Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo - Chí Phèo

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
565
0
0
Nguyễn Thị Thương
07/04/2018 14:47:49

Đề bài: Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo từ một nông dân hiền lành, chất phác thành con người tha hóa cả tâm hồn lẫn ngoại hình. Tuy vậy Chí Phèo vẫn còn nhân tính.

Bài làm

   “- Ai cho tao lương thiện? Làm sao để xóa hết được những mảnh chai trên khuôn mặt này…?”

   Trước khi đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình, Chí Phèo – nhân vật trong tác phẩm của tên của nhà văn Nam Cao, đã hét lên như thế. Câu chuyện của một con người đi đòi lương thiện, đòi xóa những mảnh chai trên khuôn mặt chính mình trong thiên truyện đã khiến bao thế hệ bạn đọc thổn thức trong rất nhiều thập kỉ qua. Nông nỗi nào đẩy con người ấy vào tình cảnh trớ trêu ấy? Trong truyện ngắn được coi là kiệt tác của Nam Cao – Chí Phèo, người đọc đã tìm thấy câu trả lời. Đó chính là quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo, từ một anh nông dân hiền lành chất phác thành con người tha hóa cả về tâm hồn lẫn ngoại hình, tuy vậy Chí vẫn còn nhân tính.

   Chí Phèo ra đời vào năm 1941, khi mà những tác phẩm về đề tài người nông dân đã trở nên quá cũ. Thậm chí để tăng sự hấp dẫn, tò mò đối với người đọc, một nhà xuất bản còn thay đổi nó với cái tên hợp thời hơn Đôi lứa xứng đôi. Nhưng không, bằng tài năng và sự sáng tạo độc đáo của mình, Nam Cao đã viết nên số phận của người nông dân với những nét riêng và khác biệt. Ngay từ tên nhan đề sau này ông đặt lại là Chí Phèo cũng đã gợi cho người đọc về một hiện tượng của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945. Từ Chí biến thành Chí Phèo là cả một câu chuyện về cuộc đời của một con người trượt dài trên cái dốc của tha hóa. Đến khi muốn dừng lại, muốn quay đầu mà không thể được nữa.

   Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu con người ta sinh ra trong hoàn cảnh thiệt thòi, thiếu may mắn để rồi sa ngã, biến chất. Đó là do hoàn cảnh sinh ra không có cha mẹ, không có người dạy bảo, nuôi dưỡng tử tế… Rất nhiều định kiến như thế đã hình thành trong tư duy của mỗi chúng ta từ lâu. Nhưng với trường hợp của Chí trong tác phẩm này thì khác. Bất hạnh ngay từ lúc sinh ra. Trong bộ dạng trần truồng, xám xịt ở cái lò gạch cũ, Chí cứ từng ngày lớn lên bằng cách truyền tay nhau của người làng. Lúc thì anh bị đem cho, khi thì bị đem bán… rồi cũng lớn lên trở thành một thanh niên hai mươi tuổi vạm vỡ, khỏe khoắn và làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Nhìn nhận ở năng lực vươn lên của con người trong hoàn cảnh như thế, Chí là chàng trai đầy nghị lực. Không gia đình, không nhà cửa, không tấc đất cắm rùi, thân phận thì ở đợ, làm nô bộc cho nhà giàu. Vậy mà tâm tính lại tốt. Biết ước mơ về một cuộc sống bình dị, giản đơn mà hạnh phúc: chồng cày thuê, cuốc mươn, vợ dệt vải… Biết nhục nhã, xấu hổ khi bị bà ba – vợ Bá Kiến, dụ dỗ, sàm sỡ. Trước khi bước vào tác phẩm với bộ dạng say khướt, vừa đi vừa chửi, Chí đã là một anh cố nông hiền lành, chất phác, lương thiện như thế.

   Nhưng thói đời cơ cực lại thường hay giơ vuốt, con người tốt tính đến đâu nếu không tự mình gian trá, lọc lừa mà sống trong hoàn cảnh ấy thì cũng sẽ bị nó xô cuốn đi mà vùi, mà dập cho đến khi còn chẳng nhận ra là người. Đánh giá một cách khách quan, xã hội thực dân nửa phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945 là thói đời như thế. Người đọc vẫn bàn tán rằng, cơn ghen vu vơ của Bá Kiến sẽ rất đỗi bình thường nếu ông ta cũng chỉ là một người nông dân của làng Vũ Đại. Nhưng nó lại trở thành cơn thịnh nộ cùng cực của một kẻ háo sắc đã làm đến chức vụ cao nhất ở nơi đây. Vậy là quyền sinh, quyền sát trong tay, muốn cho ai sống thì sống, muốn cho ai chết thì chết, hoặc tàn nhẫn hơn thì có kẻ còn sống không bằng chết. Cơn ghen ấy trở thành hiểm họa, bàn đạp để đẩy Chí lao vào guồng quay của sự tha hóa. Mà trước hết là tha hóa về nhân hình.

   Nhà tù thực dân đã nhanh chóng biến anh Chí ngày nào trở thành một tên côn đồ, một tên lưu manh ngay từ dáng vẻ bên ngoài. Chính nhà văn Nam Cao phải hai lần thốt lên trông gớm chết khi miêu tả bộ dạng của anh ta sau bảy, tám năm ở tù về. Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mắt gườm gườm, cái mặt rất cơng cơng, mặc cái áo tây vàng, cái quần nái đen, ngực và cánh tay trạm trổ đầy những ông tướng cầm chùy… Người ta không còn nhận ra anh canh điền hiền lành, lương thiện ngày nào nữa. Nhưng đã là gì, dáng vẻ ấy còn chưa khiến họ cảm thấy bắt đầu sợ Chí, kinh hãi Chí và hoàn toàn xa lánh Chí cho đến khi hắn dần dần có những hành động mất hết nhân tính.

   Mới ở tù về mà hắn đã ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều. Và rồi từ đấy, ngày nào người ta cũng thấy hắn say. Chí làm náo loạn cả làng Vũ Đại với những trận say điên cuồng, lảo đảo xách chai đến nhà Bá Kiến mà chửi bới, mà ăn vạ. Hành động uống rượu say đã đẩy hắn đi xa hơn người ta tưởng. Ban đầu Chí chỉ làm trong vô thức, say để chửi Bá Kiến nhưng dần dần say để vòi vĩnh, để đòi lợi ích cho bản thân. Muốn vậy Chí tình nguyện biến mình trở thành tay sai cho Bá Kiến. Bao nhiêu gia đình tan hoang bởi Chí, máu cũng đã đổ, Chí đã trở nên ngang ngược, hung hãn trong những cơn say triền miên. Chẳng biết tự lúc nào Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ. Từ việc bị đẩy nhưng rồi Chí tự trượt dài trên cái dốc của sự tha hóa. Chí mất hết tính người và người làng Vũ Đại cũng chẳng ai coi Chí là người. Chí trở thành Chí Phèo – một phần thừa thãi, bỏ đi của xã hội. Vậy nên những gì Chí Phèo làm ngay từ khi mở đầu tác phẩm đó là chửi nhưng cũng chẳng ai thèm đáp trả. Tiếng hắn chửi cũng chỉ như tiếng những con vật bình thường của cuộc sống, chẳng ai buồn nghe, buồn đáp lại.

   Đó cũng là lúc Chí đã hoàn toàn rơi xuống vực sâu của sự tha hóa. Nỗi cô độc tuyệt cùng ấy Chí không thể giải tỏa được cùng ai, Chí đã bị đẩy ra khỏi thế giới loài người, ra ngoài rìa của xã hội. Sự tha hóa của Chí là một sự phản ánh chân thực, nghiệt ngã nhất về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đồng thời cũng là lời tố cáo mạnh mẽ những kẻ tàn nhẫn, độc ác đã cố tình đẩy Chí và lợi dụng Chí để biến anh thành con quỷ của làng Vũ Đại. Chân dung ấy của anh chính là hiện thân cho nỗi thống khổ lớn nhất của người nông dân trong xã hội lúc bây giờ.

   Nhưng dưới ngòi bút nhân đạo của Nam Cao, Chí Phèo không hề đơn độc. Trong cơn cùng cực của cuộc đời, Chí được nhà văn khơi dậy phần người ít ỏi còn sót lại. Tiếng chửi trong hình hài của con quỷ dữ ấy ẩn chứa những thèm khát vô cùng được trở về thế giới loài người. Đó là tiếng gào thét của một con người đã chót bán linh hồn cho quỷ dữ. Nam Cao như đồng cảm, thấu hiểu điều ấy dù giọng văn có phần sắc lạnh. Đây chính là căn nguyên để Chí hoàn toàn thức tỉnh, trỗi dậy khát vọng hoàn lương sau cái đêm định mệnh gặp Thị Nở. Thực chất bản tính lương thiện của Chí không hề mất đi, mà nó chỉ tạm thời bị vùi sâu, âm ỉ. Nếu không còn nhân tính, Chí chẳng thể nhận ra một cuộc đời đắng cay với quá khứ tưởng như bình yên mà đầy nhục nhã, với hiện tại già nua, cô độc và với tương lai mờ mịt, đáng sợ bởi sự cô độc. Chí cũng chẳng thể nghe được những âm thanh, cảm nhận được những hương vị của cuộc sống nếu vẫn cứ triền miên trong những cơn say. Chí càng không thể cảm nhận được vị ngon của tình người qua bát cháo hành… Bao cảm xúc, suy tư của một con người lại trỗi dậy, Chí ao ước, khao khát được quay về xã hội bằng phẳng của loài người. Rồi ngay cả khi niềm hi vọng ngắn ngủi ấy nhanh chóng bị dập tắt bởi định kiến, Chí vẫn mơ tưởng. Hành động đòi lương thiện, đòi xóa những mảnh chai trên mặt trước Bá Kiến là một việc làm đầy dũng cảm. Không phải là con người sao Chí dám dõng dạc mà cất tiếng như thế. Thực chất, đó là nỗi đau của đời Chí. Bi kịch không được làm người đẩy Chí đến một hành vi quả quyết, giết kẻ thù và tự kết liễu đời mình. Đó là cách duy nhất Chí có thể làm lúc này để minh chứng cho khát vọng làm người của anh là có thật. Đây không phải là hành vi của một con quỷ, mà đó là sự bế tắc, đau đớn không có sự lựa chọn nào khác của một con người. Phần nhân tính của Chí đã trỗi dậy mạnh mẽ, Chí đã hồi sinh.

   Quá trình tha hóa của Chí Phèo là bước miêu tả quá chân thực về số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945. Từ một người nông dân hiền lành, chất phác, Chí biến thành một con quỷ của làng Vũ Đại. Đó là tiếng chuông tiếp tục cảnh tỉnh con người về một xã hội tàn nhẫn, bất công và vô nhân đạo. Nhưng Nam Cao đã để ngòi bút chan chứa tình yêu thương của mình khai thác, khám phá và khẳng định bản chất lương thiện trong con người anh. Dù Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời, nhưng chắc chắn người ta đã cảm thông, đã tin về phần nhân tính vẫn còn trong con người anh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Phú
07/04/2018 11:22:58

Đề bài: Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo từ một nông dân hiền lành, chất phác thành con người tha hóa cả tâm hồn lẫn ngoại hình. Tuy vậy Chí Phèo vẫn còn nhân tính.

Bài làm

   “- Ai cho tao lương thiện? Làm sao để xóa hết được những mảnh chai trên khuôn mặt này…?”

   Trước khi đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình, Chí Phèo – nhân vật trong tác phẩm của tên của nhà văn Nam Cao, đã hét lên như thế. Câu chuyện của một con người đi đòi lương thiện, đòi xóa những mảnh chai trên khuôn mặt chính mình trong thiên truyện đã khiến bao thế hệ bạn đọc thổn thức trong rất nhiều thập kỉ qua. Nông nỗi nào đẩy con người ấy vào tình cảnh trớ trêu ấy? Trong truyện ngắn được coi là kiệt tác của Nam Cao – Chí Phèo, người đọc đã tìm thấy câu trả lời. Đó chính là quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo, từ một anh nông dân hiền lành chất phác thành con người tha hóa cả về tâm hồn lẫn ngoại hình, tuy vậy Chí vẫn còn nhân tính.

   Chí Phèo ra đời vào năm 1941, khi mà những tác phẩm về đề tài người nông dân đã trở nên quá cũ. Thậm chí để tăng sự hấp dẫn, tò mò đối với người đọc, một nhà xuất bản còn thay đổi nó với cái tên hợp thời hơn Đôi lứa xứng đôi. Nhưng không, bằng tài năng và sự sáng tạo độc đáo của mình, Nam Cao đã viết nên số phận của người nông dân với những nét riêng và khác biệt. Ngay từ tên nhan đề sau này ông đặt lại là Chí Phèo cũng đã gợi cho người đọc về một hiện tượng của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945. Từ Chí biến thành Chí Phèo là cả một câu chuyện về cuộc đời của một con người trượt dài trên cái dốc của tha hóa. Đến khi muốn dừng lại, muốn quay đầu mà không thể được nữa.

   Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu con người ta sinh ra trong hoàn cảnh thiệt thòi, thiếu may mắn để rồi sa ngã, biến chất. Đó là do hoàn cảnh sinh ra không có cha mẹ, không có người dạy bảo, nuôi dưỡng tử tế… Rất nhiều định kiến như thế đã hình thành trong tư duy của mỗi chúng ta từ lâu. Nhưng với trường hợp của Chí trong tác phẩm này thì khác. Bất hạnh ngay từ lúc sinh ra. Trong bộ dạng trần truồng, xám xịt ở cái lò gạch cũ, Chí cứ từng ngày lớn lên bằng cách truyền tay nhau của người làng. Lúc thì anh bị đem cho, khi thì bị đem bán… rồi cũng lớn lên trở thành một thanh niên hai mươi tuổi vạm vỡ, khỏe khoắn và làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Nhìn nhận ở năng lực vươn lên của con người trong hoàn cảnh như thế, Chí là chàng trai đầy nghị lực. Không gia đình, không nhà cửa, không tấc đất cắm rùi, thân phận thì ở đợ, làm nô bộc cho nhà giàu. Vậy mà tâm tính lại tốt. Biết ước mơ về một cuộc sống bình dị, giản đơn mà hạnh phúc: chồng cày thuê, cuốc mươn, vợ dệt vải… Biết nhục nhã, xấu hổ khi bị bà ba – vợ Bá Kiến, dụ dỗ, sàm sỡ. Trước khi bước vào tác phẩm với bộ dạng say khướt, vừa đi vừa chửi, Chí đã là một anh cố nông hiền lành, chất phác, lương thiện như thế.

   Nhưng thói đời cơ cực lại thường hay giơ vuốt, con người tốt tính đến đâu nếu không tự mình gian trá, lọc lừa mà sống trong hoàn cảnh ấy thì cũng sẽ bị nó xô cuốn đi mà vùi, mà dập cho đến khi còn chẳng nhận ra là người. Đánh giá một cách khách quan, xã hội thực dân nửa phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945 là thói đời như thế. Người đọc vẫn bàn tán rằng, cơn ghen vu vơ của Bá Kiến sẽ rất đỗi bình thường nếu ông ta cũng chỉ là một người nông dân của làng Vũ Đại. Nhưng nó lại trở thành cơn thịnh nộ cùng cực của một kẻ háo sắc đã làm đến chức vụ cao nhất ở nơi đây. Vậy là quyền sinh, quyền sát trong tay, muốn cho ai sống thì sống, muốn cho ai chết thì chết, hoặc tàn nhẫn hơn thì có kẻ còn sống không bằng chết. Cơn ghen ấy trở thành hiểm họa, bàn đạp để đẩy Chí lao vào guồng quay của sự tha hóa. Mà trước hết là tha hóa về nhân hình.

   Nhà tù thực dân đã nhanh chóng biến anh Chí ngày nào trở thành một tên côn đồ, một tên lưu manh ngay từ dáng vẻ bên ngoài. Chính nhà văn Nam Cao phải hai lần thốt lên trông gớm chết khi miêu tả bộ dạng của anh ta sau bảy, tám năm ở tù về. Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mắt gườm gườm, cái mặt rất cơng cơng, mặc cái áo tây vàng, cái quần nái đen, ngực và cánh tay trạm trổ đầy những ông tướng cầm chùy… Người ta không còn nhận ra anh canh điền hiền lành, lương thiện ngày nào nữa. Nhưng đã là gì, dáng vẻ ấy còn chưa khiến họ cảm thấy bắt đầu sợ Chí, kinh hãi Chí và hoàn toàn xa lánh Chí cho đến khi hắn dần dần có những hành động mất hết nhân tính.

   Mới ở tù về mà hắn đã ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều. Và rồi từ đấy, ngày nào người ta cũng thấy hắn say. Chí làm náo loạn cả làng Vũ Đại với những trận say điên cuồng, lảo đảo xách chai đến nhà Bá Kiến mà chửi bới, mà ăn vạ. Hành động uống rượu say đã đẩy hắn đi xa hơn người ta tưởng. Ban đầu Chí chỉ làm trong vô thức, say để chửi Bá Kiến nhưng dần dần say để vòi vĩnh, để đòi lợi ích cho bản thân. Muốn vậy Chí tình nguyện biến mình trở thành tay sai cho Bá Kiến. Bao nhiêu gia đình tan hoang bởi Chí, máu cũng đã đổ, Chí đã trở nên ngang ngược, hung hãn trong những cơn say triền miên. Chẳng biết tự lúc nào Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ. Từ việc bị đẩy nhưng rồi Chí tự trượt dài trên cái dốc của sự tha hóa. Chí mất hết tính người và người làng Vũ Đại cũng chẳng ai coi Chí là người. Chí trở thành Chí Phèo – một phần thừa thãi, bỏ đi của xã hội. Vậy nên những gì Chí Phèo làm ngay từ khi mở đầu tác phẩm đó là chửi nhưng cũng chẳng ai thèm đáp trả. Tiếng hắn chửi cũng chỉ như tiếng những con vật bình thường của cuộc sống, chẳng ai buồn nghe, buồn đáp lại.

   Đó cũng là lúc Chí đã hoàn toàn rơi xuống vực sâu của sự tha hóa. Nỗi cô độc tuyệt cùng ấy Chí không thể giải tỏa được cùng ai, Chí đã bị đẩy ra khỏi thế giới loài người, ra ngoài rìa của xã hội. Sự tha hóa của Chí là một sự phản ánh chân thực, nghiệt ngã nhất về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đồng thời cũng là lời tố cáo mạnh mẽ những kẻ tàn nhẫn, độc ác đã cố tình đẩy Chí và lợi dụng Chí để biến anh thành con quỷ của làng Vũ Đại. Chân dung ấy của anh chính là hiện thân cho nỗi thống khổ lớn nhất của người nông dân trong xã hội lúc bây giờ.

   Nhưng dưới ngòi bút nhân đạo của Nam Cao, Chí Phèo không hề đơn độc. Trong cơn cùng cực của cuộc đời, Chí được nhà văn khơi dậy phần người ít ỏi còn sót lại. Tiếng chửi trong hình hài của con quỷ dữ ấy ẩn chứa những thèm khát vô cùng được trở về thế giới loài người. Đó là tiếng gào thét của một con người đã chót bán linh hồn cho quỷ dữ. Nam Cao như đồng cảm, thấu hiểu điều ấy dù giọng văn có phần sắc lạnh. Đây chính là căn nguyên để Chí hoàn toàn thức tỉnh, trỗi dậy khát vọng hoàn lương sau cái đêm định mệnh gặp Thị Nở. Thực chất bản tính lương thiện của Chí không hề mất đi, mà nó chỉ tạm thời bị vùi sâu, âm ỉ. Nếu không còn nhân tính, Chí chẳng thể nhận ra một cuộc đời đắng cay với quá khứ tưởng như bình yên mà đầy nhục nhã, với hiện tại già nua, cô độc và với tương lai mờ mịt, đáng sợ bởi sự cô độc. Chí cũng chẳng thể nghe được những âm thanh, cảm nhận được những hương vị của cuộc sống nếu vẫn cứ triền miên trong những cơn say. Chí càng không thể cảm nhận được vị ngon của tình người qua bát cháo hành… Bao cảm xúc, suy tư của một con người lại trỗi dậy, Chí ao ước, khao khát được quay về xã hội bằng phẳng của loài người. Rồi ngay cả khi niềm hi vọng ngắn ngủi ấy nhanh chóng bị dập tắt bởi định kiến, Chí vẫn mơ tưởng. Hành động đòi lương thiện, đòi xóa những mảnh chai trên mặt trước Bá Kiến là một việc làm đầy dũng cảm. Không phải là con người sao Chí dám dõng dạc mà cất tiếng như thế. Thực chất, đó là nỗi đau của đời Chí. Bi kịch không được làm người đẩy Chí đến một hành vi quả quyết, giết kẻ thù và tự kết liễu đời mình. Đó là cách duy nhất Chí có thể làm lúc này để minh chứng cho khát vọng làm người của anh là có thật. Đây không phải là hành vi của một con quỷ, mà đó là sự bế tắc, đau đớn không có sự lựa chọn nào khác của một con người. Phần nhân tính của Chí đã trỗi dậy mạnh mẽ, Chí đã hồi sinh.

   Quá trình tha hóa của Chí Phèo là bước miêu tả quá chân thực về số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945. Từ một người nông dân hiền lành, chất phác, Chí biến thành một con quỷ của làng Vũ Đại. Đó là tiếng chuông tiếp tục cảnh tỉnh con người về một xã hội tàn nhẫn, bất công và vô nhân đạo. Nhưng Nam Cao đã để ngòi bút chan chứa tình yêu thương của mình khai thác, khám phá và khẳng định bản chất lương thiện trong con người anh. Dù Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời, nhưng chắc chắn người ta đã cảm thông, đã tin về phần nhân tính vẫn còn trong con người anh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×