LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hình tượng người anh hùng Tnú trong bài "Rừng xà nu", sau đó liên kết so sánh hình ảnh người anh hùng Việt trong bài "Những đứa con trong gia đình"

2 trả lời
Hỏi chi tiết
411
0
0
Miner
01/05/2018 21:32:36
Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Dẫu hai tác phẩm ấy được viết theo hai phong cách khác nhau nhưng cả hai nhà văn đã gặp nhau ở nơi hội tụ của mọi ánh sáng văn chương chân chính mọi thời đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng lớn lao, cao cả, hào hùng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt.
Mỗi nhà văn có một sở trường riêng về một đề tài và khi nhắc đến văn học kháng chiến chống Mĩ ta không thể không nhắc đến hai nhà văn tiêu biểu đó là Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi. Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932 ông là nhà văn có sở trường viết về vùng đất Tây Nguyên anh hùng, bất khuất. Nguyễn Thi (1928-1968) tuy là người Bắc nhưng ông lại có cảm tình sâu sắc với mảnh đất Nam Bộ. Chính vì vậy ông đã được coi là nhà văn, con người Nam Bộ kiên cường. Cả hai tác giả đều gắn bó với cuộc kháng chiến chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở hai tuyến đầu máu lửa của Tổ quốc Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu. Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965) và “Những đứa con trong gia đình” (1966) đã phản ánh thật rõ ràng và đậm nét ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta; lòng căm thù giặc cũng như những phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ trong công cuộc đấu tranh để gìn giữ non sông của cha ông ngàn đời. Nhân vật Tnú và Việt trong hai tác phẩm là hai nhân vật tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, yêu cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến. Ở họ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng cao cả và thiêng liêng nhất chính là vẻ đẹp anh hùng cách mạng.
Vậy thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng? Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. Tnú và Việt là sự kết tinh của chủ nghĩa anh hùng cao đẹp ấy.
Trước tiên đọc tác phẩm “Rừng xà nu” ta có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp anh hùng rực rỡ ở nhân vật Tnú. Tnú là người con của dân làng Xôman, cha mẹ mất sớm và được dân làng cưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng “có cái bụng thương núi, thương nước”, Tnú đã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Từ tấm lòng này, Trú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung thành thủy chung sâu nặng với Cách mạng, cán bộ Cách mạng. Bởi ngay từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa Cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ khác cho hay: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Vì vậy ngay từ chặng đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống Mỹ. Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính… Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ – đầu anh Xút, bà Nhan đang bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vô cùng khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai và Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tự hào ” Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng”.
Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, trong sáng, trung thực, thẳng thắn như cây xà nu. Tnú quyết tâm học cho được cái chữ Cụ Hồ để trở thành cán bộ giỏi thay anh Quyết, nếu không may anh Quyết bị hy sinh. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng để đưa thư cho anh Quyết. Nhưng Tnú học chữ hay quên. Bởi vậy, khi học chữ thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của mình bằng cách “cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng”. Hành động này có cái gì đó hơi nóng nảy, nông nổi nhưng nó biểu lộ ý chí, quyết tâm sắt đá của một con người có chí khí, vì không học được chữ nên tự trừng phạt mình cho đau cho nhớ mà cố gắng hơn.
Làm liên lạc chuyển thư cho anh Quyết, Tnú có cái đầu sáng lạ lùng. Vốn là con người nhanh trí, táo bạo thích mạo hiểm, Tnú không bao giờ đi đường mòn, bị giặc vây các nẻo đường, Tnú leo lên cây cao xé rừng mà đi vượt qua mọi vòng vây. Tnú không vượt qua suối những nơi nước cạn dễ đi mà thường băng qua những con thác hiểm như cưỡi lên lưng con cá kình. Có lần vượt qua thác, chuẩn bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy lạnh ngắt. Tnú kịp nuốt lá thư của anh Quyết vào bụng bảo đảm bí mật. Tnú bị giặc giam cầm ở ngục tù Kontum với biết bao đòn roi, thương tích. Địch tra tấn hỏi “Cộng sản ở đâu?” Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng và nói: “Ở đây này!”.Và lưng Tnú lại hằn lên những vết dao chém ngang dọc của kẻ thù. Đúng Tnú là con người rất giàu phẩm chất thủy chung, trung thành với Cách mạng mà bất khuất hiên ngang trước kẻ thù “Uy vũ không thể khuất phục”.
Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Và Mai, người bạn từ thuở thiếu thời, đã cùng Tnú trưởng thành qua năm tháng đầy thử thách khốc liệt của chiến tranh nay đã là vợ của Tnú. Đứa con trai kháu khỉnh vừa đầy tháng là hoa trái đầu mùa của mối tình thơ mộng và thủy chung ấy. Hạnh phúc gia đình lứa đôi của Tnú đang đẹp như trăng rằm lung linh tỏa sáng cả núi rừng Tây Nguyên. Song kẻ thù tàn bạo dã man đã đập vỡ tổ ấm hạnh phúc của Tnú một cách không tiếc thương. Chúng đã giết vợ con anh bằng cây gậy sắt, hòng uy hiếp tinh thần Cách mạng của Tnú, người cầm đầu, linh hồn của cuộc nổi dậy. Đoạn văn diễn tả sự bất lực của Tnú trước cái chết của vợ con thật bi thương tràn đầy xúc cảm và ấn tượng “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy… bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Căm thù đau nhói trong tim và bừng cháy trong hai con mắt – một chi tiết thật dữ dội. Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa!
Tnú bị bắt, bị trói. Vợ và con chết cả rồi nhưng Tnú không khóc. Anh ghìm nén nỗi đau, cố gắng vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục sống và chiến đấu. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản. Anh nghĩ “Đứa con chết rồi. Mai chắc cũng đã chết. Mình rồi cũng chết thôi”. Nhưng Tnú không sợ, điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là không sống được đến ngày cùng dân làng Xô man đánh giặc, rồi khi có lệnh của Đảng cho đánh ai sẽ lãnh đạo dân làng Xô man? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa, Tnú đã đặt cái chung, cái nhiệm vụ lên trên bi kịch của mình. Đó là thái độ biến đau thương thành hành động.
Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Chúng định dùng lửa để thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng chúng đã nhầm. Chúng đã vô tình thắp lên ngọn lửa đồng khởi, ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man. Một ngón, hai ngón rồi ba bốn ngón của Tnú bốc cháy. Không gì đượm băng lửa Xà nu. Mười ngón tay của Tnú nhanh chóng thành mười ngọn đuốc sống. Kì lạ thay, người Cộng Sản ấy không hề kêu van, dù “răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Đúng rồi, Tnú không thèm kêu van nhưng Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”. Tiếng thét ấy làm rung chuyển núi rừng, làm lay động tâm can con người. Và cộng hưởng cùng tiếng thét ấy là tiếng chân người chạy rầm rập trên nhà Ưng, tiếng cụ Mết ồ ồ “Chém! Chém hết, Giết, giết hết!”, Tiếng thét ấy trở thành ngòi nổ làm bùng cháy cả khối thuốc nổ căm hờn của dân làng Xôman. Trong phút chốc họ đã chứng kiến cảnh: “xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa.”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
바보
01/05/2018 21:32:50
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật:
- Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là 2 tác phẩm xuất sắc, phản ánh cuộc chiến đấu của con người Việt Nam trong kháng chiến.
Tnú và Việt là hai nhân vật chính của hai tác phẩm. Qua hai nhân vật, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã khắc họa được vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ. Ở mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp riêng, hấp dẫn người đọc.
2. Phân tích vẻ đẹp riêng ở mỗi nhân vật:
a. Nhân vật Tnú:
- Con người có cá tính, bất khuất, kiên trung, đã vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.
+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng ;
+ Khi thoát ngục Kontum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, được tôi luyện qua nhiều thử thách, trở thành một chiến sĩ kiên cường, bất khuất, trung thành với cách mạng.
+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.
- Gắn bó với gia đình, bản làng: yêu thiết tha bản làng, gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình, hết lòng yêu thương vợ con.
- Nghệ thuật thể hiện: không gian sử thi, cuộc đời sử thi, ngôn ngữ chọn lọc, tạo không khí.
b. Nhân vật Việt:
- Mang vẻ trẻ con hồn nhiên, ngây thơ, vô tư: để mặc chị lo hết mọi việc trong nhà, không sợ kẻ thù, không sợ cái chết nhưng rất sợ ma, lúc nào bên người cũng có cái súng chun,...
- Tính cách bộc trực, dũng cảm, kiên cường, gắn bó sâu nặng với gia đình, đồng đội, khát khao cầm súng trả thù nhà, đền nợ nước.
+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.
+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.
+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.
+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.
- Nghệ thuật thể hiện: Nhân vật được đặt vào một tình huống thử thách đặc biệt; lối trần thuật nửa trực tiếp, ngôn ngữ đậm sắc thái Nam bộ.
3. Bình luận:
- Họ đều là những điển hình của con người Việt Nam kháng chiến mang thân phận bi kịch, chịu nhiều đau thương, mất mát, giàu tình cảm, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, quê hương.
- Tuy nhiên, ở mỗi nhân vật lại có những vẻ đẹp riêng:
+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư