Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích chiến lược đánh vào lòng người của Nguyễn Trãi trong bài thơ Dụ Vương Thông

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.178
2
0
Đỗ Phương Lam
09/01/2019 21:20:19
Lần đầu tiên gặp Lê Lợi ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi đã trao cho Lê Lợi bản Bình Ngô sách. Đó là một kế hoạch diệt giặc cứu nước đã được Nguyễn Trãi nghiên cứu tường tận và ôm ấp từ lâu, nay mới gặp được minh chủ để hiến dâng. Theo bài tựa của Ngô Thì Vinh trong Ức Trai di tập thì, Nguyễn Trãi "không nói đến việc đánh thành" mà chỉ chú trọng "việc đánh vào lòng người". Đánh vào lòng người có nghĩa là phải dựa vào lòng dân, là phát động sức mạnh tiềm tàng vô địch của nhân dân.
Đó là nội dung tư tưởng cơ bản của Bình Ngô sách và cũng là phương châm chính trị cơ bản của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. "Đánh vào lòng người" là dùng chính trị để tranh thủ lòng dân, thi hành các chính sách nhằm giác ngộ, thức tỉnh nhân dân, làm cho họ hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn, hành động của kẻ thù, đứng lên cầm vũ khí đánh đuổi chúng, giành lại độc lập cho đất nước. Công việc này vào những năm thứ mười, hai mươi của thế kỷ XV là công việc tương đối khó khăn vì lúc đó, quân Minh đã dựng ra trên toàn bộ lãnh thổ Đại Việt một nền đô hộ tương đối ổn định. Nhưng Nguyễn Trãi tin rằng, đó là việc có thể làm được.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi thành công rực rỡ trong việc thực hiện chiến lược đánh vào lòng người.
Từ tháng 9 năm Giáp Thìn (1424), sau trận tập kích thành Đa Căng trên đường tiến vào Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn càng đánh càng thắng lợi. Đại bại ở Đa Căng, quân Minh phải rút về Tây Đô. Trong trận đó, nghĩa quân Lam Sơn bắt được nhiều vợ con quân địch, nhưng đều tha cho về nhà làm ăn, khiến danh tiếng của nghĩa quân lại càng vang dậy.
Được nhân dân tích cực ủng hộ, nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục giải phóng châu Trà Long (sau là phủ Trà Lân) thuộc Nghệ An. Viên quan giữ Trà Long là Cầm Bành phải mang quân bản bộ ra hàng. Lê Lợi hạ lệnh cho quân sĩ: "Đầu sỏ của giặc đã ra hàng, mảy may không được xâm phạm. Không kể tội lớn nhỏ, đều tha hết".
Ngày 25 tháng Giêng năm Ất Tỵ (1425), khi nghĩa quân tiến vào Nghệ An, Lê Lợi ra lệnh cho tướng sĩ: "Dân ta khốn khổ vì giặc đã lâu, phàm đến châu huyện nào mảy may không được xâm phạm". Lam Sơn thực lục cho biết, sau khi lệnh trên được thi hành, "nhân dân chẳng ai là không vui mừng, tranh nhau đem trâu, rượu ra đón khao dùng vào quân dụng".
Khi nghĩa quân Lam Sơn cho một bộ phận đột nhiên quay trở lại đánh úp Tây Đô, là nơi sơ hở nhất của giặc lúc bấy giờ, thì nhân dân Thanh Hóa đều thi nhau đến cửa quân, xin hăng hái ra sức để mưu báo đền (Lam Sơn thực lục).
Đến năm Bính Ngọ (1426), Lê Lợi đem quân tiến ra Bắc và sau đó giành được những chiến thắng vang dội, làm nức lòng người. Ở Bắc lúc này, quân Minh ít nhất cũng có mười vạn, ở Đông Đô còn đến vài ba vạn. Trong khi đó, các danh tướng của Lê Lợi là Lê Triện, Lê Nhân Chú, Lê Lễ đem quân vào sâu căn cứ địch để đánh địch chỉ có khoảng năm, sáu nghìn quân. Để chiến thắng địch, nghĩa quân phải dựa vào dân. Ở nhiều nơi, nhân dân đã chủ động kết hợp với các mũi tiến quân của nghĩa quân để đánh giặc.
Trận Tốt Động và Ninh Kiều xảy ra vào cuối năm 1426 là một minh chứng cho sự kết hợp chiến đấu tài tình giữa nghĩa quân và các tầng lớp nhân dân. Lực lượng của quân Minh rất đông, gấp 15, 16 lần lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn. Nhưng khi trận phục kích quy mô ở Tốt Động và Ninh Kiều xảy ra, nghĩa quân lại chém được bọn Trần Hiệp, Lý Lượng và năm vạn đầu giặc, bọn Vương Thông, Mã Anh, Sơn Thọ hoảng sợ phải chạy vào thành Đông Đô. Thừa thắng, các tướng Lê Triện, Lê Bí, Lê Khả đem quân đuổi theo Vương Thông và tiến sát đến thành Đông Đô để bao vây.
Lam Sơn thực lục cho biết, khi tiến ra Bắc, nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân các lộ Đông Kinh cùng phiên trấn các xứ hân hoan, tranh nhau đem bò, dê, lương thực đến để khao tướng sĩ.
Cuối năm 1426, khi Lê Lợi tiến ra vây thành Đông Đô thì phong trào nhân dân ngày càng lớn mạnh: "Vua đến Đông Đô, trong ba ngày đầu, nhân dân kinh lộ và các phủ châu huyện cùng các tù trưởng ở biên trấn đều tấp nập đến cửa quân, xin ra sức liều chết để đánh thành giặc các nơi". Đánh giặc cứu nước lúc này không chỉ là công việc riêng của quân chủ lực, mà còn là công việc chung, của đông đảo nhân dân.
Chiến lược quân sự "đánh vào lòng người" của Lê Lợi và Nguyễn Trãi không chỉ đối với người dân Đại Việt, động viên nhân dân nhất tề đứng lên kháng chiến chống giặc, mà còn kéo cả quân Minh ngả theo nghĩa quân Lam Sơn, chống lại vua quan nhà Minh.
Nguyễn Trãi đã đem tình hình bên trong nước Đại Minh và những khó khăn mà triều Minh đang vấp phải, nói cho tướng sĩ họ biết. Trong thư gửi cho Đô đốc Thái Phúc, trấn thủ thành Nghệ An, Nguyễn Trãi viết: "Hiện ở quý quốc, bên trong có cái vạ tiêu tường, bên ngoài còn lo Bắc khấu, nắng lụt tiếp nhau, yêu nghiệt đến mãi, đại thần lấn át, cả nước chia lìa, trời làm táng vong chẳng sớm thì muộn. Kẻ sĩ minh triết nên sớm biết cơ màu... Nay kế hay của ông chẳng gì bằng thuận theo cảnh mình gặp, nghe theo mệnh trời, nhân thời cơ này dựng nên công nghiệp, khiến cho ta may được thoát khỏi lầm than mà công nghiệp lớn lao của ông được rạng rỡ trong sử xanh, há chẳng hay ư?".
Lời lẽ của Nguyễn Trãi đã thuyết phục được Thái Phúc. Tháng 2 năm 1247, Thái Phúc đã mở thành Nghệ An đem toàn bộ quân Minh có đến mấy vạn người ra hàng nghĩa quân Lam Sơn.
Thái Phúc đầu hàng nghĩa quân Lam Sơn không phải vì ông hèn nhát, tham sống sợ chết, mà chính vì những lời lẽ hợp tình, hợp lý của Nguyễn Trãi. Đầu năm 1428, khi Vương Thông kéo quân về nước, Lê Lợi và Nguyễn Trãi có mời họ Thái ở lại Đại Việt làm quan nhà Lê, nhưng Thái Phúc đã từ chối, cương quyết theo Vương Thông về nước. Đến kinh đô, Thái Phúc đã bị vua Minh hạ ngục và bị giết chết. Vua Lê Lợi và nhân dân Đại Việt rất thương tiếc lập ngay đền (đền Tuyên Nghĩa) thờ Thái Phúc ở Rú Thành, Nghệ An, nơi ông đã quyết định đứng về phía nhân dân Đại Việt.
Bản thân Nguyễn Trãi đã năm lần vào thành địch để dụ địch đầu hàng. Trong bài "Biểu tạ ân của Giám nghị đại phu tri tam quán sự", chính Nguyễn Trãi cho biết, ông đã đích thân vào thành Đông Quan khuyên Vương Thông sớm đầu hàng: "Miệng hổ lăn mình, quyết nghị hòa mà hai nước can qua đều nghỉ".
Chiến lược đánh vào lòng người còn có thể gọi là đường lối địch vận của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã đem lại kết quả to lớn chưa từng thấy trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Các thành như Nghệ An, Điêu Diêu, Thị Cầu, Diễn Châu, Tây Đô, Chí Linh, Tam Giang, Tân Bình, Thuận Hóa, Đông Quan... đều được giải phóng bằng đường lối địch vận do các lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn vạch ra. Nghĩa quân chỉ phải mang lực lượng công thành trước sau có hai lần: Lần thứ nhất đánh thành Khâu Ôn, lần thứ hai đánh thành Xương Giang.
Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã ở vào thế hoàn toàn có thể áp đảo được bảy, tám vạn quân Minh ở Đông Quan. Các tướng sĩ muốn đánh Đông Quan để giết hết quân xâm lược cho hả giận. Nhưng lúc ấy "có hành khiển Nguyễn Trãi ở nơi màn trướng biết rõ chỗ mạnh yếu của giặc, nên mới chuyên chú về mặt nghị hòa" (Đại Việt sử ký toàn thư).
Nguyễn Trãi tâu với Lê Lợi: Nếu đánh thành để trả thù vào lúc này thì đó không phải là việc khó khăn, nhưng như vậy nhà Minh tất phải trả thù, "chi bằng nên thừa lúc kẻ thù lâm vào thế cùng mà cùng họ hòa hiếu để tạo phúc cho sinh linh cả hai nước". Lê Lợi cho là phải.
Ông giải thích cho các tướng sĩ: "Phục thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không muốn giết người là hảo tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng mà mình giết đi thì chẳng còn gì ghê gớm hơn việc làm không lành ấy. Nếu vì hả giận trong chốc lát mà để muôn đời mang tiếng giết kẻ đã hàng, thì chi bằng cho muôn vạn người được toàn tính mạng để dập tắt mối chiến tranh về sau, sử xanh ghi chép nghìn thuở còn thơm, há chẳng tốt đẹp sao?".
Lê Lợi lại nói thêm với các tướng sĩ: "Cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh trả lại đất cho ta, không xâm phạm bờ cõi của ta, đó là điều ta cần. Hà tất phải giết bọn chúng để gây oán với nước lớn làm gì?" (Đại Việt thông sử - Lê Quý Đôn).
Chiến tranh giữa nhà Minh và Đại Việt chấm dứt, nhân dân hai nước "thoát được cái khổ can qua". Để có được thắng lợi đó, một trong những tác nhân chủ yếu là chiến lược quân sự đặc sắc "Đánh vào lòng người" của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
10/01/2019 07:01:28
Bằng tài năng quân sự, văn chương cùng tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi nhiều lần viết thư dụ địch đầu hàng thành công, góp phần quan trọng vào thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn.
Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai, quê ở Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến Thường Tín, Hà Nội.
Cha ông là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tương đương tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần (bà mất sớm).
Thuở nhỏ, Nguyễn Trãi rất hiếu học. Ông sớm nổi tiếng là người học rộng, có kiến thức về nhiều lĩnh vực và cả ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
Sau này, nhà sử học Phan Huy Chú ca ngợi Nguyễn Trãi “tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả”.
Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi, mở khoa thi, Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh, cùng cha vào triều làm quan.
Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi Bình Ngô sách tại căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn. Tranh minh họa: Hoàng Hoa Mai. Năm 1407, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ dẫn quân xâm lược nước ta. Nhà Hồ thất bại. Trương Phụ ép Nguyễn Phi Khanh viết thư dụ hàng Nguyễn Trãi.
Nhiều tài liệu khác kể rằng khi cha bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên ông nên về lo cứu nước báo thù nhà.
Những năm tiếp theo, Nguyễn Trãi phiêu bạt khắp nơi. Sử sách ghi chép về cuộc đời ông trong thời gian này không thống nhất.
Kế sách mưu phạt tâm công Các nhà sử học cũng chưa xác định chắc chắn thời điểm Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
Trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim ghi Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn vào năm 1420, đồng thời dâng Bình Ngô sách lên Lê Lợi. Trong đó, ông vạch ra 3 kế sách lớn để đánh quân Minh, chú trọng tâm công, đánh vào lòng người để dành chiến thắng.
Nhờ Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi nhanh chóng được trọng dụng. Năm 1423, Lê Vận và Lê Trăn được Bình Định Vương cử làm sứ giả, mang lễ vật là năm đôi ngà voi cùng thư do Nguyễn Trãi viết đi cầu hoà. Lời lẽ trong thư rất mềm dẻo, khôn khéo, tổng binh nhà Minh là Trần Trí chấp thuận ngay.
Từ đó, mọi thư từ giao thiệp giữa quân Lam Sơn và quân Minh cũng như văn thư hiểu dụ các thành trì đều do một tay Nguyễn Trãi soạn thảo.
Năm 1427, Lê Lợi phong Nguyễn Trãi làm Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư, kiêm chức Hành Khu mật viện sự chuyên bàn luận quân cơ và thảo thư từ đi lại.
Trong thư gửi Đô đốc Thái Phúc trấn thủ thành Nghệ An, ông viết: “Hiện ở quý quốc, bên trong có cái vạ tiêu tường, bên ngoài còn lo Bắc khấu, nắng lụt tiếp nhau, yêu nghiệt đến mãi, đại thần lấn át, cả nước chia lìa, trời làm táng vong chẳng sớm thì muộn. Kẻ sĩ minh triết nên sớm biết cơ màu.
“Nay kế hay của ông chẳng gì bằng thuận theo cảnh mình gặp, nghe theo mệnh trời, nhân thời cơ này dựng nên công nghiệp, khiến cho ta may được thoát khỏi lầm than mà công nghiệp lớn lao của ông được rạng rỡ trong sử xanh, há chẳng hay ư?".
Cuối cùng, Thái Phục bị thuyết phục, đầu hàng nghĩa quân Lam Sơn.
Không chỉ gửi thư, bản thân Nguyễn Trãi từng 5 lần vào thành địch dụ hàng. Ông thậm chí vào tận thành Đông Quan khuyên Vương Thông đầu hàng.
Bức thư dụ Vương Thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư) được đánh giá là tiêu biểu nhất cho kế sách mưu phạt tâm công của Nguyễn Trãi.
Trong thư, ông nêu 6 lý do tất bại của quân Minh rồi khuyên Vương Thông nghị hòa.
“Nay các ông kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh, bám hờ khu nhỏ mọn, nghỉ tạm thành chơ vơ, há chẳng phải như thịt trên thớt, cá trong nồi sao? Thế mà lại còn lừa dối dân ta, dụ điều phi nghĩa.
Kìa những kẻ trung thần nghĩa sĩ, dù thời cùng vận khốn, cũng nếm mật nằm gai, không chịu đem lòng kia khác; lẽ nào ngày nay, lại chịu tin theo những lời bất nghĩa của các ông. Chỉ e người Nam trong thành nhớ mến chúa cũ, người Ngô ở đây khốn khổ không kham thì những người chống các ông sẽ kéo nhau ra hàng; như Trương Phi, Lã Bố, các ông lại bị chính thuộc hạ giết hại, đó là lẽ tất nhiên”.
Chính kế sách công tâm của Nguyễn Trãi đã góp phần vào chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn đồng thời giảm bớt thiệt hại cho cả hai bên.
Sau này, khi thay mặt Lê Lợi soạn Bình Ngô đại cáo để chiếu cáo thiên hạ, ông tổng kết lại thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược:
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt.
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công.
Bậc đại nhân, đại nghĩa Dù là khi tham mưu cho Lê Lợi hay sau này làm quan cho nhà Hậu Lê, Nguyễn Trãi đều luôn giữ vững tư tưởng nhân nghĩa.
Nhân nghĩa của ông gắn liền tư tưởng vì dân, yên dân. Điều này được nêu trong đoạn mở đầu của Bình Ngô đại cáo:
Việc nhân nghĩa cốt để yên dân.
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Đây cũng là lý do nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống giặc Minh, tất cả đều vì mục đích trừ bạo để nhân dân thoát khỏi lầm than, hưởng cuộc sống thái bình, thịnh trị.
Nguyễn Trãi đúc kết thắng lợi của quân Lam Sơn là chiến thắng của lòng nhân nghĩa:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Tư tưởng nhân nghĩa của ông còn thể hiện ở lòng hiếu sinh, khoan dung, độ lượng với con người, bất kể với người Nam hay quân Minh.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành được thế mạnh, hoàn toàn có thể áp đảo 8 vạn quân Minh ở Đông Quan. Các tướng sĩ muốn đánh Đông Quan để giết hết quân xâm lược, trả thù cho những người dân vô tội đã thiệt mạng dưới chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh.
Tuy nhiên, Nguyễn Trãi đặt đại nghĩa lên đầu, phân tích chỗ mạnh yếu của giặc và khuyên Lê Lợi nghị hòa.
Theo ông, đánh thành để trả thù vào lúc đó không phải là việc khó khăn nhưng dễ bị nhà Minh trả thù về sau, “chi bằng thừa lúc kẻ thu lâm vào thế cùng mà cùng họ hòa hiếu để tạo phúc cho sinh linh hai nước”.
Lê Lợi cho là phải và đồng ý nghị hòa, tha cho tướng sĩ nhà Minh về nước.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng.
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Trong thời kỳ làm quan, ông có ý tưởng xây dựng đất nước thái bình, trên vua thánh tôi hiền, dưới không còn tiếng giận oán sầu: “Thánh tâm dục dữ dân hưu túc, văn tri chung tu chí thái bình” (lòng vua chỉ muốn dân yên nghỉ, xếp võ theo văn, nước trị bình”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k