mà ánh trăng phản chiếu. Nhìn cảnh đẹp nên thơ đó, một chàng lãng tử nào đó đi ngang trên đường không kìm được mới đọc lên: "Hỡi cô tát nước bên đàng, sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi", để miêu tả vẻ đẹp thanh bình của vùng quê. Nông thôn Việt nam xưa đẹp quá, phải không bạn?
7
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/04/2017 14:31:46
​Ca dao là tiếng hát trữ tình, là tiếng lòng của quần chúng nhân dân lao động. Người bình dân đã thể hiện và gửi gắm vẻ đẹp tâm hồn vô cùng phong phú của mình vào những câu hát giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc. Trong số những câu ca dao trữ tình được lưu truyền rộng rãi trong cả nước, có lẽ ai ai cũng đã từng thuộc câu ca dao sau đây:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Dù là người học rộng biết nhiều hay người ít học, không ai không cảm thấy câu ca dao trên là rất hay. Giản dị và dễ hiểu, như đặc điểm chung của mọi câu ca dao. Không có từ nào khó, từ nào bóng bẩy, hoa mỹ, được gọt giũa, trau chuốt; nhưng câu ca dao vẫn hàm chứa một vẻ đẹp trầm lắng như một cô gái không phải là sắc nước hương trời, nhưng lại có một nét duyên ngầm quyến rũ làm đắm say lòng người.
Câu ca dao không vận dụng một biện pháp tu từ nào như vẫn thường thấy trong kho tàng ca dao nói chung, như dùng điệp từ, điệp ngữ, các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ... Cũng không hề có bóng dáng một từ láy tượng thanh hay tượng hình nào, nhưng sức gợi tả gợi cảm thì vô cùng. Vậy cái hay và vẻ đẹp của câu ca dao được tiềm ẩn ở đâu?
Thể thơ lục bát thuần tuý dân tộc là hình thức quen thuộc mà ca dao vẫn thường sử dụng (đại đa số ca dao trữ tình được sáng tác theo thể lục bát). Một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn chỉ gồm một đơn vị lục bát, vỏn vẹn 14 chữ. Về cấu trúc ngữ pháp, cả tác phẩm tương đương với một câu trong văn xuôi. Dòng sáu là một hô ngữ bao gồm “hỡi” là từ để gọi, kết hợp với đối tượng gọi là “cô tát nước bên đàng”. Dòng tám là cụm chủ - vị chính bắt đầu bằng từ dùng để hỏi: “sao”, nội dung hỏi là “cô” (chủ ngữ), “múc ánh trăng vàng đổ đi” (vị ngữ).
Chủ thể trữ tình của câu ca dao chắc chắn là một chàng trai. Đối tượng trữ tình là một cô gái đang làm công việc đồng áng. Chàng trai đã gọi chính cô gái để hỏi. Cảm hứng trữ tình đã gợi hứng cho chàng trai thốt lên lời ca duyên dáng, đậm đà, giàu sức biểu cảm nói trên chính là cái đẹp. Ở đây có thể là vẻ đẹp của trăng của nước; có thể là vẻ đẹp của cảnh tượng tát nước, cũng có thể là vẻ đẹp của cô gái đang tát nước. Nhưng cũng có thể là tất cả các vẻ đẹp đó hoà quyện lại đã gợi nên nguồn cảm hứng đầy thi vị cho chàng trai.
Không gian nghệ thuật là một cánh đồng ven đường làng mà nông thôn Việt Nam đâu đâu cũng có. Do đo mà câu ca dao này không bị giới hạn ở một địa phương nào mà phạm vi lưu truyền, phổ biến của nó là cả nước; và khó mà xác định được xuất xứ của tác phẩm này.
Thời gian nghệ thuật là một đêm có trăng, không phải đêm tối trời như kiểu:
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.
Sự việc được phản ánh là lao động. Vâng, chính trong lao động mà người bình dân đã phát lộ hết vẻ đẹp hình thức cũng như nội tâm của mình:
- Cô kia cắt cỏ bên sông,
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
- Cô kia cắt cỏ một mình,
Cho anh cắt với chung tình làm đôi.
