Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn thơ sau: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa, ........... Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa"

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.979
15
9
Trần Duy Quân
02/04/2018 12:57:51
Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà.
Bà đã chịu đựng tất cả nhọc nhăn, khôn khổ, mất mát, hi sinh. Bà đã góp gom, ấp ủ, chắt chiu, nhen nhóm. Những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa dã man, kì lạ thay, lại được hồi sinh trong ngọn lửa của bà! Cứ thế cuộc đời bà cháu được chở che, duy trì qua bao năm tháng. Cứ thế sự sống muôn đời được giữ gìn nuôi dưỡng, trường tồn. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ trong bếp lửa kia! Vừa kể lại, vừa tỏ lòng thương nhớ, biết ơn, vừa suy tư. Đến đây nhà thơ mới đúc kết về sự kì lạ và linh thiêng bếp lửa của bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp ỉu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lứa!
Và đứa cháu hiếu thảo ấy giờ đây đã lớn, đã đi rất xa nơi bếp lửa của bà, đã biết đến khói trăm miền, đã vui với ngọn lửa trăm nhà. Cháu đã đi ra với đất rộng trời cao, đến với những chân trời hạnh phúc. Nhưng trong lòng cháu vẫn chỉ nhớ về ngọn khói đã làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn, chỉ nhớ về ngọn lửa tảo tần nắng mưa nơi góc bếp của bà. Cháu chẳng bao giờ quên bếp lửa bởi đó là cội nguồn, bởi cuộc đời cháu đã được nhen lên từ trong ngọn lửa ấy:
Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chắc lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa'?...
Lời nhắc ấy là lời nhắc của ngọn lửa mà cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà? Thế là ngọn lửa của bà giờ đây đã cháy trong lòng cháu! Một bếp lửa của cuộc đời mới được nhen lên! Cứ thế, ngọn lửa của sự sống truyền đời bất diệt!
“Bếp lửa” là bài thơ cảm động! Tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp, ấy là nhịp bập bùng của lửa! Giọng kể lể và bộc bạch cứ tràn ra, cứ dâng lên, mỗi ngày một nồng nàn, ấm nóng. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ bắt đầu bằng một đoạn ba câu, rồi càng những đoạn sau, số câu trong từng đoạn nhiều mãi. Khi số lượng không nhiều, thì giọng thơ lại cuộn lên. Lối trùng điệp được sử dụng hết sức biến hóa. Những kiểu câu lặp lại, những vế câu láy lại, những lời nhấn nhá thật nhiều. Tất cả phối hợp với nhau góp phần tạo nên sự dạt dào xáo động của tâm tình, tất cả góp phần tạo nên cái nhịp chờn vờn, bập bùng, dai dẳng của ngọn lửa. Vì lối viết như vậy mà người đọc bị cuốn vào âm điệu thật đặc biệt. Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm tư sâu nặng dạt dào của một đứa cháu nghĩa tình hiếu thảo, mà còn như thấy rõ ngọn lửa cứ chờn vờn, bập bùng suốt cả âm điệu nồng hậu của bài thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
8
Quỳnh Anh Đỗ
02/04/2018 19:01:29
Ba câu thơ tựa như một bản tình ca về bà và cháu thật ấm áp, thiêng liêng. Hình ảnh bếp lửa lại một lần nữa được hiện ra mang theo hương vị thân thương, mang theo nét đơn sơ, và sự tinh tế. Hình ảnh của ba câu thơ trên không còn là hình ảnh sợ hãi từ nạn đói, không phải là chiến tranh đẫm máu mà là hình ảnh bình yên, tràn ngập yêu thương bên ngọn lửa rực rỡ ánh hồng. Ngọn lửa được thắp lên sau khi đã trải qua nạn đói, chiến tranh, sau khi bà đã dựng lại túp lều tranh rồi bên ngọn lửa bà và cháu mang trong lòng một niềm tin kháng chiến, niềm tin vào hạnh phúc mai này.
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
Cụm từ “biết mấy nắng mưa” được lặp lại một lần nữa từ khổ 1 có ý nhấn mạnh thêm vất vả của bà, rất nhiều “lận đận” nhiều “nắng mưa” của đời bà. Dù đã trải qua mấy chục năm, nhưng bà vẫn giữ cho mình thói quen dậy sớm, vẫn mang những gian lao nhọc nhằn trên đôi vai như không bao giờ có kết thúc. Và cháu thương mãi những thói quen của bà, thói quen nhóm lên bếp lửa yêu thương, bếp lửa sáng soi con đường cháu đi.
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Điệp từ “nhóm” bốn lần, nhưng mỗi một lần lại mang một ý nghĩa khác nhau, một cung bậc cảm xúc kỳ diệu, thiêng liêng, một khung cảnh trữ tình bên bếp lửa yêu thương. Đó cũng là lời khẳng định cho đức hi sinh cao cả, to lớn của bà, bà đã thắp lên ngọn lửa niềm tin cho cháu, bà thắp lên ngọn lửa xua tan khổ cực cuộc đời, bà thắp lên một con đường rộng mở cho cháu, bà mang gánh nhọc nhằn trên vai, dẫu thế bà vẫn âm thầm truyền cho cháu ngọn lửa ấm nồng chan chứa tình thương, từ củ khoai, củ sắn, từ túp lều tranh, từ giọt mồ hôi bà rơi vì cháu. Để rồi khi mai này, khi cháu đã trưởng thành vẫn mãi không quên:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”
Đoạn kết được đúc kết, rèn giũa từ tất cả niềm thương nhớ, tất cả sự kính yêu, biết ơn với bà. Bao năm trôi qua, khi cháu đã khôn lớn trong một khung cảnh mới, một nơi rất xa nơi bà cháu vẫn chưa bao giờ một lần quên đi hình dáng bà bên bếp lửa thân thương. Đặc biệt, câu hỏi “Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?” đọng lại trong người đọc một cảm giác lâng lâng khó tả, một cảm xúc mang tên xúc động, câu hỏi mang theo một vùng trời thương nhớ, một khung hình kỉ niệm tuổi thơ có bà có bếp lửa, có chim tu hú, có những cánh đồng, có cả túp lều, và những gian khổ cháu cùng bà trải qua.
Câu hỏi kết thúc bài thơ đọng lại trong ta là những cung bậc cảm xúc, như nhắc nhở người cháu luôn phải nhớ về bà, về miền ký ức tuổi thơ. Bài thơ với những hình ảnh ẩn dụ, miêu tả, biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn mang đậm chất trữ tình sâu lắng, bên hình ảnh bếp lửa với ý nghĩa sâu xa thầm kín. Những gì gắn bó với tuổi thơ là những điều nâng đỡ ta lớn lên, trưởng thành, những con cùng ta trải qua tuổi thơ khi nhớ về họ cũng sẽ là khởi đầu cho bước tiếp theo của cuộc đời. Bài thơ nhắc nhở ta phải luôn nhớ về cội nguồn, yêu thương quê hương gắn bó với ta, đừng bỏ quên những người đã cùng ta trưởng thành, cùng ta trải qua khó khăn nhọc nhằn của cuộc đời làm tiền đề cho sự phát triển của bản thân ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×