Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nội dung và nghệ thuật các câu tục ngữ sau: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Phân tích nội dung và nghệ thuật các câu tục ngữ sau:
a, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
b, Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
c, Lá lành đùm lá rách
d, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
e, Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
(*) Lưu ý: K làm thành văn nghị luận
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.582
7
2
Trịnh Quang Đức
31/01/2019 21:36:41
a, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
_______________________________
Trả lời:
Nghệ thuật: so sánh qua từ "hơn"
Nội dung:
Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
Trịnh Quang Đức
31/01/2019 21:38:23
b/ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
___________________________________
Trả lời:
- Nghệ thuật: Ẩn dụ
- Nội dung: _ Nghĩa đen: con người đựoc mọi người cho là đẹp khi trên mình khoát vào chiếc áo được may từ tấm lụa đắt tiền, sang trọng... Lúa tốt phải có phân bồi dưỡng, kích thích...
_ Nghĩa bóng: để đánh giá một người, ta thường theo những chuẩn mực riêng. Tùy thuộc vào từng thời đại mà ta sẽ có những cách đánh giá khác nhau.
Tuy ở vào giai đoạn nào đi chăng nữa. ta cũng phải hoàn thiện nhân cách, phẩm hạnh của mình. ( Dẫn vào một số câu khác và bìh)
" nghèo cho sạch, rách cho thơm"
thương người như thể thương thân"
Giữ được truyền thống " Tôn sự trọng đạo" ....
Đó là những tiêu chí đầu tiên mà ông cha ta đã đề ra...
Ngày nay, "lụa" và "phân " chính là những tri thức, con đường mới....mà ta phải học hỏi, tìm hiểu để trau dồi kiến thức, kĩ năng sống...
trong giao tiếp và quan hệ " người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe"
trong công việc: " thắng ko kiêu, bại ko nản"
Trong học tập: học, học nữa, học mãi" " có công mài sắt, có ngày nên kim"...
có thể nêu một số dẫn chứng về những tấm gương tốt từ bạn bè, sách báo..
4
1
Nguyễn Thị Nhung
31/01/2019 21:44:44
e) Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
* Nghệ thuật: ẩn dụ
* Nội dung:
- Nghĩa bóng:
+ Khi có lợi lộc, thời cơ phải nhanh hơn người khác để có được những điều tốt đjep về cho mình.
+ Những diều khó khăn, nguy hiểm luôn để người khác làm trước, nguy hiểm thì mình không làm, người khác sẽ dành hết những nguy hiểm khó khăn.
+ Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không nghĩ đến người khác.
+ Khi cảm thấy không an toàn, bất trắc sẽ đùn đẩy cho người khác, mình hưởng lợi.
- Nghĩa đen:
+ Ăn cỗ đi trước: ăn cỗ là được ăn ngon, đi trước để dành chỗ tốt, để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần, sẽ không an được nhiều.
+ Lội nước theo sau: lội nước là công việc nguy hiểm, nước sông luôn có hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. chính vì thế mà đi sau sẽ tránh dược những hiểm họa mà người trước gặp phải khi qua sông
4
0
Nguyễn Thị Nhung
31/01/2019 21:47:45
d, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
* Nghệ thuật: Ẩn dụ
* Nội dung:
- Nghĩa đen:
+ Gần mực thì đen: Nghĩa là gần mực viết màu đen thì người viết dỗ bị dây mực vào quần áo, tay chân làm cho bị đen (Ngày xưa không có những lọ mực mà là thỏi mực tàu màu đen được mài trong nghiên, khi viết dùng bút lông chấm vào mực rồi viết. Không cẩn thận mực sẽ rất dỗ dây vào quần áo tay chân. Ngày nay, có đủ loại mực. Khi viết nếu không cẩn thận, người viết cũng dễ bị lấm lem tay chân quần áo).
+ Gần đèn thì rạng. Nghĩa là đèn khi được thắp lên thì sáng. Người đứng bên đèn sẽ được tiếp nhận ánh sáng của đèn. Nhờ vậy, người ta không còn thấy tối nữa mà thấy mình trở nên sáng hơn nhờ ánh sáng của đèn.
- Nghĩa bóng:
+ Gần mực thì đen: Nghĩa là trong cuộc sống hàng ngày, nếu ta thường xuyên tiếp xúc với những người xấu thì ta cũng dỗ bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu của họ.
+ Gần đèn thì rạng: Nghĩa là trong cuộc sông hằng ngày, ta luôn tiếp xúc với những người tốt thì ta cũng rất dỗ học tập được những đức tính tốt của họ.
2
0
Nguyễn Thị Nhung
31/01/2019 21:54:41
c, Lá lành đùm lá rách
* Nghệ thuật : ẩn dụ, nhân hóa
* Nội dung:
- Nghĩa đen: Khi gói bánh người ta đặt lá lành -> Rách: Để bánh đẹp và nhân bánh không bị vương vãi.
- Nghĩa bóng:
+ Ẩn dụ "lá lành": có hoàn cảnh sống khá giả
+ "Lá rách": Có hoàn cảnh sống khó khăn, hoạn nạn.
+ Nhân hóa "đùm": Đùm bọc, chở che, giúp đỡ.
-> Bài học: Tư tưởng tương thân tương ái.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×