Cô còn cắt nữa hay thôi,
Để anh cắt với làm đôi vợ chồng.
- Hỡi cô gánh nước quang mây,
Cho anh xin gáo tưới cây ngô đồng.
- Cô kia đi đường này với ta,
Trồng đậu đậu tốt, trồng cà, cà sai.
Chính lao động là môi trường để tình cảm lứa đôi nảy nở và phát triển. Sự việc được miêu tả là đang diễn biến, không đứng yên.
Cả không gian, thời gian và cảnh vật thơ mộng dường như được thức tỉnh, khua động bởi âm thanh của tiếng gàu chao vào mặt nước. Âm thanh đã không được nói đến một cách trực tiếp, cụ thể mà được gợi lên từ công việc được miêu tả.
Bản thân công việc thì giàu ý nghĩa tạo hình thẩm mỹ. Động tác kéo gàu múc nước đòi hỏi tính nhịp nhàng, uyển chuyển nên rất gần với động tác múa. Dáng vẻ, các đường cong mềm mại tuyệt mỹ trên cơ thể người thiếu nữ nhờ động tác chao mình múc nước mà được thể hiện đầy đủ.
Vậy vẻ đẹp của câu ca dao này, trong tầng ý nghĩa thứ nhất, ở dòng thơ sáu chữ, có thể nói là vẻ đẹp mang ý nghĩa tạo hình gần với nghệ thuật vũ đạo. Công việc tát nước được diễn ra “bên đàng”. Ai đi qua đi lại trên “đàng” mà không thấy?
Cái đẹp ở đây không chết lặng ở câu chữ mà rất sống động. Không phải hoa ép trong vở, mà hoa đang nở trên cây trong vườn. Không phải cánh bướm đậu, mà là cánh bướm đang bay.
Cũng trong tầng ý nghĩa thứ nhất, ở dòng thơ tám chữ, là sự gặp gỡ giữa thế giới ngoại cảnh và thế giới nội tâm. Vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật đã tác động đến chàng trai, làm nảy sinh cái đẹp trong tâm hồn con người. Chỉ có một tâm hồn nhạy cảm, rộng mở trước thiên nhiên mới có thể rung động trước một vẻ đẹp như vậy. Vẻ đẹp của câu ca dao chính là sự kết hợp hài hoà tuyệt vời giữa chất hiện thực và chất trữ tình. Múc nước, tát nước là hoàn toàn hiện thực. Trong nước có in hình bóng trăng. “Múc ánh trăng vàng đổ đi” là sự cất cánh của hiện thực, một chi tiết đầy thi vị và lãng mạn. Chất thơ, chất trữ tình ấy đã đi vào lòng người đọc khiến cho câu ca dao trở thành một tác phẩm bất hủ của kho tàng văn học dân gian.
Nhưng dường như vẻ đẹp của câu ca dao không chỉ dừng lại ở đó. Vì còn có điều gì đó vượt lên trên cái đẹp của trăng, của nước cũng như cái đẹp của chàng trai và cô gái. Phải chăng chính là một sợi dây liên hệ mơ hồ nào đó giữa chàng trai và cô gái ẩn nấp đàng sau vẻ đẹp của cảnh mà người đọc có thể cảm nhận được? “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?” Rõ ràng đó là lời trách móc của chàng trai đối với cô gái. Sao cô hững hờ, vô tâm, vô tình đến như vậy? Bóng trăng đẹp thế sao cô hững hờ? Không chiêm ngưỡng cái đẹp, cố ý làm ngơ, bỏ qua hay thực tình không nhận ra cái đẹp? Tấm lòng của một người, cảm xúc của một người dành cho cô, sao cô dửng dưng tựa như không hề hay biết?
Cái đẹp, cái hay của câu ca dao qua đó còn chính là vẻ đẹp trầm lắng, chìm sâu ở nghĩa hàm ẩn.
Trong một khung cảnh trữ tình, thơ mộng, chàng trai đã có cảm hứng nói lên nỗi lòng của mình. Lời của chàng trai chưa phải là lời tỏ tình. Cô gái chưa có bằng chứng xác đáng nào để khẳng định tình cảm riêng tư ấy. Chỉ mới là khởi đầu làm quen, bắt chuyện. Biết đâu đó chẳng phải là nhịp cầu đầu tiên dẫn dắt họ, người nói và người nghe, đến tình yêu đôi lứa nên duyên nợ vơí nhau?
Mở đầu câu ca là từ “hỡi” cho ta thấy chàng trai không đứng gần cô gái, mà từ xa gọi tới. Đại từ “cô” (chứ không phải “em”) phản ánh sự chưa gần gũi thân quen giữa hai người. Dường như họ chưa quen nhau trước đó. Chàng trai gọi cô gái bằng phương thức hoán du: dùng công việc cô đang làm để gọi cô, như kiểu nhà thơ Nguyễn Bính vẫn gọi trong thơ là “cô lái đò”, “cô hái mơ”..., chứ không gọi bằng tên. Có thể họ chưa biết về nhau nhiều lắm. Có thể hiểu đó là câu hỏi đầu tiên của chàng trai đối với cô gái. Câu hỏi của chàng trai đẹp quá, hay quá, tinh tế và giàu ý tứ quá. Nhưng không rõ việc chàng trai chứng kiến cảnh tát nước đêm trăng của cô gái là tình cờ bắt gặp hay đã có chủ định đợi chờ để gặp từ trước? Có thể tình cờ trông thấy mà cảm xúc, trước đó chưa hề biết nhau. Cũng có thể có sự chờ đợi, trông mong để có được một cơ hội thuận tiện làm quen tuyệt vời như đêm trăng ấy!
Cả câu ca dao mười bốn chữ không có từ nào hoa mỹ, trau chuốt, nhưng rất đẹp, rất hay. Đó là cái hay, cái đẹp của cảnh và tình hoà quyện, gắn bó với nhau. Tả cảnh nhưng ngụ biết bao nhiêu tình. Cảm xúc thẩm mỹ mang tính trữ tình và thơ mộng.
Qua câu ca dao, ta thấy được tâm hồn của người bình dân rất phóng khoáng, nhạy cảm và tinh tế. Biết rung cảm trước cái đẹp, và biết cách thể hiện sự cảm nhận đó thành lời, thành câu, thành chữ, thành vần điệu để đóng góp cho kho tàng văn học dân gian một tác phẩm hay. Hiện nay, có ý kiến cho rằng hai câu lục bát này do Bàng Bá Lân sáng tác. Dù cho ai làm ra thì cũng đã làm theo phong cách ca dao truyền thống và vì thế mà từ lâu nó đã nhập vào kho tàng ca dao và được lưu truyền rộng rãi trong cả nước.
Một câu ca dao trữ tình, tả cảnh ngụ tình rất hay và rất đẹp!
4
1
Ho Thi Thuy
20/04/2017 15:10:24
Đây là hai câu thơ của nhà thơ "Bàng bá Lân"!Có lẽ trong phút "xuất thần" nào đó tác giã đã cho ra đời hai câu thơ tuyệt đẹp về cả vầng lẩn điệu nên dần dần đi vào lòng người để trở thành một trong những câu ca dao trữ tình hay của ca dao nước Việt, 
Ý nghĩa của câu thơ tuy đơn giản nhưng đầy nét trữ tình với "biện pháp ẩn dụ" để nói lên sự quan tâm và ưu ái của chàng trai đối với cô thôn nử đang tát nước bên đường,một sự ca tụng vẽ đẹp của người con gái mà chàng để ý tuy mông lung,ẩn ý nhưng không kém phần duyên dáng và....đầy hàm ý....làm quen!Còn gì đẹp hơn khi ví von người đẹp cùng ánh trăng vàng (dù thật ra cô gái đang làm một công việc đồng áng không phải là nhẹ nhàng gì!) dưới trời đêm nơi thôn dã! 
Chỉ vậy và vậy thôi cũng khiến cho chúng ta cảm nhận được nét dịu dàng chân chất của những mối tình chân quê phải không bạn!
0
0
(•‿•)
19/05/2019 08:40:50
Câu này thực chất là lời tỏ tình kín đáo của một chàng trai. Câu ca này chứng tỏ anh ta tế nhị và hơi rụt rè. Không giống như anh chàng trong bài ca dao:
"Hỡi cô cắt cỏ ven sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Sang đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này: có lấy anh không?"
0
0
Simple love
02/07/2020 18:34:04
Với đề bài này các em có thể viết đoạn văn phân tích cái hay chỉ về mặt nội dung hoặc về mặt nghệ thuật của câu ca dao. Các em cũng có thể viết đoạn văn phân tích cái hay cả về nội dung và nghệ thuật của câu ca dao.
- Theo các nhà nghiên cứu, câu ca dao trên thực chất là hai câu thơ của tác giả Bàng Bá Lân. Do mang đầy đủ những đặc điểm, tính chất của ca dao nên đã được nhân dân tiếp nhận và đi vào đời sống với tư cách của ca dao.
- Về mặt nội dung, câu ca dao thể hiện sự tinh tế, khéo léo trong cách nói chuyện của người dân lao động. Chàng trai mượn cớ "tát nước bên đàng" để bắt chuyện với cô gái. Không vồ vập, sỗ sàng mà lại vô cùng tế nhị. Câu hỏi "sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi" có thể coi như một lời trách móc nhẹ nhàng: "sao e không biết đến tình cảm anh dành cho e". Không gian đêm trăng tát nước là khung cảnh lao động quen thuộc của người dân quê. Đêm trăng thanh mát cũng là thời gian lí tưởng để đôi lứa tỏ tình và trò chuyện cùng nhau.
- Về nghệ thuật, sử dụng hô ngữ "hỡi" kết hợp với từ xưng hô "cô" tạo cảm giác không quá xa lạ để bắt chuyện với đối phương, gieo vần chuẩn xác"đàng"- "vàng", nghệ thuật lấy động tả tĩnh: từ cảnh tát nước bên đàng gợi nên khung cảnh đêm trăng thanh tĩnh, sáng trong, bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả hoạt động của con người, đêm trăng nhưng thực chất là để giãi bày nỗi niềm của con người: ca ngợi lao động, làm quen tỏ tình.
1
0
Ni Lin
15/02/2021 22:40:42

Đẹp là trăng, gợi cảm là trăng, hữu tình cũng là trăng. Tất cả được biểu đạt một cách hài hoà làm lòng người xốn xang qua câu ca dao: 

"Hỡi cô tát nước bên đàng 

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?" 

 

Giản dị và dễ hiểu nhưng không vì thế mà hai câu ca dao mất hay. Cái "hay" trước tiên mà ta cảm nhận được là cái đẹp. Cái đẹp trong hai câu ca dao chính là sự hoà quyện tuyệt vời giữa người và cảnh. Trăng đẹp, gàu nước đẫm ánh trăng vàng sóng sánh cũng đẹp và hơn hết là người. Cái đẹp của chàng trai, cô gái đang độ xuân thì tát nước đêm trăng. Thơ mộng và hữu tình. Ta hãy hình dung nhé. Cả cánh đồng bát ngát được tắm ánh trăng. Trên cái nền trăng ấy, cô gái tát nước hẳn là đang độ trăng tròn, gàu nước cô múc cũng ngời ngợi ánh trăng. Thử hỏi lòng ta có thể dửng dưng được? Vậy thì chàng trai đắm say là chuyện tất yếu. Từ sự đắm say cảnh và người ấy, chàng trai không thể cầm được lòng mình, tiếng lòng thành tiếng thơ, thành câu hỏi tu từ: 

"Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?"

Câu thơ vừa tái hiện được vẻ đẹp của trăng, vừa biểu đạt được cảm xúc đang trào dâng trong hồn người, lòng người. Tinh tế và giàu ý tứ câu hỏi của chàng làm cho cô gái tuổi trăng tròn ấy bối rối và rối cả lòng ta nữa. Trả lời sao đây cho phải, cho hay, cho đẹp như người hỏi và trăng? Nhưng hỏi chỉ để mà hỏi, là cớ để bộc lộ cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của người, của trăng mà chàng trai đang được chiêm ngưỡng đó thôi. Và rất có thể, hỏi chỉ để lấy một cái cớ làm quen, mà rút ngắn cái khoảng cách của từ "cô" mà chàng đã dùng rất ý nhị kia. Và hiểu cho cùng, nói trăng là để giãi bày lòng mình. Hỏi "múc ánh trăng vàng đổ đi?" là để được gần người múc trăng hay chính là ngầm nhắc cô gái trăng tròn ấy đừng làm ngơ trước lòng người như đang sóng sánh cùng trăng. Thật khéo léo, thật tình tứ mà vẫn giản dị, dễ thương. Vậy thì cô gái trăng tròn đang múc từng gàu nước đẫm trăng kia, lòng cô hẳn cũng chẳng thể làm ngơ, hồn cũng đang xao xuyến và sóng sánh cùng trăng cùng người? 

 

Chỉ hai câu thôi, tác giả dân gian đã vẽ được một bức hoạ cảnh tát nước đêm trăng. Bức hoạ ấy đã làm say lòng người không biết bao nhiêu thế hệ bởi hơi thở nồng nàn của tình yêu cuộc sống đã thổi hồn cho tranh. Bởi chính ta cũng yêu lắm cuộc sống yên ả thanh bình và dịu ngọt như trăng của đất nước, Cũng yêu lắm những con người đẹp và dịu dàng đằm thắm như trăng quê hương vậy.

1
1
trần thảo
05/04/2022 19:07:14
​Ca dao là tiếng hát trữ tình, là tiếng lòng của quần chúng nhân dân lao động. Người bình dân đã thể hiện và gửi gắm vẻ đẹp tâm hồn vô cùng phong phú của mình vào những câu hát giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc. Trong số những câu ca dao trữ tình được lưu truyền rộng rãi trong cả nước, có lẽ ai ai cũng đã từng thuộc câu ca dao sau đây:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Dù là người học rộng biết nhiều hay người ít học, không ai không cảm thấy câu ca dao trên là rất hay. Giản dị và dễ hiểu, như đặc điểm chung của mọi câu ca dao. Không có từ nào khó, từ nào bóng bẩy, hoa mỹ, được gọt giũa, trau chuốt; nhưng câu ca dao vẫn hàm chứa một vẻ đẹp trầm lắng như một cô gái không phải là sắc nước hương trời, nhưng lại có một nét duyên ngầm quyến rũ làm đắm say lòng người.
Câu ca dao không vận dụng một biện pháp tu từ nào như vẫn thường thấy trong kho tàng ca dao nói chung, như dùng điệp từ, điệp ngữ, các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ... Cũng không hề có bóng dáng một từ láy tượng thanh hay tượng hình nào, nhưng sức gợi tả gợi cảm thì vô cùng. Vậy cái hay và vẻ đẹp của câu ca dao được tiềm ẩn ở đâu?
Thể thơ lục bát thuần tuý dân tộc là hình thức quen thuộc mà ca dao vẫn thường sử dụng (đại đa số ca dao trữ tình được sáng tác theo thể lục bát). Một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn chỉ gồm một đơn vị lục bát, vỏn vẹn 14 chữ. Về cấu trúc ngữ pháp, cả tác phẩm tương đương với một câu trong văn xuôi. Dòng sáu là một hô ngữ bao gồm “hỡi” là từ để gọi, kết hợp với đối tượng gọi là “cô tát nước bên đàng”. Dòng tám là cụm chủ - vị chính bắt đầu bằng từ dùng để hỏi: “sao”, nội dung hỏi là “cô” (chủ ngữ), “múc ánh trăng vàng đổ đi” (vị ngữ).
Chủ thể trữ tình của câu ca dao chắc chắn là một chàng trai. Đối tượng trữ tình là một cô gái đang làm công việc đồng áng. Chàng trai đã gọi chính cô gái để hỏi. Cảm hứng trữ tình đã gợi hứng cho chàng trai thốt lên lời ca duyên dáng, đậm đà, giàu sức biểu cảm nói trên chính là cái đẹp. Ở đây có thể là vẻ đẹp của trăng của nước; có thể là vẻ đẹp của cảnh tượng tát nước, cũng có thể là vẻ đẹp của cô gái đang tát nước. Nhưng cũng có thể là tất cả các vẻ đẹp đó hoà quyện lại đã gợi nên nguồn cảm hứng đầy thi vị cho chàng trai.
Không gian nghệ thuật là một cánh đồng ven đường làng mà nông thôn Việt Nam đâu đâu cũng có. Do đo mà câu ca dao này không bị giới hạn ở một địa phương nào mà phạm vi lưu truyền, phổ biến của nó là cả nước; và khó mà xác định được xuất xứ của tác phẩm này.
Thời gian nghệ thuật là một đêm có trăng, không phải đêm tối trời như kiểu:
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.
Sự việc được phản ánh là lao động. Vâng, chính trong lao động mà người bình dân đã phát lộ hết vẻ đẹp hình thức cũng như nội tâm của mình:
- Cô kia cắt cỏ bên sông,
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
- Cô kia cắt cỏ một mình,
Cho anh cắt với chung tình làm đôi.
Cô còn cắt nữa hay thôi,
Để anh cắt với làm đôi vợ chồng.
- Hỡi cô gánh nước quang mây,
Cho anh xin gáo tưới cây ngô đồng.
- Cô kia đi đường này với ta,
Trồng đậu đậu tốt, trồng cà, cà sai.
Chính lao động là môi trường để tình cảm lứa đôi nảy nở và phát triển. Sự việc được miêu tả là đang diễn biến, không đứng yên.
Cả không gian, thời gian và cảnh vật thơ mộng dường như được thức tỉnh, khua động bởi âm thanh của tiếng gàu chao vào mặt nước. Âm thanh đã không được nói đến một cách trực tiếp, cụ thể mà được gợi lên từ công việc được miêu tả.
Bản thân công việc thì giàu ý nghĩa tạo hình thẩm mỹ. Động tác kéo gàu múc nước đòi hỏi tính nhịp nhàng, uyển chuyển nên rất gần với động tác múa. Dáng vẻ, các đường cong mềm mại tuyệt mỹ trên cơ thể người thiếu nữ nhờ động tác chao mình múc nước mà được thể hiện đầy đủ.
Vậy vẻ đẹp của câu ca dao này, trong tầng ý nghĩa thứ nhất, ở dòng thơ sáu chữ, có thể nói là vẻ đẹp mang ý nghĩa tạo hình gần với nghệ thuật vũ đạo. Công việc tát nước được diễn ra “bên đàng”. Ai đi qua đi lại trên “đàng” mà không thấy?
Cái đẹp ở đây không chết lặng ở câu chữ mà rất sống động. Không phải hoa ép trong vở, mà hoa đang nở trên cây trong vườn. Không phải cánh bướm đậu, mà là cánh bướm đang bay.
Cũng trong tầng ý nghĩa thứ nhất, ở dòng thơ tám chữ, là sự gặp gỡ giữa thế giới ngoại cảnh và thế giới nội tâm. Vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật đã tác động đến chàng trai, làm nảy sinh cái đẹp trong tâm hồn con người. Chỉ có một tâm hồn nhạy cảm, rộng mở trước thiên nhiên mới có thể rung động trước một vẻ đẹp như vậy. Vẻ đẹp của câu ca dao chính là sự kết hợp hài hoà tuyệt vời giữa chất hiện thực và chất trữ tình. Múc nước, tát nước là hoàn toàn hiện thực. Trong nước có in hình bóng trăng. “Múc ánh trăng vàng đổ đi” là sự cất cánh của hiện thực, một chi tiết đầy thi vị và lãng mạn. Chất thơ, chất trữ tình ấy đã đi vào lòng người đọc khiến cho câu ca dao trở thành một tác phẩm bất hủ của kho tàng văn học dân gian.
Nhưng dường như vẻ đẹp của câu ca dao không chỉ dừng lại ở đó. Vì còn có điều gì đó vượt lên trên cái đẹp của trăng, của nước cũng như cái đẹp của chàng trai và cô gái. Phải chăng chính là một sợi dây liên hệ mơ hồ nào đó giữa chàng trai và cô gái ẩn nấp đàng sau vẻ đẹp của cảnh mà người đọc có thể cảm nhận được? “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?” Rõ ràng đó là lời trách móc của chàng trai đối với cô gái. Sao cô hững hờ, vô tâm, vô tình đến như vậy? Bóng trăng đẹp thế sao cô hững hờ? Không chiêm ngưỡng cái đẹp, cố ý làm ngơ, bỏ qua hay thực tình không nhận ra cái đẹp? Tấm lòng của một người, cảm xúc của một người dành cho cô, sao cô dửng dưng tựa như không hề hay biết?
Cái đẹp, cái hay của câu ca dao qua đó còn chính là vẻ đẹp trầm lắng, chìm sâu ở nghĩa hàm ẩn.
Trong một khung cảnh trữ tình, thơ mộng, chàng trai đã có cảm hứng nói lên nỗi lòng của mình. Lời của chàng trai chưa phải là lời tỏ tình. Cô gái chưa có bằng chứng xác đáng nào để khẳng định tình cảm riêng tư ấy. Chỉ mới là khởi đầu làm quen, bắt chuyện. Biết đâu đó chẳng phải là nhịp cầu đầu tiên dẫn dắt họ, người nói và người nghe, đến tình yêu đôi lứa nên duyên nợ vơí nhau?
Mở đầu câu ca là từ “hỡi” cho ta thấy chàng trai không đứng gần cô gái, mà từ xa gọi tới. Đại từ “cô” (chứ không phải “em”) phản ánh sự chưa gần gũi thân quen giữa hai người. Dường như họ chưa quen nhau trước đó. Chàng trai gọi cô gái bằng phương thức hoán du: dùng công việc cô đang làm để gọi cô, như kiểu nhà thơ Nguyễn Bính vẫn gọi trong thơ là “cô lái đò”, “cô hái mơ”..., chứ không gọi bằng tên. Có thể họ chưa biết về nhau nhiều lắm. Có thể hiểu đó là câu hỏi đầu tiên của chàng trai đối với cô gái. Câu hỏi của chàng trai đẹp quá, hay quá, tinh tế và giàu ý tứ quá. Nhưng không rõ việc chàng trai chứng kiến cảnh tát nước đêm trăng của cô gái là tình cờ bắt gặp hay đã có chủ định đợi chờ để gặp từ trước? Có thể tình cờ trông thấy mà cảm xúc, trước đó chưa hề biết nhau. Cũng có thể có sự chờ đợi, trông mong để có được một cơ hội thuận tiện làm quen tuyệt vời như đêm trăng ấy!
Cả câu ca dao mười bốn chữ không có từ nào hoa mỹ, trau chuốt, nhưng rất đẹp, rất hay. Đó là cái hay, cái đẹp của cảnh và tình hoà quyện, gắn bó với nhau. Tả cảnh nhưng ngụ biết bao nhiêu tình. Cảm xúc thẩm mỹ mang tính trữ tình và thơ mộng.
Qua câu ca dao, ta thấy được tâm hồn của người bình dân rất phóng khoáng, nhạy cảm và tinh tế. Biết rung cảm trước cái đẹp, và biết cách thể hiện sự cảm nhận đó thành lời, thành câu, thành chữ, thành vần điệu để đóng góp cho kho tàng văn học dân gian một tác phẩm hay. Hiện nay, có ý kiến cho rằng hai câu lục bát này do Bàng Bá Lân sáng tác. Dù cho ai làm ra thì cũng đã làm theo phong cách ca dao truyền thống và vì thế mà từ lâu nó đã nhập vào kho tàng ca dao và được lưu truyền rộng rãi trong cả nước.
Một câu ca dao trữ tình, tả cảnh ngụ tình rất hay và rất đẹp!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo