Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề bài: Phân tích đoạn thơ Trao duyên
Bài làm
Đoạn Trao duyên có một vị trí đặc biệt trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. Về phương diên cốt truyện, đoạn thơ đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhân vật chính – Thúy Kiều mở đầu cuộc đời lưu lạc, đau khổ. Về phương diện chủ đề, đoạn thở thể hiện sâu sắc chủ đề bị kich tình yêu tan vỡ. Về phương diện nghệ thuật, đoạn thơ chứng minh tài nghệ tuyệt cời của Nguyễn Du trong miêu tả nội tâm nhân vật.
Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Trao duyên diễn biến qua ba chặng như ba nấc thang tâm lí.
Mở đầu là những lời yêu câu khẩn thiết của Kiều đối với Vân:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Hai câu thơ cho thấy Kièu vừa khẩn khoản, vừa thiết tha vừa như đặt cả niềm tin và hi vọng vào Vân. Trong bao từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,... Nguyễn Du chọn từ cậy. Phải chăng vì chỉ từ cậy mới hàm chứa nội dung thông báo nhờ và tin? Lại nữa tại sao là chịu lời mà không phải là nhận lời, tại sao "chịu lời" trước rồi mới "thưa" sau? Nếu Kiều trình bày sự việc trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói "nhận lời" là đã có ý kiến của người nhận, là có sự tự nguyện của Vân. Nhưng Vân nào đã biết chuỵện gì mà tự nguyện hay không. Do vậy phải "chịu lời" vì đây là việc Kiều chủ động nài ép Vân, đưa Vân vào hòan cảnh không nhận không được. Ở đây, Kiều hiểu hoàn cảnh khó xử của mình và càng hiểu hoàn cảnh khó xử của em gái. Cũng qua đây cho thấy Nguyễn Du là thi sĩ thật"sâu sắc nước đời"
Thúy Kiều đã không quá dài lời về hoàn cảnh của mình. Những việc vừa xảy ra ai chẳng rõ. Những bất hạnh của Kiều thì chỉ Vân mới là người thấu hiểu. Bởi chính Vân là người chứng kiến cả hai biến cố của đời Kiều "Khi gặp chàng Kim" và khi "sóng gió bất kì". Các mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều lúc này không phải là giữa hiếu và tình. Giải quyết mâu thuẫn giữa hiếu và tình. Kiều đã làm xong, tuy khó khăn nhưng dứt khoát và có phần thanh thản: "làm con trước phải đền ơn sinh thành" Vả lại, nếu là chuyện chữ hiếu thì Kiều đâu phải"cậy, "lạy", phải "thưa" với cô em gái của mình; việc gả duyên với Vân là trách nhiệm và nghĩa vụ.
Mâu thuẫn chính được thể hiện qua đoạn trích là mâu thuẫn giữa tình yêu lứa đôi và hạnh phúc bị tan vỡ. Sự dở dang, tan vỡ này được thể hiện qua một câu thơ mang sắc thái thành ngữ: "Giữa đường đứt gánh tương tư". Hình ảnh ẩn dụ "giữa đường đứt gánh" ta đã từng gặp trong ca dao. Thì ra, những đau khổ của Thúy Kiều nào có xa lạ với những số phận của người phụ nữ xưa. Tuy nhiên, bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều vẫn là đau đớn hơn bất cứ thiên tình sử nào trong văn học trước đó.
Sau tám câu mở đầu Kiều nói với Vân về nỗi bất hạnh của mình, về sự thấu hiểu hoàn cảnh khó xử của em, Kiều vẫn thuyết phục Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng. Kiều nói với Vân bằng những lời tâm sự biểu hiện qua các câu thơ mang phong cách thành ngữ:"tình máu mủ". "lời nước non", "thịt nát xương mòn", "ngậm cười chính suối" Những lời tâm sự có tác dụng thuyết phục. Kiều ràng buộc Vân bằng tình máu mủ lại khẩn cầu em cho mình chút vui, chút ơn chút thơm lây vì đức hi sinh cao đẹp của em:
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Vừa thuyết phục vừa ràng buộc , nhưng vẫn khẩn cầu. Kiều đã được mục đích nhờ Vân thay mình trả nghĩa Kim Trọng.
Nhưng chính lúc này mục đích đạt được là lúc bi kịch tình yêu của Kiều lên tới đỉnh cao, Kiều biết Thúy Vân lấy Kim Trọng là để trả nghĩa, là do "xót tình máu mủ" chứ không phải là vì"lời nước non" cho nên Kièu chỉ có thể trao duyên cho Vân, còn tình yêu nàng đâu có dễ trao. Nàng tìm cách trở về với tình yêu bằng hai con đường: để lại kỉ vật linh hồn bất tử.
Kiều đã trao lại cho Vân những kỉ vật. Nàng những mong bằng kỉ vật này nàng sẽ hiện diện trong tình yêu. Những kỉ vật thiêng liêng và đẹp đẽ."Chiếc thoa với bức tờ mây", "phím đàn với mảnh hương nguyền". Kỉ vật đẹp đẽ bởi nó gắn liền với những ngày đẹp nhất của đời Kiều. Kỉ vật thiêng liêng bởi nó là riêng – chỉ riêng cho Kiều và Kim Trọng. Kiều không muốn trao cho người thứ ba, dù đó là em mình. Bao xót xa trong một từ "của chung". "Duyên này thì giữ, vật này của chung" Bao đớn đau trong một từ"ngày xưa" :"Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa" Hiện thực đẹp đẽ, rực rỡ vừa mới đây thôi nay đã trở thành quá vãng. Thời gian khách thế bị phá vỡ, nhường chỗ cho thời gian của tâm trạng. Kỉ vật còn đó mà đối với tình yêu, Kiều không hiện diện.
Kiều tìm đến con đường thứ hai, con đường trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử: "Thấy hiu hiu gió thì hay chị về". Kiều những mong bằng sư trở về ấy nàng có thể trả nghĩa Kim Trọng, nàng sẽ nhận được sự trở về ấy nàng có thể trả nghĩa Kim Trọng, nàng sẽ nhận được sự đồng cảm của người thương "Rảy xin chén nước cho người thác oan". Thế nhưng như có người đã nói, nếu trong thiên tình sử xưa, giọt lê Mị Nương rơi xuống chén trà và oan hồn Trương Chi được giải tỏa thì trong Đoạn trường tam thanh, giọt lê của chàng Kim không thể làm tan mối tình oan khuất của nàng Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về không có gặp gỡ.
Kết thúc đoạn thơ, yếu tố bi kịch không những không giảm mà còn được đẩy lên mức cao hơn. Ấy là lúc sự trở về bằng linh hồn, sự trở về siêu hình bất lực trước những cảm nhận thực tế của người con gái họ Vương Kiều ý thức rất rõ về cái hiện sinh cái "bây giờ" :"trâm gãy bình tan" , "tơ duyên ngắn ngủi", "phận bạc như vôi", "nước chảy hoa trôi"
Kiều ý thức về cái hiện hữu, cái bây giờ và Kiều càng thương mình. Ai nỡ trách nàng sau khi thương người, vì người, nàng đã tự thương mình. Nàng có một chút vì mình cũng không phải là vị kỉ mà vẫn là rất mực vì tha: "Vì người thì hoàn toàn không chút bóng dáng của đau thương cá nhâ. Chỉ khi mọi sự "đối với người" đều xong xuôi, bây giờ mới nhìn lại tấm lòng mình, tình cảnh mình. Nỗi đau của nàng sâu nặng biết bao
Tâm trạng bi kịch của Kiều càng sâu sắc khi trước sự chà đạp của số phận của nàng vẫn không thôi khát vọng về một tình yêu thiết tha, vĩnh viễn: "Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân", "trăn nghìn gửi lạy tình quân". Sự hiện hữu của tình yêu làm Kiều quên đi sự hiện hữu của người em gái. Đang từ đối thoại với Vân, Kiều trở về với độc thoại nội tâm và rồi nằng như hướng tất cả về Kim Trọng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
Trong một câu thơ tên Kim Trọng được gọi đến hai lần, kềm theo là những thán từ chỉ sự đớn đau, tuyệt vọng "ôi", "hỡi" Câu thơ trên gắt nhịp 3/3 đọc lên như tiếng nấc, để rồi đến câu thơ dưới nhịp thơ dài ra như một lời than.
Lời trao duyên kết thúc bằng một lời than, bằng tiếng kêu đơn đau, tuyệt vọng. Tuy nhiên, tình yêu tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu được khẳng định. Đó là nét đẹp cao quý của tâm hồn Kiều, là giá trị nhân văn bền vững của Truyện Kiều. Đoạn thơ có bi kịch, đau thương nhưng không thê lương, đen tối, trái lại vẫn ngời lên ấnh sáng niềm tin vào tình yêu, vào con người
Đoạn thơ cho ta thấy "sức cảm thông lạ lùng" của đại thi hào dân tộc đối với những khổ đau và khát vọng tình yêu của con người. Qua Trao duyên ta còn thấy bút pháp miêu tả nội tâm đặc sắc của tác giả Truyện Kiều
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |