Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích cuộc đời Chí Phèo sau khi ra tù đến khi gặp Thị Nở (tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao)

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
14.146
21
9
Bạch Dương
24/12/2017 16:05:43

Đề tài về người nông dân vốn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn. Đặc biệt là vấn đề quyền sống, quyền làm người của con người giữa xã hội cũ đầy rối ren. Tuy nhiên không phải khép lại đầy bế tắc như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hay bi lụy như cái chết trong “Lão Hạc”, với chủ nghĩa nhân văn và lòng nhân đạo Nam Cao đã tạo nên một kiệt tác mang tên “Chí Phèo”. Đây có thể coi là một bài ca về lương thiện và khát vọng sống mãnh liệt của con người trong xã hội cũ. Và diễn biến nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù đến khi gặp được tình yêu đích thực của cuộc đời mình thực sự khiến người đọc xúc động không nguôi.

Nam Cao được biết đến là một cây viết xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930 -1945) một nhà văn đề cao quyền sống của con người và mang trong mình chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Chí Phèo chính là đứa con tinh thần mang đậm yếu tố nhân văn mà nhà văn muốn gửi gắm lúc sinh thời. Chí là đại diện cho tầng lớp lao động khốn khổ đang chịu sự dày vò áp bức đến cùng cực của xã hội. Sự thay đổi về nhân cách con người Chí cũng chính là do bàn tay của thế lực phong kiến mà ra.

Chí Phèo chẳng biết xuất thân từ đâu, cũng chẳng ai biết ai đã sinh ra gã. Chỉ biết hắn được một người bán cối nhặt được ở cái lò gạch cũ đầu làng. Hắn lớn lên như cỏ dại, Chí cũng từng có một thời tuổi trẻ đẹp đấy chứ. Gã trai mới hơn hai mươi tuổi đầu, đẹp mã non nớt đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Chí đã từng mơ ước về một mái nhà mà ở đó vợ dệt vải, ươm tơ chồng cày ruộng. Ôi cái ước mơ rất bình thường và cũng rất đời đấy những tưởng đã thành hiện thực thì ôi thôi những biến cố bắt đầu ập đến với cuộc đời Chí. Nó như một dấu chấm hết cho cái nhân cách rất con người của gã.

Chỉ vì ghen tuông mù quáng, mà Bá Kiến nhỡ đẩy Chí Phèo vào tù. Và sau mấy năm ăn cơm tù bản chất con người gã trai ngây thơ lương thiện ngày nào đã bị tha hóa một cách không ngờ.

Sau những ngày ở tù là những cơn say triền miên đến bất tận của Chí. Chí chẳng bao giờ tỉnh vì hắn chỉ biết đến rượu, dường như chỉ rượu mới mang đến cho hắn khoái cảm mạnh mẽ để tiếp tục sống. Hết rượu hắn lại đến ăn vạ Bá Kiến, nào thì rạch mặt cho máu chảy lênh láng nào là vừa đi vừa chửi… Hắn chửi cho hả dạ chửi cho sướng cái mồm, chán thì chửi cha chửi mẹ chửi người đã sinh ra gã và đẩy gã đến cái nước khốn cùng này. Nhưng sâu trong tâm trí hắn biết người trực tiếp đẩy hắn đến cái bờ vực thẳm này chẳng ai khác đó chính là Bá Kiến. Thế nên hắn chỉ biết tìm đến Bá Kiến để thỏa mãn những cơn say. Cực chẳng đã Bá Kiến đành thuê hắn làm tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho mình. Và như thế cái vòng quẩn quanh của sự bất lương cứ bao trùm lấy hắn.

Những tưởng cuộc đời của Chí mãi mãi sẽ là những ngày say sỉn bất tận đến quên trời đất, là những bài ca chửi không có hồi kết thế nhưng một cuộc gặp gỡ định mệnh đã làm thay đổi cuộc đời gã. Cho gã biết thế nào là “nhân cách” và “lương thiện”

Có thể gọi cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là ánh sáng cuộc đời hắn cũng phải mà là bước hụt sâu vào tăm tối cũng không sai. Nhưng chính sự gặp gỡ đó đã khiến con người Chí có những thay đổi đáng để chúng ta suy ngẫm.

Chí gặp Thị vào một đêm trăng thanh gió mát và như thường lệ Chí lại say. Và cái đứa con gái xấu ma chê quỷ hờn xấu nhất cái làng Vũ Đại ấy đã dìu Chí vào lều. Đắp lại cho y cái manh chiếu rách và cũng từ cái đêm định mệnh ấy Chí đã thành con người khác.

Sáng dậy Chí như trở thành một con người khác. Lần đầu tiên Chí tỉnh sau bao ngày dài chìm đắm trong cơn say. Y lắng nghe cái nhịp đập của cuộc sống của con người sao mà thân thương đến thế, tiếng mấy chị bán hàng rong kể chuyện rau dưa muối cà, tiếng mái chèo khua vào nhau như thức tỉnh con người gã. Lần đầu tiên hắn nhớ hắn cũng từng có ước mơ bình dị như thế một gia đình bình thường chồng cấy cày, vợ dệt vải. Hình ảnh Thị Nở bưng bát cháo hành vào chính là một bước ngoặt khiến Chí khao khát lương thiện và tính người.

Lần đầu tiên Chí cảm nhận được trên đời này hóa ra vẫn còn có người thương hắn quan tâm hắn. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn món ăn ngon đến thế nó không phải là cao lương mĩ vị chỉ là một bát cháo trắng thêm vài cọng hành với vài hạt muối nhưng nó chứa đựng cả tình thương. Dẫu rằng nó đến từ cái người đàn bà đen đúa xấu nhất làng bấy giờ. Thế nhưng với Chí chưa bao giờ hắn thấy Thị Nở đẹp như lúc này, Thị đẹp quá, vẻ đẹp rất đỗi lương thiện mà hắn hằng ao ước. Phải chăng đó chính là vẻ đẹp của sự giác ngộ của lương tri tình người.

Để Chí Phèo một kẻ đã từng nghĩ mình mãi mãi ở bên cái dốc kia của lương thiện bỗng “hồi sinh” và khát sống, khát khao lương thiện hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là một dụng ý nghệ thuật, một khát vọng nhân đạo mà Nam Cao gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.

Thế nhưng dường như cái chạm chân đến lương thiện của Chí mới vừa hé mở đã bị đóng lại bởi những định kiến trớ trêu của xã hội. Đến cả người đàn bà xấu đắng xấu cay, nhà lại có mả hủi như Thị Nở mà cũng chẳng thèm lấy Chí bởi bị bà cô ngăn cản. Chẳng ai lại gắn bó với một kẻ suốt ngày chỉ biết rạch mặt ăn vạ như Chí. Và thế là như một vòng luẩn quẩn, lương thiện chẳng hồi sinh được bao lâu lại chết yểu. Cuộc đời Chí lại rơi vào một hố đen của sự túng quẫn, của sự kì thị và tự kết liễu bằng cái chết.

Không phải đến Chí Phèo Nam Cao mới bộc lộ được tuyên ngôn nhân đạo trong văn học của mình. Mà từ trước đến nay các tác phẩm của ông luôn nhắm đến tình yêu thương con người với con người. Chí Phèo chính là đại diện cho một tầng lớp con người dưới sự giày xéo của thế lực phong kiến. Hiện thân của Chí cùng những diễn biến tâm lí của gã chính là sự khát sống, khát lương thiện mà ai cũng từng ao ước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
3
Tăng Thị Kiều
24/12/2017 16:10:25
Đỉnh điểm của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Nhưng, bi kịch và đau đớn thay, rốt cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí Phèo. Lời nói của bà cô Thị Nở như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Chí Phèo làm tắt ngúm ngọn lửa lòng vừa được nhen lên trong Chí. “Ai lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí Phèo” đã trở thành định kiến khắc nghiệt lấp mất lối về của Chí. Cánh cửa cuộc đời vừa hé mở thì cũng ngay lập tức đóng sầm lại trước mắt của anh. Đó chính là bi kịch của một con người chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống lương thiện. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng vẫn không đến được với Chí Phèo. Và thật là khắc nghiệt, khi bản tính người nơi Chí Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí Phèo hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa. Cánh cửa trở về với xã hội lương thiện, xã hội loài người vừa mở ra thì cũng là lúc đóng sầm lại ngay trước mắt Chí Phèo. Thị Nở như tia chớp rạch ngang bầu trời đêm đen của Chí Phèo vừa đủ để soi lên một niềm cảm thông cũng là lúc nó tắt ngấm giữa đêm đen cuộc đời Chí. Nói xa hơn, cái xã hội thực dân nửa phong kiến đó đã cướp đi của Chí quyền làm người và vĩnh viễn không trả lại. Nó đã tiêu hủy và đã bẻ gãy chiếc cầu nối Chí với cuộc đời.
Chí Phèo tìm đến rượu nhưng rượu không phải bao giờ cũng làm cho người ta say. Một khi rượu không còn đủ sức để làm lu mờ lí trí con người thì nó sẽ quay ngược trở lại thức tỉnh lý trí ấy. Càng uống Chí càng tỉnh, càng tỉnh càng nhận ra bi kịch của cuộc đời mình. Chí đau đớn khi nghe “thoang thoảng mùi cháo hành” rồi Chí ôm mặt khóc rưng rức. Phẫn uất, Chí xách dao đi, định đến nhà Thị Nở. Trong ý định, Chí định đến nhà đâm chết con “khọm già”, con “đĩ Nở” nhưng sự thức tỉnh ý thức về thân phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của Chí dẫn Chí đến thẳng nhà Bá Kiến. Hơn ai hết lúc này Chí hiểu ra rằng: kẻ đã làm cho mình phải mang lốt quỷ, kẻ đã làm mình ra nỗng nỗi khốn cùng này chính là Bá Kiến. Anh càng thấm thía tội ác kẻ đã cướp đi quyền làm người, cướp đi cả bộ mặt và linh hồn của mình. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với tư cách là một nô lệ thức tỉnh, đòi quyền làm người:

– Tao muốn làm người lương thiện ?

– Ai cho tao lương thiện ?

Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không lời giải đáp. Câu hỏi chất chứa nỗi đau của một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng của bi kịch cá nhân. Câu hỏi đánh thẳng vào bộ mặt của xã hội bất lương. Câu hỏi như cứa vào tâm can người đọc về một thân phận con người đầy đắng cay trong xã hội cũ. Lương thiện có ngay trong mỗi con người là di sản tinh thần của mỗi người. Tại sao phải đi đòi lương thiện ? À, thì ra Chí đã bị cái xã hội vô nhân tính ấy cướp mất. Khốn nạn thay cho Chí, ngay cả cái quyền được làm một con người cũng bị xã hội người ăn thịt người ấy bóp nát. Và Chí Phèo cũng đã tự kết liễu cuộc đời mình sau khi kết liễu tên cáo già Bá Kiến. Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách của nhà văn: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người!

Tác phẩm Chí Phèo thông qua tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật chính, nhà văn đã mang đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Tác phẩm đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp và bóc lột nhân dân lao động. Qua đó nhà văn đồng cảm với những nỗi khổ đau, bị đày đọa và lăng nhục của người nông dân. Đồng thời nhà văn cũng kịp thời phát hiện và trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật và khao khát thay đổi thực tại để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
8
5
Joen Somi
24/12/2017 16:16:34

Đề tài về người nông dân vốn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn. Đặc biệt là vấn đề quyền sống, quyền làm người của con người giữa xã hội cũ đầy rối ren. Tuy nhiên không phải khép lại đầy bế tắc như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hay bi lụy như cái chết trong “Lão Hạc”, với chủ nghĩa nhân văn và lòng nhân đạo Nam Cao đã tạo nên một kiệt tác mang tên “Chí Phèo”. Đây có thể coi là một bài ca về lương thiện và khát vọng sống mãnh liệt của con người trong xã hội cũ. Và diễn biến nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù đến khi gặp được tình yêu đích thực của cuộc đời mình thực sự khiến người đọc xúc động không nguôi.

Nam Cao được biết đến là một cây viết xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930 -1945) một nhà văn đề cao quyền sống của con người và mang trong mình chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Chí Phèo chính là đứa con tinh thần mang đậm yếu tố nhân văn mà nhà văn muốn gửi gắm lúc sinh thời. Chí là đại diện cho tầng lớp lao động khốn khổ đang chịu sự dày vò áp bức đến cùng cực của xã hội. Sự thay đổi về nhân cách con người Chí cũng chính là do bàn tay của thế lực phong kiến mà ra.

Chí Phèo chẳng biết xuất thân từ đâu, cũng chẳng ai biết ai đã sinh ra gã. Chỉ biết hắn được một người bán cối nhặt được ở cái lò gạch cũ đầu làng. Hắn lớn lên như cỏ dại, Chí cũng từng có một thời tuổi trẻ đẹp đấy chứ. Gã trai mới hơn hai mươi tuổi đầu, đẹp mã non nớt đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Chí đã từng mơ ước về một mái nhà mà ở đó vợ dệt vải, ươm tơ chồng cày ruộng. Ôi cái ước mơ rất bình thường và cũng rất đời đấy những tưởng đã thành hiện thực thì ôi thôi những biến cố bắt đầu ập đến với cuộc đời Chí. Nó như một dấu chấm hết cho cái nhân cách rất con người của gã.

Chỉ vì ghen tuông mù quáng, mà Bá Kiến nhỡ đẩy Chí Phèo vào tù. Và sau mấy năm ăn cơm tù bản chất con người gã trai ngây thơ lương thiện ngày nào đã bị tha hóa một cách không ngờ.

Sau những ngày ở tù là những cơn say triền miên đến bất tận của Chí. Chí chẳng bao giờ tỉnh vì hắn chỉ biết đến rượu, dường như chỉ rượu mới mang đến cho hắn khoái cảm mạnh mẽ để tiếp tục sống. Hết rượu hắn lại đến ăn vạ Bá Kiến, nào thì rạch mặt cho máu chảy lênh láng nào là vừa đi vừa chửi… Hắn chửi cho hả dạ chửi cho sướng cái mồm, chán thì chửi cha chửi mẹ chửi người đã sinh ra gã và đẩy gã đến cái nước khốn cùng này. Nhưng sâu trong tâm trí hắn biết người trực tiếp đẩy hắn đến cái bờ vực thẳm này chẳng ai khác đó chính là Bá Kiến. Thế nên hắn chỉ biết tìm đến Bá Kiến để thỏa mãn những cơn say. Cực chẳng đã Bá Kiến đành thuê hắn làm tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho mình. Và như thế cái vòng quẩn quanh của sự bất lương cứ bao trùm lấy hắn.

Những tưởng cuộc đời của Chí mãi mãi sẽ là những ngày say sỉn bất tận đến quên trời đất, là những bài ca chửi không có hồi kết thế nhưng một cuộc gặp gỡ định mệnh đã làm thay đổi cuộc đời gã. Cho gã biết thế nào là “nhân cách” và “lương thiện”

Có thể gọi cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là ánh sáng cuộc đời hắn cũng phải mà là bước hụt sâu vào tăm tối cũng không sai. Nhưng chính sự gặp gỡ đó đã khiến con người Chí có những thay đổi đáng để chúng ta suy ngẫm.

Chí gặp Thị vào một đêm trăng thanh gió mát và như thường lệ Chí lại say. Và cái đứa con gái xấu ma chê quỷ hờn xấu nhất cái làng Vũ Đại ấy đã dìu Chí vào lều. Đắp lại cho y cái manh chiếu rách và cũng từ cái đêm định mệnh ấy Chí đã thành con người khác.

Sáng dậy Chí như trở thành một con người khác. Lần đầu tiên Chí tỉnh sau bao ngày dài chìm đắm trong cơn say. Y lắng nghe cái nhịp đập của cuộc sống của con người sao mà thân thương đến thế, tiếng mấy chị bán hàng rong kể chuyện rau dưa muối cà, tiếng mái chèo khua vào nhau như thức tỉnh con người gã. Lần đầu tiên hắn nhớ hắn cũng từng có ước mơ bình dị như thế một gia đình bình thường chồng cấy cày, vợ dệt vải. Hình ảnh Thị Nở bưng bát cháo hành vào chính là một bước ngoặt khiến Chí khao khát lương thiện và tính người.

Lần đầu tiên Chí cảm nhận được trên đời này hóa ra vẫn còn có người thương hắn quan tâm hắn. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn món ăn ngon đến thế nó không phải là cao lương mĩ vị chỉ là một bát cháo trắng thêm vài cọng hành với vài hạt muối nhưng nó chứa đựng cả tình thương. Dẫu rằng nó đến từ cái người đàn bà đen đúa xấu nhất làng bấy giờ. Thế nhưng với Chí chưa bao giờ hắn thấy Thị Nở đẹp như lúc này, Thị đẹp quá, vẻ đẹp rất đỗi lương thiện mà hắn hằng ao ước. Phải chăng đó chính là vẻ đẹp của sự giác ngộ của lương tri tình người.

Để Chí Phèo một kẻ đã từng nghĩ mình mãi mãi ở bên cái dốc kia của lương thiện bỗng “hồi sinh” và khát sống, khát khao lương thiện hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là một dụng ý nghệ thuật, một khát vọng nhân đạo mà Nam Cao gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.

Thế nhưng dường như cái chạm chân đến lương thiện của Chí mới vừa hé mở đã bị đóng lại bởi những định kiến trớ trêu của xã hội. Đến cả người đàn bà xấu đắng xấu cay, nhà lại có mả hủi như Thị Nở mà cũng chẳng thèm lấy Chí bởi bị bà cô ngăn cản. Chẳng ai lại gắn bó với một kẻ suốt ngày chỉ biết rạch mặt ăn vạ như Chí. Và thế là như một vòng luẩn quẩn, lương thiện chẳng hồi sinh được bao lâu lại chết yểu. Cuộc đời Chí lại rơi vào một hố đen của sự túng quẫn, của sự kì thị và tự kết liễu bằng cái chết.

Không phải đến Chí Phèo Nam Cao mới bộc lộ được tuyên ngôn nhân đạo trong văn học của mình. Mà từ trước đến nay các tác phẩm của ông luôn nhắm đến tình yêu thương con người với con người. Chí Phèo chính là đại diện cho một tầng lớp con người dưới sự giày xéo của thế lực phong kiến. Hiện thân của Chí cùng những diễn biến tâm lí của gã chính là sự khát sống, khát lương thiện mà ai cũng từng ao ước.

8
2
Quỳnh Anh Đỗ
24/12/2017 19:15:43

Lúc đầu, cuộc gặp gỡ của Chí Phèo với thị Nở chỉ là sự chung chạ do cái bản năng của người đàn ông bị rượu đánh thức. Đến sáng hôm sau, cũng như bao người say tỉnh rượu khác, hắn cảm nhận chính xác được cảm giác miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn. Nhưng với Chí, đây là cảm giác, cảm xúc khi vừa được đánh thức không chỉ mỗi cơn say. Có lẽ lâu lắm rồi hắn mới cảm nhận được cuộc sống đời thường với những cảnh sắc, âm thanh quen thuộc: tiếng người đi chợ, tiếng anh thuyền chài đuổi cá, tiếng chim hót, ánh nắng rọi vào cái lều nát...Tất cả những hình ảnh, âm thanh ấy khi nào mà chả có, nhưng đây là lần đầu tiên Chí có thể cảm nhận được, bởi rước giờ hắn chưa từng hết say. Nhịp sống trở lại đưa Chí Phèo nhớ lại quá khứ xa xôi với những ước mơc bình dị như biết bao người dân quê khác. Chí mơ ước có một gia đình nhỏ, một cuộc sống gia đình hạnh phúc được tạo dựng từ bàn tay lao động cần cù của chính mình. Rồi Chí nghĩ đến hiện tại, nghĩ về tương lai cô độc với tuổi già đau ốm...hắn càng và càng lo hơn, bởi nửa cuộc đời từng trải đủ để hắn hiểu được cô độc còn đáng sợ hơn là đói rét và ốm đau. Đó lần đầu tiên hắn trở lại làm người, suy nghĩ , lo lắng như một người nông dân nghèo bản chất lương thiện. Một cách tự nhiên, mọi suy nghĩ của Chí Phèo lại hướng về thị Nở, khi Thị bước vào lều với bát cháo hành.Không ngoa khi nói rằng, thị xấu, xấu lắm, thị xấu đến ma chê quỷ hờn. Vậy mà sự chăm sóc của thị dành cho Chí sao mà ân cần, chân thành, mộc mạc đến thế. Ấy nên khi nhận bát cháo hành xoàng xĩnh đó, Chí phèo vừa húp vừa khóc: "thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt". Đúng thế, trong Chí giờ đây tồn tại rất nhiều tâm trạng khác nhau, trước hết là ngạc nhiên, đến vô cùng. Hắn thật không thể nghĩ đến, không thể ngờ. Một người như Chí, nỗi sợ hãi và căm ghét của cả dân làng, là con quỷ làng Vũ Đại trước giờ muốn ăn thì chỉ có giành lấy cướp lấy của người khác. Vậy mà giờ đây, có người đem đến cho hắn, đến gần hắn mà không sợ hãi hay căm ghét và còn mang lại đời sống mới cho hắn. Sau đó, sự cảm động đến mức không thể kìm nén dâng trào: hình như hắn khóc. Đây là lần đầu tiên Chí được người ta chăm sóc, lại bởi bàn tay của một người đàn bà. Có thể sự chăm sóc của Thị là một cử chỉ bình thường của một con người dành cho một con người. Thế nhưng đối với Chí phèo, đây là lòng tốt hiếm hoi, duy nhất mà Chí được hưởng từ ngày về làng. Chí cũng cảm thấy thật bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, như là ăn năn, hối hận vì những việc ác mà mình đã làm. Nhưng với hiện tại như bây giờ, Chí tràn ngập niềm vui mới mẻ. Hắn thấy lòng như trẻ con, muốn làm nũng thị như bao đứa trẻ làm nũng mẹ. Rồi như một lẽ tự nhiên bất chợt, Chí thấy "thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người biết bao! Mong muốn thị Nở sống chung..." Vậy là hương vị bát cháo hành, nụ cười tin cẩn cùng với tình người mộc mạc đơn sơ đã đánh thức bản chất trong trắng, lương thiện của anh canh điền năm xưa. Khi tỉnh rượu cũng chính là lúc Chí Phèo bắt đầu tỉnh ngộ, lại khao khát một gia đình hạnh phúc, một cuộc sống thiện lương sẽ được thực hiện cũng thị Nở. Thì ra, trong bản chất của con quỷ dữ làng Vũ Đại vẫn là một con người rất đáng thương luôn khao khát được làm người lương thiện, chính tình thương giữa người với người đã làm thức tỉnh điều đó.Nhưng niềm vui của Chí Phèo không kéo dài được bao lâu, sự trở về của lương tri lại nhanh chóng đẩy Chí Phèo đến đỉnh điểm của bi kịch. Chí phèo đã bán đi nhân hình lẫn nhân tính, bộ mặt người lẫn linh hồn người để rồi trở thành hiện thân của con quỷ dữ – cực điểm của sự tha hoá. Thủ phạm là Bá Kiến, nhưng tham gia vào đó còn có định kiến của xã hội – lực lượng không kém phần tàn bạo, đẩy Chí đến cùng quẫn, bế tắc. Đại diện cho định kiến xã hội ấy chính là bà cô của Thị Nở. Bà ta đã kiên quyết ngăn cản mối tình này khiến con đường trở lại làm nguời lương thiện của Chí Phèo bị chặn đứng. Đối diện với sự tàn bạo của xã hội, tình người thoáng thật mong manh và dễ bị tiêu tan. Và đúng như vậy, Chí Phèo lại bị cự tuyệt. Hắn bị một người xấu đến tột bậc cự tuyệt, bị chính hy vọng duy nhất, khát khao cháy bỏng còn sót lại cự tuyệt. Chí "ngẩn gười", "sửng sốt", "gọi thị lại, nắm lấy tay"nhưng không được. Đau đớn cùng cực, Chí Phèo mang rượu ra uống nhưng "càng uống càng tỉnh ra" và "tỉnh ra, chao ôi, buồn". Rượu không thể làm tê liệt tâm trí của hắn nữa, rượu chỉ càng làm cho hắn thấm thía nỗi đau khôn cùng của thân phận. Hắn "ôm mặt khóc rưng rức và quyết định trả thù kẻ đã gây cho hắn ra nông nỗi này". Lúc đầu Chí tính giết cả nhà Thị, hay không cũng ăn vạ kêu làng cho bẽ mặt cái con đĩ thị đó. Thế nhưng trong tiềm thức từ cơn say, Chí nhận ra Bá Kiến mới chính là kẻ cướp đi quyền làm người, bộ mặt người và linh hồn của hắn. Đây có thể coi là giây phút tỉnh táo nhất của Chí từ khi ra tù về, tỉnh táo để xác định kẻ thù: "Ai cho tao lương thiện ?",tỉnh táo để thể hiện mong muốn cháy bỏng của bản thân: "Tao muốn làm người lương thiện !" và tỉnh táo với sự thật phũ phàng trước mắt: "Tao không thể làm người lương thiện được nữa". Những câu nói ấy như vừa thể hiện quyết tâm trả thù, vừa bộc lộ niềm phẫn uất, bế tắc của Chí Phèo. Chí dõng dạc kết án Bá Kiến, và đâm chết hắn. Nhưng trả thù rồi thì sự thật vẫn không thể thay đổi. Cuối cùng, Chí Phèo chỉ còn con đường duy nhất là cái chết để được giải thoát, để chấm dứt cái bi kịch khốn cùng vì bị cự tuyệt quyền làm người này. Vì thế hắn tự đâm mình, chết mà vẫn uất ức, vẫn muốn nói ra điều gì đó trong khát vọng bao thuở của hắn nhưng không thể phát thành lời.Cái chết bi thảm của Chí Phèo chứng tỏ ý thức nhân phẩm của hắn đã trở về. Nếu trước đây để bám lấy sự sống, Chí phải bán rẻ linh hồn thì hiện tại, để được sống như một con người đúng nghĩa, Chí phải từ bỏ mạng sống của mình. Cái chết của Chí cũng chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc. Nó thể hiện niềm khát khao cháy bỏng được sống lương thiện của Chí Phèo và cũng là lời tố cáo mãnh liệt xã hội thực dân phong kiến không những đẩy người nông dân vào con đường cùng bần hoá, mà còn đẩy họ vào chỗ chết. Nam Cao thật tài tình khi phát hiện và miêu tả được những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi họ đã bị biến thành thú dữ, và trả một cái giá đắt để quay lại làm người.Qua đó, nhà văn gởi gắm lời kêu cứu khẩn thiết: hãy cứu lấy con người, bảo vệ quyền được làm người của mỗi cá nhân trước mọi thế lực xấu xa của cuộc sống. Đây chính là chiều sâu tư tưởng và là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×